Giá dầu châu Á tăng trước thềm hội nghị EU về lệnh trừng phạt Nga
Giá dầu châu Á tăng lên mức cao nhất trong hai tháng qua trong phiên giao dịch sáng 30/5 khi các nhà giao dịch chờ xem liệu Liên minh châu Âu (EU) có đạt được thỏa thuận cấm mua dầu của Nga hay không trước thềm hội nghị thượng đỉnh bất thường nhằm thảo luận về gói trừng phạt thứ sáu đối với Nga.
![]() |
Bơm xăng cho phương tiện tại một trạm xăng. (Ảnh: THX/TTXVN) |
Giá dầu thô Brent giao kỳ hạn tăng 46 xu Mỹ (0,4%) lên 119,89 USD/thùng vào lúc 08 giờ 11 phút (giờ Việt Nam), trong khi giá dầu ngọt nhẹ Mỹ (WTI) giao kỳ hạn tăng 60 xu Mỹ (0,5%) lên 115,67 USD/thùng, tiếp tục đà tăng từ tuần trước.
EU sẽ nhóm họp vào ngày 30-31/5 để thảo luận về gói trừng phạt thứ sáu chống lại Nga vì cuộc khủng hoảng Ukraine. Bất kỳ lệnh cấm nào nữa đối với dầu mỏ của Nga sẽ thắt chặt thị trường dầu thô vốn đã căng thẳng về nguồn cung trong bối cảnh nhu cầu xăng, dầu diesel và nhiên liệu máy bay tăng mạnh khi nhu cầu đi du lịch Hè tăng mạnh ở Mỹ và châu Âu.
Khẳng định sự thắt chặt của thị trường, Tổ chức các Nước xuất khẩu dầu mỏ và các đối tác bao gồm Nga gọi là (OPEC+) sẽ từ chối lời kêu gọi của phương Tây nhằm tăng tốc bổ sung sản lượng dầu trong cuộc họp vào ngày 2/6. Họ sẽ bám sát kế hoạch tăng 432.000 thùng dầu mỗi ngày vào tháng Bảy, các nguồn tin cho biết.
Thị trường dầu cũng nóng lên sau khi Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC) ngày 27/5 thông báo đã giữ 2 tàu chở dầu của Hy Lạp tại Vùng Vịnh. Các nhà phân tích của ANZ Research cho biết, điều này làm dấy lên lo ngại về sự gián đoạn hơn nữa đối với “dòng chảy” của dầu qua eo biển Hormuz, nơi 1/3 lượng dầu của thế giới đi qua.
Giá dầu cũng được hỗ trợ bởi sự giảm giá của đồng USD khi các nhà đầu tư giảm bớt kỳ vọng về việc Mỹ tăng mạnh lãi suất và những lo ngại về một cuộc suy thoái toàn cầu giảm dầnt. Đồng USD yếu khiến dầu trở nên ít đắt hơn đối với các nhà nhập khẩu nắm giữ các loại tiền tệ khác./.
Tin mới cập nhật

'Chìa khóa' để doanh nghiệp Việt bứt phá trong hội nhập

Việt Nam-Singapore nâng cấp quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện

Kim ngạch nhập khẩu của Argentina từ Việt Nam tăng 206%

Thách thức bủa vây, làm gì để xuất khẩu gỗ đạt 18 tỷ USD?

Các nước có quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện với Việt Nam

Tăng hiệu quả hợp tác quốc tế trong lĩnh vực hóa chất

Việt Nam xuất siêu gấp đôi sang thị trường CPTPP

Hợp tác kinh tế Việt Nam - Lào chuyển biến tích cực

Kim ngạch thương mại Việt Nam-Campuchia ước đạt 10 tỷ USD

Doanh nghiệp Việt Nam cần chuyển đổi xanh để hàng hóa có cơ hội vào thị trường New Zealand
Tin khác

Thương mại Việt Nam - Nhật Bản: Tận dụng tối đa lợi thế từ các FTA song phương, đa phương

Tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Tận dụng hệ sinh thái hiệp định thương mại tự do tăng xuất khẩu dệt may

Hệ sinh thái tận dụng FTA là sự sáng tạo, ‘làn gió mới’ trong tận dụng ưu đãi từ các FTA

Chiến dịch ANNEX trao đổi thông tin hải quan tăng cường kiểm soát phòng, chống ma túy

Chuyên gia nhận định về kịch bản kinh tế của Việt Nam sau bầu cử Tổng thống Hoa Kỳ

Tận dụng các FTA ngành cà phê: Chìa khóa ‘vàng’ để doanh nghiệp Việt mở cửa xuất khẩu

Giải pháp nào để sản phẩm thương hiệu Việt định vị tại 'sân chơi' ngoại?

Doanh nghiệp Đức tiếp tục mở rộng đầu tư và cam kết phát triển bền vững tại Việt Nam

Tăng khả năng cạnh tranh cho hàng nông sản: Chuyển mạnh xuất khẩu từ thô sang tinh
Đọc nhiều

Nhận định chứng khoán 24/4: Hạn chế mua đuổi cổ phiếu

Nhận định chứng khoán 23/4: Mở thêm vị thế mua mới

Nhận định chứng khoán 21/4: Cân nhắc giải ngân từng phần

Nở rộ trào lưu 'cà phê yêu nước' dịp 30/4

Nhận định chứng khoán 22/4: Nhịp hồi phục quay lại

Hành khách đi máy bay dịp lễ 30/4-1/5 cần lưu ý gì?

Honda Việt Nam nhận giải thưởng Rồng Vàng 2025: Hướng trọng tâm vào phát triển xanh

Trái phiếu doanh nghiệp đối mặt áp lực đáo hạn tăng

Quý I/2025, xuất nhập khẩu cả nước đạt hơn 202 tỷ USD
