Doanh nghiệp dệt may ứng phó với tình trạng thiếu đơn hàng

Nhiều doanh nghiệp dệt may dự báo nhu cầu thấp của năm 2023 có thể sẽ kéo dài sang năm 2024.
Doanh nghiệp dệt may tìm cách ứng phó khi thị trường và đơn hàng giảm Kim ngạch xuất khẩu tăng dần, ngành dệt may đã bớt khó?

Các doanh nghiệp dệt may Việt Nam cần tăng cường phát triển theo chiều sâu, tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng dệt may toàn cầu, đặc biệt tập trung vào những công đoạn mang lại giá trị gia tăng cao.

Công nhân may làm việc tại Công ty TNHH May mặc Dony, xã Vĩnh Lộc A, huyện Bình Chánh, Thành phố Hồ Chí Minh.
Công nhân may làm việc tại Công ty TNHH May mặc Dony, xã Vĩnh Lộc A, huyện Bình Chánh, Thành phố Hồ Chí Minh.

Bởi lẽ, động lực tăng trưởng cho ngành này chưa thực sự rõ ràng, tổng cầu có thể chỉ tăng theo mức tăng tự nhiên hàng năm theo các mùa lễ hội cuối năm.

Trước khó khăn này, các doanh nghiệp đã chuẩn bị chiến lược phát triển cho riêng mình.

Chưa hết khó khăn

Theo thông tin từ Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS), tổng cầu dệt may thế giới năm nay có khả năng giảm từ 8-10%, do vậy, ngành dệt may Việt Nam còn khó khăn ít nhất đến hết năm nay và sang đầu năm 2024. Dự báo, xuất khẩu dệt may Việt Nam năm nay chỉ có thể đạt trên dưới 40 tỷ USD, giảm khoảng 9-10% so với năm 2022.

Tuy nhiên, VITAS cũng “hé lộ” những tín hiệu tích cực của sự phục hồi khi gần đây, đối tác từ châu Âu, Đông Bắc Á, Đông Nam Á… đến tìm hiểu sản phẩm may mặc có xu hướng tăng nhanh so với các tháng trước đó.

Ông Vũ Đức Giang, Chủ tịch VITAS nhận định: sự suy giảm về kim ngạch xuất khẩu và thị phần dệt may của Việt Nam, ngoài lý do khách quan về sự ảm đạm của thị trường chung, xu hướng chuyển dịch đơn hàng sang các nước có lợi thế về mặt địa lý, còn do năng lực cạnh tranh ngành dệt may Việt Nam bị suy giảm.

Dệt may Việt Nam gặp khó khăn hơn trước những đòi hỏi khắt khe từ các nhãn hàng như chất lượng cao hơn, đòi hỏi tuân thủ các chính sách như phát triển bền vững.

Theo Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex), số liệu cho thấy, kim ngạch xuất khẩu dệt may của Việt Nam trong tháng 7/2023 đạt 3,81 tỷ USD, giảm 9,4% so với cùng kỳ, tăng 6,2% so với tháng 6/2023. Lũy kế 7 tháng năm 2023, xuất khẩu dệt may đạt 22,5 tỷ USD, giảm 15,9% so với cùng kỳ 2022.

Dự báo về thị trường, ông Vương Đức Anh, Chánh Văn Phòng HĐQT Vinatex cũng cho rằng, thị trường những tháng cuối năm 2023 chưa có động lực tăng, tổng cầu có thể chỉ tăng theo mức tăng tự nhiên hàng năm với các mùa lễ hội cuối năm.

Với thị trường Mỹ, nhập khẩu hàng may mặc của Mỹ 6 tháng cuối năm dự kiến tăng 10% so với 6 tháng đầu năm, đưa cả năm 2023 kim ngạch nhập khẩu hàng may mặc của thị trường này đạt 80 tỷ USD (giảm 20% so với năm 2022).

Với thị trường Nhật, có thể tiếp tục đà tăng của 6 tháng đầu năm, tuy nhiên có thể bị tác động giảm giá 5-7% so đồng Yên tiếp tục mất giá theo như dự báo của JP Morgan.

Chủ tịch Hội đồng Quản trị, Tổng Giám đốc Công ty cổ phần M2 Việt Nam (Thời trang M2) Nguyễn Hải Đường cho biết, sự sụt giảm đơn hàng từ các thị trường chính như Mỹ, EU đã ảnh hưởng đến xuất khẩu của ngành dệt may Việt Nam.

Dự báo tình hình sản xuất, xuất khẩu sẽ cải thiện dần nhưng khó khăn vẫn sẽ còn kéo dài hết năm 2023, thậm chí sang đầu năm 2024, do nhiều doanh nghiệp đến nay chưa đủ đơn hàng cho quý 3 và 4.

Bên cạnh việc thiếu đơn hàng, chấp nhận các đơn hàng không phải thế mạnh, các doanh nghiệp còn phải đối mặt với khó khăn do đơn giá giảm sâu, thậm chí giảm đến trên 50%.

Thị trường những tháng cuối năm tuy chưa có dấu hiệu khởi sắc hơn, nhưng nhiều doanh nghiệp nhận định, thời điểm xấu nhất của dệt may đã đi qua.

Để đón đầu xu hướng phát triển mới, doanh nghiệp cần chủ động về nguồn lực, tài chính, tăng cường quản trị cũng như tiết giảm tối đa các khoản chi phí... nhằm nâng cao sức cạnh tranh.

Ứng phó ra sao?

Theo ông Nguyễn Hải Đường, Tổng Giám đốc M2, để tránh phụ thuộc vào đơn hàng xuất khẩu, doanh nghiệp hướng đến đẩy mạnh kích cầu tiêu dùng nội địa, mở rộng thị trường trong nước, nhằm thúc đẩy sản xuất, kinh doanh, tháo gỡ khó khăn cho cho chính mình, khôi phục tăng trưởng kinh tế…

Sản xuất tơ sợi cho ngành dệt may tại huyện Bình Chánh, Thành phố Hồ Chí Minh. (Ảnh: Hồng Đạt/TTXVN)

“Thị trường trong nước với sức mua 100 triệu dân là bệ đỡ giúp doanh nghiệp dệt may duy trì sản xuất kinh doanh. Ngoài Nhà máy M2F Tiên Lãng phục vụ đơn hàng xuất khẩu đi Mỹ, Đức, chúng tôi cũng tăng cường các mặt hàng cho thị trường nội địa... Tuy nhiên, thời điểm này, doanh nghiệp chấp nhận bỏ lợi nhuận để giữ chân lao động, đảm bảo thu nhập khoảng 7 triệu đồng/người/tháng, sẵn sàng nguồn nhân lực đón sóng hồi phục,” ông Nguyễn Hải Đường cho hay.

Cùng với M2F, dự tính thời gian tới, doanh nghiệp này sẽ hoàn tất xây dựng nhà máy tại Thái Bình để đón đầu cơ hội khi các đơn hàng đúng vào mùa vụ. Hiện đang có 2 khách hàng Nhật Bản và tiến tới là Hàn Quốc bởi thị trường châu Á ít ảnh hưởng hơn so với châu Âu do các xung đột chính trị.

Bên cạnh tình trạng thiếu đơn hàng, nhiều doanh nghiệp dệt may bị thu hẹp lợi nhuận do đơn giá giảm sâu. Song để duy trì sản xuất, giữ được mối làm ăn, họ vẫn phải chấp nhận dù hàng sản xuất ra không mang về lợi nhuận.

Theo xu hướng hiện nay, chuỗi cung ứng dệt may thế giới đang dần ổn định trở lại với các đặc điểm mới như: giá gia công ở mức thấp; đơn hàng nhỏ lẻ, yêu cầu kỹ thuật và chất lượng sản phẩm khắt khe, thời gian giao hàng nhanh. Cùng đó là các yêu cầu về sử dụng nguyên liệu xanh, nguyên liệu tái chế,...

Tổng Giám đốc Vinatex Cao Hữu Hiếu khẳng định, bản thân doanh nghiệp phải điều tiết linh hoạt theo nhu cầu thị trường và khách hàng.

Trong giai đoạn hiện nay, tập đoàn đang tập trung vào các nhóm giải pháp trọng tâm như hình thành và thúc đẩy hoạt động của các ban sản xuất, kinh doanh sợi-vải-may-gia dụng nhằm tận dụng kinh nghiệm của các đơn vị tốt hỗ trợ các đơn vị yếu cải thiện hoạt động, hiệu quả sản xuất.

Bên cạnh đó, tăng cường chức năng điều phối, kết nối giữa các ban sản xuất, kinh doanh để nhanh chóng hình thành chuỗi sản xuất cũng như xây dựng trung tâm phát triển sản phẩm và kinh doanh hàng thời trang của tập đoàn.

Đồng thời, phát triển các trung tâm dịch vụ, các giải pháp quản trị dùng chung giữa các đơn vị thuộc cùng một địa bàn nhằm tận dụng tối đa mọi nguồn lực, tránh lãng phí, dàn trải; tập trung nghiên cứu các giải pháp công nghệ sản xuất xanh; phát triển sản phẩm mới có sử dụng nguyên liệu xanh, nguyên liệu tái chế,...

Chủ tịch VITAS Vũ Đức Giang cho biết, để đáp ứng tiêu chuẩn xanh cho xuất khẩu, hiệp hội đặt mục tiêu xanh hóa với kế hoạch đến năm 2023, giảm 15% tiêu thụ năng lượng, 20% tiêu thụ nước; đến năm 2030, chuyển đổi xanh hóa ngành dệt may Việt Nam, đồng thời xây dựng được 30 thương hiệu mang tầm quốc tế.

Để tăng uy tín trên thị trường quốc tế, thu hút các đơn hàng, đảm bảo xuất khẩu bền vững, đại diện Bộ Công Thương cho hay, các doanh nghiệp dệt may Việt Nam cần tăng cường phát triển theo chiều sâu, tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng dệt may toàn cầu, đặc biệt tập trung vào những công đoạn mang lại giá trị gia tăng cao như thiết kế, sản xuất nguyên phụ liệu đầu vào, chứ không đơn thuần chủ yếu gia công như hiện nay…/.

Theo TTXVN

Tin mới cập nhật

Vì sao xuất khẩu rau quả đang ‘gặp khó’?

Vì sao xuất khẩu rau quả đang ‘gặp khó’?

Tình trạng kiểm soát chất lượng gắt gao từ Trung Quốc đang tạo ra những trở ngại lớn đối với ngành xuất khẩu rau quả Việt Nam.
10 thị trường xuất khẩu hạt tiêu chủ lực của Việt Nam

10 thị trường xuất khẩu hạt tiêu chủ lực của Việt Nam

Hai tháng đầu năm 2024, xuất khẩu hạt tiêu của Việt Nam trị giá đạt 184,4 triệu USD, tăng 48,5% so với cùng kỳ năm 2024.
Việt Nam là nguồn cung hồ tiêu lớn nhất tại Đức

Việt Nam là nguồn cung hồ tiêu lớn nhất tại Đức

Việt Nam là nguồn cung hồ tiêu lớn nhất tại Đức, chiếm 63,2% về lượng và 60,8% về trị giá, tăng 53,6% về lượng và 49,9% về trị giá so với mức tỷ trọng năm 2023.
Kênh bán lẻ hiện đại: Đầu ra bền vững cho rau quả

Kênh bán lẻ hiện đại: Đầu ra bền vững cho rau quả

Nâng cao năng lực tiếp cận thị trường bán lẻ hiện đại là kênh quan trọng giúp gia tăng giá trị, mở rộng đầu ra bền vững cho ngành rau quả Việt Nam.
2 tháng đầu năm, xuất khẩu phân bón của Việt Nam giảm nhẹ

2 tháng đầu năm, xuất khẩu phân bón của Việt Nam giảm nhẹ

2 tháng đầu năm 2025, xuất khẩu phân bón đạt 334.152 tấn, trị giá 134,46 triệu USD, giảm 5,1% về lượng, giảm 7,5% về kim ngạch so với 2 tháng đầu năm 2024.
Việt Nam nhập khẩu hơn 74 nghìn tấn thịt trong tháng 1/2025

Việt Nam nhập khẩu hơn 74 nghìn tấn thịt trong tháng 1/2025

Tháng 01/2025, Việt Nam nhập khẩu 74,45 nghìn tấn thịt và các sản phẩm từ thịt, trị giá 156,68 triệu USD, tăng 8,2% về lượng và 13,4% về trị giá so cùng kỳ.
Thông tin mới về thủ tục cấp giấy chứng nhận thực phẩm xuất khẩu

Thông tin mới về thủ tục cấp giấy chứng nhận thực phẩm xuất khẩu

Bộ Y tế vừa ban hành Thông tư số 08/2025 quy định hồ sơ, thủ tục cấp giấy chứng nhận đối với thực phẩm xuất khẩu thuộc phạm vi quản lý của Bộ Y tế.
Xuất khẩu 400.000 tấn sắn trong tháng hai năm 2025

Xuất khẩu 400.000 tấn sắn trong tháng hai năm 2025

Tháng 2/2025, cả nước xuất khẩu khoảng 400 nghìn tấn sắn và các sản phẩm từ sắn, trị giá 128 triệu USD tăng 90,7% về lượng và tăng 36,5% về trị giá so cùng kỳ.
Hồng Kông (Trung Quốc) chiếm 69,4% xuất khẩu thịt của Việt Nam

Hồng Kông (Trung Quốc) chiếm 69,4% xuất khẩu thịt của Việt Nam

Tháng 1/2025, Hồng Kông (Trung Quốc) là thị trường xuất khẩu thịt và các sản phẩm thịt lớn nhất của Việt Nam, đạt 861,6 tấn, trị giá 6,22 triệu USD.
Việt Nam thu về 425 triệu USD từ xuất khẩu hạt điều

Việt Nam thu về 425 triệu USD từ xuất khẩu hạt điều

2 tháng đầu năm 2025, Việt Nam xuất khẩu hạt điều đạt 62 nghìn tấn, trị giá 425 triệu USD, giảm 31,8% về lượng và giảm 13,7% về trị giá so với cùng kỳ năm 2024.

Tin khác

Tháng 1/2025, xuất khẩu cua của Việt Nam đạt 19 triệu USD

Tháng 1/2025, xuất khẩu cua của Việt Nam đạt 19 triệu USD

Tháng 1/2025, xuất khẩu cua của Việt Nam sang Trung Quốc ghi nhận mức tăng trưởng đột biến, gấp 12 lần so với cùng kỳ năm ngoái và đạt 19 triệu USD.
Xuất khẩu tôm tăng 30,8% so với cùng kỳ

Xuất khẩu tôm tăng 30,8% so với cùng kỳ

Hai tháng đầu năm 2025, kim ngạch xuất khẩu tôm của cả nước đạt 542,387 triệu USD, tăng trưởng 30,8%.
Tháng 1/2025, xuất khẩu tiêu đen của Việt Nam đạt 7.600 tấn

Tháng 1/2025, xuất khẩu tiêu đen của Việt Nam đạt 7.600 tấn

Tháng 01/2025, xuất khẩu tiêu đen của Việt Nam đạt 7.639 tấn, kim ngạch xấp xỉ 50 nghìn USD, giảm 35,4% về lượng nhưng tăng 12,8% về trị giá so với cùng kỳ.
Giá cà phê xuất khẩu tăng phi mã, đạt hơn 5.500 USD/tấn

Giá cà phê xuất khẩu tăng phi mã, đạt hơn 5.500 USD/tấn

Hai tháng đầu năm 2025 giá cà phê xuất khẩu bình quân ước đạt 5.574 USD/tấn, tăng 76,3% so với cùng kỳ năm 2024.
Nhập khẩu hạt điều của Việt Nam từ Tanzania tăng mạnh

Nhập khẩu hạt điều của Việt Nam từ Tanzania tăng mạnh

Tanzania là nhà cung cấp hạt điều lớn nhất cho Việt Nam với 48 nghìn tấn, trị giá hơn 88 triệu USD, tăng 113% về lượng và tăng 200% về trị giá so cùng kỳ.
Hồ tiêu hướng tới giá trị xuất khẩu 1,5 tỷ USD

Hồ tiêu hướng tới giá trị xuất khẩu 1,5 tỷ USD

Với những tín hiệu tích cực từ thị trường, ngành hồ tiêu Việt Nam được kỳ vọng sẽ tiếp tục duy trì đà tăng trưởng trong thời gian tới.
Giá cà phê biến động: Doanh nghiệp xuất khẩu ứng phó sao?

Giá cà phê biến động: Doanh nghiệp xuất khẩu ứng phó sao?

Giá cà phê trên thị trường thế giới đang trải qua giai đoạn biến động mạnh, gây ra nhiều khó khăn cho người trồng và doanh nghiệp xuất khẩu.
Việt Nam là nguồn cung hồ tiêu lớn nhất tại Mỹ

Việt Nam là nguồn cung hồ tiêu lớn nhất tại Mỹ

Việt Nam là nguồn cung hồ tiêu lớn nhất cho thị trường Mỹ đạt 75.602 tấn, trị giá 403,5 triệu USD, tăng 41,7% về lượng và tăng 72,3% về trị giá so với năm 2023.
Doanh nghiệp xuất khẩu sầu riêng làm gì khi siết kiểm định?

Doanh nghiệp xuất khẩu sầu riêng làm gì khi siết kiểm định?

Trung Quốc yêu cầu xuất khẩu sầu riêng phải có giấy kiểm định chất vàng O, đây là yêu cầu mà các doanh nghiệp cần phải tuân thủ và đưa ra giải pháp phù hợp.
Xuất khẩu sang Singapore: Doanh nghiệp lưu ý quy định mới

Xuất khẩu sang Singapore: Doanh nghiệp lưu ý quy định mới

Ngay từ những ngày đầu của năm, Thương vụ Việt Nam tại Singapore đã cập nhật thông tin mới về chính sách xuất nhập khẩu mới của quốc gia sở tại và khuyến nghị.

Đọc nhiều

Shopee và TikTok Shop đồng loạt tăng phí: Nhà nhà lao đao

Shopee và TikTok Shop đồng loạt tăng phí: Nhà nhà lao đao

Từ ngày 1/4, hai sàn thương mại điện tử Shopee và TikTok Shop đồng loạt tăng phí khiến nhiều nhà bán hàng khó khăn, áp lực.
Infographic |Điểm mới trong quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng

Infographic |Điểm mới trong quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng

Bộ Giáo dục và Đào tạo dự kiến nhiều điểm mới trong tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2025.
Xu hướng đầu tư bất động sản nào 'lên ngôi' trước sáp nhập tỉnh?

Xu hướng đầu tư bất động sản nào 'lên ngôi' trước sáp nhập tỉnh?

Thông tin về việc sáp nhập tỉnh đã tạo ra biến động đáng chú ý trên thị trường bất động sản. Vậy, phân khúc nào đang dẫn dắt thị trường?
Infographic | Trường hợp được hỗ trợ đóng bảo hiểm y tế từ 1/7/2025

Infographic | Trường hợp được hỗ trợ đóng bảo hiểm y tế từ 1/7/2025

Theo Luật sửa đổi, bổ sung Luật Bảo hiểm y tế 2024, số 51/2024/QH15 đã được Quốc hội thông qua, từ 1/7/2025, thêm 4 trường hợp được hỗ trợ mức đóng BHYT.
Thị trường xe máy: Giá giảm, cạnh tranh khốc liệt

Thị trường xe máy: Giá giảm, cạnh tranh khốc liệt

Thị trường xe máy Việt Nam đang có những chuyển biến đáng chú ý, đặc biệt là xu hướng giảm giá rõ rệt ở nhiều dòng xe, từ xe tay ga cao cấp đến xe số phổ thông.
Chuyên gia thuế: Gia hạn thuế tiêu thụ đặc biệt là 'cú hích' cho ngành ô tô

Chuyên gia thuế: Gia hạn thuế tiêu thụ đặc biệt là 'cú hích' cho ngành ô tô

Theo chuyên gia thuế, dự thảo Nghị định gia hạn thuế tiêu thụ đặc biệt đối với ô tô sản xuất hoặc lắp ráp trong nước 2025 sẽ tạo cú hích cho doanh nghiệp.
Doanh nghiệp đầu tư cụm công nghiệp kiến nghị gì với tỉnh Thanh Hóa?

Doanh nghiệp đầu tư cụm công nghiệp kiến nghị gì với tỉnh Thanh Hóa?

Các doanh nghiệp đầu tư cụm công nghiệp tại tỉnh Thanh Hóa đã kiến nghị nhiều nội dung với lãnh đạo tỉnh Thanh Hóa nhằm tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc.
Tin mới nhất về đánh thuế tài sản thừa kế của giới siêu giàu

Tin mới nhất về đánh thuế tài sản thừa kế của giới siêu giàu

Nhóm người siêu giàu chiếm số ít nhưng lại nắm phần lớn tài sản trong xã hội. Vì vậy có thể xem xét áp dụng mức thuế suất 15-20% với tài sản thừa kế lớn.
Nhận định chứng khoán 17/3: Hạn chế mua mới

Nhận định chứng khoán 17/3: Hạn chế mua mới

Các chuyên gia chứng khoán khuyến nghị, hạn chế việc mua mới mà kiên nhẫn chờ đợi nhịp chỉnh về vùng hỗ trợ trên thì mới mạnh tay quay trở lại vị thế mua ròng.
Nhận định chứng khoán 18/3: Cân nhắc giải ngân

Nhận định chứng khoán 18/3: Cân nhắc giải ngân

Các chuyên gia chứng khoán khuyến nghị, có thể cân nhắc giải ngân vào các cổ phiếu vốn hóa lớn với nền tảng cơ bản vững mạnh và triển vọng kinh doanh tích cực.
Phiên bản di động