Hai điều trong Luật Đất đai 2024 chính thức có hiệu lực từ hôm nay

12:27 | 01/04/2024 In bài biết
Từ 1/1/2025, Luật Đất đai 2024 mới chính thức có hiệu lực , tuy nhiên, đáng chú ý, Điều 190 và Điều 248 của Luật đã có hiệu lực thi hành từ ngày 1/4.
4 phương pháp định giá đất trong Luật Đất đai 2024 Điểm nổi bật trong Luật Đất đai mới: Việt kiều được trực tiếp đứng tên bất động sản ở Việt Nam Luật Đất đai (sửa đổi) sẽ giúp đất đai thành nguồn lực phát triển bền vững

Theo đó, Điều 190 (Hoạt động lấn biển) và Điều 248 (Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Lâm nghiệp số 16/2017/QH14 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 16/2023/QH15) của Luật đất đai 2024 sẽ được áp dụng và thi hành ngay từ hôm nay (1/4).

Luật Đất đai 2024: Cần chú ý hai Điều có hiệu lực từ hôm nay 1/4
Điều 190 và Điều 248 có hiệu lực bắt đầu từ ngày 1/4. Ảnh: VGP

Cụ thể, tại Điều 190, Nhà nước khuyến khích tổ chức, cá nhân sử dụng vốn, kỹ thuật, công nghệ thực hiện các hoạt động lấn biển; có chính sách hỗ trợ, ưu đãi cho nhà đầu tư thực hiện hoạt động lấn biển theo quy định của pháp luật.

Bên cạnh đó, hoạt động lấn biển phải tuân thủ các nguyên tắc: Bảo đảm quốc phòng, an ninh, chủ quyền, phù hợp với quy định của luật; bảo đảm phát triển bền vững, đa dạng sinh học, các yếu tố tự nhiên, tác động của thiên tai; phù hợp với quy hoạch tỉnh hoặc quy hoạch sử dụng đất cấp huyện hoặc quy hoạch xây dựng hoặc quy hoạch đô thị.

Đồng thời, khai thác, sử dụng hiệu quả tài nguyên biển; bảo đảm hài hòa lợi ích của tổ chức, cá nhân thực hiện hoạt động lấn biển và tổ chức, cá nhân khác có liên quan; hoạt động lấn biển phải được lập thành dự án đầu tư hoặc hạng mục của dự án đầu tư theo quy định của pháp luật.

Đáng chú ý, riêng hoạt động lấn biển có diện tích thuộc Khu vực bảo vệ di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh được công nhận theo quy định của pháp luật về di sản văn hóa; Di sản thiên nhiên theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường; vườn quốc gia, khu dự trữ thiên nhiên, khu bảo tồn loài - sinh cảnh; cửa sông và các khu vực đã được quy hoạch, sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh… thì cần phải được Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ chấp thuận, quyết định chủ trương đầu tư.

Ngoài ra, Điều 248 được sửa đổi và bổ sung một số điều của Luật Lâm nghiệp số 16/2017/QH14, gồm Điều 14, 15, 16, 19, 20, 23, 53, 56 và 60.

Theo đó, Điều 14 được sửa đổi và bổ sung nêu rõ, không chuyển mục đích sử dụng rừng tự nhiên sang mục đích khác, trừ các dự án sau đây: Dự án quan trọng quốc gia; dự án phục vụ quốc phòng, an ninh; dự án cấp thiết khác theo tiêu chí do Chính phủ quy định và cần phù hợp với quy hoạch lâm nghiệp cấp quốc gia hoặc quy hoạch tỉnh hoặc quy hoạch sử dụng đất cấp huyện.

Trong khi đó, khoản 1 Điều 15 được thay đổi như sau: Kế hoạch giao rừng, cho thuê rừng, chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác của Ủy ban nhân dân cấp huyện được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt hoặc kế hoạch sử dụng đất hằng năm cấp huyện được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

Những sửa đổi và bổ sung một số điều khác được nêu chi tiết tại đây!

Thanh Thúy

Chuyên trang kinh tế Việt Nam của Báo Công Thương

Cơ quan ngôn luận của Bộ Công Thương

Tổng biên tập: Nguyễn Văn Minh

Phó tổng biên tập: Nguyễn Tiến Cường

® Giấy phép hoạt động Chuyên trang của Báo điện tử số 18/GP-CBC do Cục Báo chí - Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 9/8/2023

Tòa soạn: Tầng 10-11, Tòa nhà Bộ Công Thương, số 655 Phạm Văn Đồng, Bắc Từ Liêm, Hà Nội.

Hotline: 0866.59.4498

Tel: 024.936.6400 - Fax: 024.936.6402

Email: [email protected]

Bản quyền thuộc về Báo Công Thương. Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản.

Đường dẫn bài viết: https://kinhte.congthuong.vn/hai-dieu-trong-luat-dat-dai-2024-chinh-thuc-co-hieu-luc-tu-hom-nay-312069.html