Lợi ích từ quả dâu tằm
Giá trị dinh dưỡng và lợi ích của quả dâu tằm
Trái dâu tằm có tên khoa học là Fructus Mori Albae, tên Hán là Tang thầm (Tang thâm tử), là loại trái cây có vị chua ngọt, tính hàn, không độc. Theo Viện Dược liệu Bộ Y tế, trong quả dâu có: Nước 84,71%; Ðường 9,19% Z (có glucoza, fructoza), Axit 80% (có axit malic, axit sucinic), Protit 0,36%, Tanin, vitamin C, caroten. Quả dâu không những mang đến hương vị thơm ngon, mát mà còn có giá trị dinh dưỡng cao, rất tốt cho sức khỏe.
Theo Ðông y dâu tằm có công dụng tư âm dưỡng huyết, bổ can ích thận, sinh tân nhuận tràng, ô phát (làm đen râu tóc) và trừ phong thấp, thường được dùng để chữa các chứng bệnh do can thận bất túc gây nên như: Ðầu choáng mắt hoa, lưng đau gối mỏi, tai ù điếc, râu tóc bạc sớm, mất ngủ hay mê, tiêu khát (đái đường), táo bón, các khớp vận động khó khăn...
Quả dâu còn có tác dụng tăng cường công năng miễn dịch, thúc đẩy cơ năng tạo huyết, làm giảm hoạt tính lên men của Na, K ở màng hồng cầu giúp cân bằng quá trình sản nhiệt của cơ thể. Bên cạnh đó, quả dâu còn dùng bổ sung dịch vị thiếu, tăng cường sức tiêu hóa co dạ dày. Khi vào đường ruột nó kích thích niêm mạc, tăng cường công năng nhu động ruột. Axit béo trong dâu có tác dụng phân giải mỡ, giảm thiểu mỡ máu, phòng trừ xơ cứng động mạch. Thường xuyên ăn quả dâu giúp mắt luôn khỏe mạnh, giảm chứng mỏi mắt khi làm việc lâu, tốt cho tóc, dưỡng da, chống lão hóa.
Một số bài thuốc từ quả dâu
Quả dâu tằm được rất nhiều người ưa chuộng, ngoài việc sử dụng làm trái cây tươi, làm mứt, kẹo, nước ép giải khát, nấu rượu, dâu tằm còn được dùng để làm thuốc trị bệnh.
Kích thích ăn ngon, ngủ tốt, tăng cường sức khỏe: Với những người có tình trạng ăn không ngon, thiếu ngủ, hãy uống 1-2 ly nước dâu nhỏ trước khi ăn có tác dụng kích thích tiêu hóa, giúp bữa ăn thêm ngon miệng, sức khỏe được cải thiện. Sau bữa tối, uống một ly nước dâu sẽ khiến giấc ngủ đến sớm, ngủ say và sâu giấc hơn.
Trị bệnh mất ngủ: Lấy 60g quả dâu chín tươi (hoặc 30g quả khô) sắc uống 2 lần/ngày vào chiều tối. Trường hợp mất ngủ kinh niên, lấy 15g quả dâu chín, 15g thục địa, 15g bạch thược sắc uống, sẽ thấy rất hiệu quả.
Hồi hộp, tim đập nhanh, đau tức ngực: Quả Dâu 30g, Ngân nhĩ (Mộc nhĩ) 20g, Ô mai 3g. Sắc kỹ uống ngày 2 lần.
Ho lâu ngày do phế hư: Quả dâu 150g, Lá dâu 100g, Vừng đen 100g, cô cao lỏng, thêm 500g đường, uống ngày 3 lần. Mỗi lần 15g (1 thìa con).
Giảm đau họng: Lấy 500g quả dâu rửa sạch và ép thành nước. Dùng nước quả dâu để súc miệng (từ 3 đến 5 ngày) chữa các chứng đau ở miệng, họng.
Bổ can thận, ích tâm huyết, sáng mắt, đen tóc: Lấy khoảng 5.000g quả dâu chín tươi, 6.000g gạo nếp, men rượu vừa đủ. Quả dâu phải chín đều, ép lấy nước, đun sôi để nguội cho cùng cơm nếp, men rượu trộn đều cho vào bình ngâm. Ngày uống mỗi lần 30-50ml vào hai bữa cơm hàng ngày.
Cao dưỡng huyết chữa tóc khô bạc: Lấy 50g quả dâu tươi chín, lượng đường phèn vừa đủ. Rửa sạch dâu cho vào nồi đất, nước vừa đủ sắc lấy nước hoà đường phèn để uống. Có thể uống thường xuyên, nhất là về mùa hè.
Viêm khớp: Quả dâu chín tươi 100g, rượu trắng (gạo hoặc nếp ngon). Dâu rửa sạch, giã nát gói vào túi vải ngâm vào rượu 3-5 ngày. Uống mỗi lần 20-25ml. Hoặc lấy 250g quả dâu chín, cành dâu 150g, chùm gửi 100g. Ngâm rượu uống.
Giúp da dẻ hồng hào, máu huyết lưu thông, kinh nguyệt đều đặn: Uống đều đặn mỗi ngày 2 ly nước dâu vào buổi sáng và trưa. Uống liên tục trong 3 tháng sẽ thấy da dẻ hồng hào, máu huyết lưu thông, kinh nguyệt đều đặn...
Chảy nước mắt sống: Quả dâu 20g, Cà chua một quả, đem nghiền nát. Ăn hết một lần. Ngày 1 - 2 lần. Ðồng thời lấy lá dâu già, chưa rụng, nấu lấy nước rửa mắt hàng ngày.
Ăn không tiêu, trướng bụng óc ách, tức thở: Quả dâu 10g, Bạch truật 6g, sắc uống.
Ra nhiều mồ hôi, mồ hôi trộm: Quả dâu, Ngũ vị tử. Mỗi loại 10g, sắc kỹ còn 1/2, uống ngày một lần.
Ðái tháo đường do can thận âm suy: Quả dâu 30g, Thiên hoa phấn 20g, Sinh địa 15g. Sắc uống. Quả dâu tươi 1kg, Gạo nếp 0,5kg, men rượu vừa đủ dùng. Giã nát Dâu cho gạo nếp vào nấu cùng thành cơm nếp, để nguội rắc men rượu, trộn đều cho lên men thành rượu cái. Ăn khai vị trước bữa cơm.
Say rượu: Lấy quả dâu ép lấy nước uống hoặc có thể uống nước quả dâu ngâm đường thông thường.
Chữa bỏng: Chọn những quả dâu chín tươi, không dập nát, rửa sạch. Ép dâu lấy nước sau đó bôi, rửa, đắp vào vết bỏng, trong vòng 1 tuần sẽ thấy tác dụng bất ngờ.
Dâu tằm không dùng cho những người hay lạnh bụng, sôi bụng, tiêu chảy, viêm loét dạ dày. Quả dâu có chứa tanin nên tương kỵ với các dụng cụ kim loại. Tốt nhất là nên dùng bình, lọ thủy tinh để chứa các sản phẩm từ dâu tằm. |
Theo langvietonline.vn
Tin mới cập nhật

Hành khách đi máy bay dịp lễ 30/4-1/5 cần lưu ý gì?

‘Địa đạo’: Một bộ phim, vạn bước chân về miền ký ức

Nghỉ lễ 30/4 – 1/5: Gợi ý điểm đến vừa đẹp, vừa hợp túi tiền

Xanh hoá du lịch: Cú huých nâng tầm vị thế Việt Nam

Quảng Nam giảm giá tour đến 50% hút khách du lịch

Khách du lịch châu Âu 'bùng nổ' nhờ miễn visa ngắn hạn

Đánh thức du lịch Bái Tử Long

Infographic | Quý I/2025: Hà Nội thu gần 30.000 tỷ đồng từ du lịch

Top món ăn từ cá ngon nhất châu Á, Việt Nam đóng góp 4

Gần 4 triệu khách quốc tế đến Việt Nam trong 2 tháng năm 2025
Tin khác

Cơm tấm lọt top món ăn từ gạo ngon nhất châu Á

Du khách Việt ngày càng quan tâm tới du lịch bền vững

MV Bắc Bling ‘gây sốt’: Cần làm mới quảng bá du lịch

2 tháng, khách quốc tế đến Việt Nam tăng hơn 30%

Sa Pa, Cát Bà được tìm kiếm nhiều nhất đầu năm 2025

Làm gì để Chương trình kích cầu du lịch 2025 thành công?

Gần 4,6 triệu khách du lịch đến Hà Nội

Khách du lịch nội địa tạo đà cho tăng trưởng du lịch

Vẻ đẹp phố cổ Hội An khiến khách du lịch siêu lòng

Thị trường nào đang tìm kiếm nhiều nhất du lịch Việt Nam?
Đọc nhiều

Nhận định chứng khoán 23/4: Mở thêm vị thế mua mới

Nhận định chứng khoán 21/4: Cân nhắc giải ngân từng phần

Quý 1/2025 xuất khẩu rau quả sụt giảm

Nở rộ trào lưu 'cà phê yêu nước' dịp 30/4

Nhận định chứng khoán 22/4: Nhịp hồi phục quay lại

Cao tốc Bắc - Nam, đòn bẩy để kinh tế Hà Tĩnh bứt phá

Hơn 7.200 vị trí việc làm 'đợi' nhân lực chất lượng cao

Hành khách đi máy bay dịp lễ 30/4-1/5 cần lưu ý gì?

Honda Việt Nam nhận giải thưởng Rồng Vàng 2025: Hướng trọng tâm vào phát triển xanh
