Thừa Thiên Huế: Công nhận thêm 2 nghề truyền thống

11:03 | 27/11/2024 In bài biết
Tỉnh Thừa Thiên Huế vừa ban hành quyết định công nhận nghề rèn Bao Vinh và nghề Mứt gừng Kim Long thuộc thành phố Huế là nghề truyền thống
Thừa Thiên Huế: Hình thành 3 hành lang kinh tế trọng điểm giai đoạn 2021 – 2030 Doanh nghiệp nhỏ và vừa gặp khó từ nguồn hỗ trợ ngân sách Thừa Thiên Huế: Giải thể Quỹ Bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa

Ngày 26/11/2024, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành Quyết định số 3040/QĐ-UBND và 3041/QĐ-UBND công nhận nghề rèn Bao Vinh, phường Hương Vinh, thành phố Huế và nghề Mứt gừng Kim Long, phường Kim Long, thành phố Huế là nghề truyền thống tỉnh Thừa Thiên Huế.

Thừa Thiên Huế: Công nhận thêm 2 nghề truyền thống
Mứt gừng Kim Long được rim thủ công nên vị rất thơm ngon

Nghề mứt gừng Kim Long là nghề đặc trưng, nổi tiếng của Huế, đã xuất hiện, tồn tại hàng trăm năm gắn liền với cuộc sống của người dân Huế từ thời nhà Nguyễn đến nay, trong đó Kim Long là địa danh ký ức lịch sử gắn liền với nghề này, với nguyên liệu đặc trưng gừng Ngã 3 Tuần. Là món mứt bánh dâng cúng tổ tiên, và là món mứt bánh không thể thiếu trong ngày tết, văn hóa Huế. Hiện nay, nghề vẫn đang phát triển.

Nghề rèn Bao Vinh là nghề có từ lâu đời, nguồn gốc từ làng Hiền Lương vốn nổi tiếng với nghề rèn, nghề sắt truyền thống nhiều đời trước. Người dân bắt đầu di cư vào đây đã hơn 100 năm nay, lâu ngày dần hình thành xóm chuyên "rèn" sản xuất các vật dụng, dụng cụ phục vụ cho đời sống cũng như hoạt động sản xuất nông nghiệp của người dân nơi đây. Đến nay, phải hơn 100 năm nghề làm rèn đã gắn với đời sống văn hóa của tổ dân phố Bao Vinh thuộc phường Hương Vinh, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế tồn tại cho đến nay.

Qua thống kê, hiện tỉnh Thừa Thiên Huế Huế có 86 làng nghề, 57 nghề truyền thống hoạt động riêng lẻ, được phân bố trên 123 địa điểm có nghề hoạt động theo địa bàn cấp huyện. Trong đó, đã công nhận 7 nghề truyền thống, 10 làng nghề và 20 làng nghề truyền thống tại 8/9 huyện, thị xã, thành phố.

Ngoài 37 nghề, làng nghề, làng nghề truyền thống đã được công nhận vẫn đang phát triển, có khoảng 12 làng nghề cũng đang trên đà phát triển, chiếm khoảng 57% tổng số nghề, làng nghề truyền thống.

Số lượng nghệ nhân trong các nghề và làng nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh đã được Nhà nước công nhận là 41 người; thành phố Huế có 31 nghệ nhân (3 Nghệ nhân nhân dân; 10 nghệ nhân ưu tú và 18 nghệ nhân cấp tỉnh).

Nguyễn Tuấn

Chuyên trang kinh tế Việt Nam của Báo Công Thương

Cơ quan ngôn luận của Bộ Công Thương

Tổng biên tập: Nguyễn Văn Minh

Phó tổng biên tập: Nguyễn Tiến Cường

® Giấy phép hoạt động Chuyên trang của Báo điện tử số 18/GP-CBC do Cục Báo chí - Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 9/8/2023

Tòa soạn: Tầng 10-11, Tòa nhà Bộ Công Thương, số 655 Phạm Văn Đồng, Bắc Từ Liêm, Hà Nội.

Hotline: 0866.59.4498

Tel: 024.936.6400 - Fax: 024.936.6402

Email: [email protected]

Bản quyền thuộc về Báo Công Thương. Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản.

Đường dẫn bài viết: https://kinhte.congthuong.vn/thua-thien-hue-cong-nhan-them-2-nghe-truyen-thong-361137.html