Khơi thông hiệu quả các nguồn lực để phát triển vùng trung du và miền núi Bắc Bộ

Để phát triển vùng trung du và miền núi Bắc Bộ thời gian tới, Chính phủ ban hành Nghị quyết 96/NQ-CP ngày 1/8/2022 về Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 11-NQ/TW, trong đó đã đề ra 17 nhiệm vụ cụ thể và 33 dự án liên vùng, kết nối và phân công cho các bộ, ngành triển khai thực hiện, có lộ trình thời gian cụ thể.
Chú thích ảnh
Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại Hội nghị triển khai Nghị quyết số 11-NQ/TW. Ảnh: Dương Giang/TTXVN

Tại Hội nghị triển khai Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 11-NQ/TW ngày 10/2/2022 của Bộ Chính trị về phương hướng phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng trung du và miền núi Bắc Bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 (Nghị quyết số 11-NQ/TW); xúc tiến đầu tư vào vùng; với chủ đề “Tiềm năng - Cơ hội - Hợp tác phát triển”, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu: "Chúng ta phải xây dựng vùng trung du và miền núi Bắc Bộ là vùng phòng thủ vững chắc về an ninh, quốc phòng; là phòng tuyến về hợp tác, phát triển kinh tế”.

Người đứng đầu Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành, địa phương tập trung phát huy mạnh mẽ các nguồn lực, nhất là tinh thần tự lực, tự cường; kết hợp hài hòa, hợp lý, hiệu quả giữa nguồn lực bên trong và bên ngoài. Các doanh nghiệp, đối tác tiếp tục chung tay, đồng hành cùng Chính phủ, các địa phương trong phát triển xanh, bền vững và toàn diện vùng; trong đó, tận dụng cơ hội để phát triển, tham gia sâu vào những ngành kinh tế được xác định là trọng tâm, ưu tiên.

Cần đổi mới tư duy về liên kết vùng

Vùng trung du và miền núi Bắc Bộ gồm 14 tỉnh với diện tích hơn 95.000 km2 (chiếm 28,74% diện tích cả nước), là nơi sinh sống của hơn 30 dân tộc. Dân số gần 13 triệu người (chiếm 13% dân số cả nước), đóng góp 8,54% GDP cả nước. Đây là vùng có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, môi trường, quốc phòng, an ninh và đối ngoại của cả nước; có nhiều tiềm năng để phát triển kinh tế biên mậu; giàu tài nguyên, khoáng sản; thuận lợi kết nối giao thương với Trung Quốc và ASEAN…

Để phát triển vùng trung du và miền núi Bắc Bộ trong thời gian tới, Chính phủ ban hành Nghị quyết 96/NQ-CP ngày 1/8/2022 về Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 11-NQ/TW (Nghị quyết 96/NQ-CP), trong đó đã đề ra 17 nhiệm vụ cụ thể và 33 dự án liên vùng, kết nối và phân công cho các bộ, ngành triển khai thực hiện, có lộ trình thời gian cụ thể; đồng thời thành lập Hội đồng điều phối vùng trung du và miền núi phía Bắc giai đoạn 2021-2025.

Theo Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan, để thực hiện hiệu quả Nghị quyết 96/NQ-CP trong lĩnh vực nông nghiệp, trước hết, cần xoay quanh đồng bào dân tộc, người nông dân, cộng đồng dân cư nông thôn, cộng đồng trong các thôn, bản rẻo cao, tạo dựng sự kết nối gần gũi, thân thiết đến du khách, người tiêu dùng. Đặc biệt, chính quyền, người dân trong vùng và các bộ, ngành liên quan cần có tư duy mới: Chuyển mạnh từ sản xuất nông nghiệp sang phát triển kinh tế nông nghiệp gắn với nhu cầu thị trường; từ phạm vi sản xuất nông nghiệp sang tích hợp đa ngành dịch vụ, công nghiệp; từ đơn giá trị nông sản sang tích hợp sản phẩm đa giá trị; từ tập trung hỗ trợ người sản xuất sang hỗ trợ tất cả các tác nhân trong chuỗi giá trị...

Nhấn mạnh để phát triển kinh tế-xã hội, giao thông phải đi trước một bước, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thể nêu rõ, trong vùng trung du và miền núi Bắc Bộ hiện nay, kết cấu hạ tầng giao thông vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển dù đã được quan tâm đầu tư. Do đó, trong thời gian tới, vùng phải có đột phá về giao thông để kết nối nội vùng với trung tâm vùng Đồng bằng sông Hồng, Thủ đô Hà Nội, các cảng biển ở Hải Phòng, Quảng Ninh và với nước bạn Trung Quốc. Để phát triển mạng lưới giao thông vùng, cần nguồn vốn lớn nên phải huy động tổng hợp nhiều nguồn, nhất là hợp tác công tư, trong đó ưu tiên nâng cấp và xây dựng các tuyến đường bộ cao tốc, sân bay và tuyến đường sắt trong vùng...

Theo Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh, vùng trung du và miền núi phía Bắc cần tiếp tục tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc, nâng cao chất lượng đời sống cho đồng bào các dân tộc trong vùng. Trước hết, phải tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, không ngừng nâng cao nhận thức, trách nhiệm về vai trò, sức mạnh của đại đoàn kết dân tộc; tổ chức thực hiện có hiệu quả các chương trình, dự án, chính sách dân tộc, trong đó có 3 chương trình mục tiêu quốc gia. Các địa phương thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở, bảo đảm quyền làm chủ của nhân dân; đặc biệt nâng cao ý thức cảnh giác, thường xuyên nhận diện, kiên quyết đấu tranh hiệu quả với các âm mưu, thủ đoạn chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc của các thế lực thù địch...

Chú thích ảnh
Chuyển đổi cơ cấu cầy trồng, liên kết trồng chè với Công ty Cổ phần Đầu tư phát triển Chè Tam Đường (Lai Châu) giúp người nông dân địa phương thoát nghèo, vươn lên làm giàu trên vùng đất đồi núi. Ảnh minh họa: Anh Tuấn/TTXVN

Đồng quan điểm, Bí thư Tỉnh ủy Lào Cai Đặng Xuân Phong kiến nghị cần đổi mới tư duy về liên kết vùng; xác định, nhận thức rõ bản chất, nội hàm của liên kết để cụ thể hóa và xác định thứ tự, nội dung ưu tiên thực hiện; nên có cơ chế, chính sách đặc thù cho vùng; đi đôi với tạo nguồn lực là sử dụng hiệu quả và tiết kiệm nguồn lực hiện có.

Theo đó, tỉnh sẽ quyết tâm đảm bảo ổn định và từng bước nâng cao đời sống, thu nhập của nhân dân; đẩy mạnh hoạt động đối ngoại, giao thương kinh tế; xây dựng Khu kinh tế cửa khẩu Lào Cai thành một trong những trung tâm logistics quan trọng của cả nước; xây dựng Lào Cai thành hạt nhân du lịch, văn hóa của vùng; phát triển chế biến sâu ngành công nghiệp khai khoáng, duy trì cung cấp nguyên liệu ổn định cho chuỗi sản xuất công nghiệp trong nước...

Phát triển vùng toàn diện, bền vững

Thẳng thắn chỉ rõ những hạn chế trong phát triển vùng, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nêu, nhiều tiềm năng, lợi thế của vùng chưa được khai thác hợp lý và chưa phát huy hiệu quả; năng lực cạnh tranh của vùng chưa cao; quy mô kinh tế còn khá nhỏ; cơ cấu nội ngành và giữa các ngành chuyển dịch còn chậm. Trong khi đó, các địa phương trong vùng đều chưa cân đối được ngân sách; kết cấu hạ tầng còn nhiều hạn chế, nhất là ở các địa bàn vùng sâu, vùng xa; là vùng trũng trong phát triển, là “lõi nghèo” của cả nước...

Theo Thủ tướng, để phát triển vùng trung du và miền núi Bắc Bộ trong thời gian tới, trước hết phải bám sát 5 quan điểm theo Nghị quyết số 11-NQ/TW của Bộ Chính trị, cũng như các mục tiêu chủ yếu mà Nghị quyết này đề ra; đồng thời cần có cách tiếp cận tổng thể gắn với những giải pháp cụ thể, linh hoạt, hiệu quả, sát thực tiễn để hiện thực hóa các mục tiêu.

Người đứng đầu Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành, địa phương quán triệt nghiêm túc, thực hiện quyết liệt, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp phát triển vùng theo tinh thần các Nghị quyết của Đảng, Quốc hội, Chính phủ; các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch do Thủ tướng Chính phủ ban hành; tập trung phát huy mạnh mẽ các nguồn lực, nhất là con người, truyền thống lịch sử cách mạng, văn hóa, tinh thần tự lực, tự cường; kết hợp hài hòa, hợp lý, hiệu quả giữa nguồn lực bên trong và bên ngoài. Tăng cường phân cấp, phân quyền, cá thể hóa trách nhiệm đi đôi với phân bổ nguồn lực phù hợp, nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ thực thi, kiểm tra, giám sát, kiểm soát quyền lực; có biện pháp quản lý, kiểm tra, giám sát hiệu quả.

Các địa phương trong vùng tiếp tục xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh; xây dựng hệ thống cơ quan hành chính đoàn kết, thống nhất, liêm chính, dân chủ; hành động thiết thực, hiệu lực, hiệu quả, lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm phục vụ; bảo đảm công khai, minh bạch và trách nhiệm giải trình.

Người đứng đầu Chính phủ lưu ý, để triển khai hiệu quả các mục tiêu đề ra, trước tiên, các tỉnh trong vùng tiếp tục tăng cường phòng, chống dịch COVID-19, nhất là quyết liệt triển khai tiêm vaccine cho người dân; đồng thời, tập trung xây dựng quy hoạch vùng, hướng tới phát triển cân bằng và hài hòa các lĩnh vực, đảm bảo “an sinh - an ninh - an dân”, giữ đất, giữ rừng, ổn định dân cư, bảo đảm an ninh, trật tự an toàn xã hội.

Tin mới cập nhật

Yên Bái: Gần 70 doanh nghiệp thành lập mới trong quý đầu tiên 2024

Yên Bái: Gần 70 doanh nghiệp thành lập mới trong quý đầu tiên 2024

Tính đến hết tháng 3/2024, Yên Bái có 68 doanh nghiệp thành lập mới, nâng tổng số doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh lên 3.263.
Đặc sắc Lễ hội làng Bát Tràng năm 2024

Đặc sắc Lễ hội làng Bát Tràng năm 2024

Những giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể với nghề gốm được tái hiện tưng bừng trong Lễ hội làng Bát Tràng năm 2024.
Chợ phiên miền biên ải - Ngày hội của 17 dân tộc anh em Mèo Vạc

Chợ phiên miền biên ải - Ngày hội của 17 dân tộc anh em Mèo Vạc

Ở Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang một năm có 50 lần Tết, Tết của người Mông, Tết của người Kinh và 48 ngày Tết chợ... đó là những chợ phiên miền biên ải.
Yên Bái: Trao quyết định chủ trương đầu tư 8 dự án với tổng vốn hơn 2.000 tỷ đồng

Yên Bái: Trao quyết định chủ trương đầu tư 8 dự án với tổng vốn hơn 2.000 tỷ đồng

Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái vừa trao quyết định chủ trương đầu tư cho 8 dự án trên địa bàn tỉnh với tổng số vốn hơn 2.000 tỷ đồng.
Bài cuối: Xây dựng nền quốc phòng toàn dân, khu vực biên giới hòa bình, hữu nghị

Bài cuối: Xây dựng nền quốc phòng toàn dân, khu vực biên giới hòa bình, hữu nghị

Bảo vệ vững chắc chủ quyền, an ninh biên giới quốc gia là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, các lực lượng và toàn dân; trong đó, BĐBP giữ vai trò nòng cốt.
Yên Bái cơ cấu công nghiệp theo hướng bền vững gắn với bảo vệ môi trường

Yên Bái cơ cấu công nghiệp theo hướng bền vững gắn với bảo vệ môi trường

Cơ cấu lại công nghiệp theo hướng nhanh, bền vững, gắn với bảo vệ môi trường là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của tỉnh Yên Bái trong năm 2024.
Tai nạn giao thông liên hoàn trên cao tốc Phan Thiết – Vĩnh Hảo khiến 2 người thương vong

Tai nạn giao thông liên hoàn trên cao tốc Phan Thiết – Vĩnh Hảo khiến 2 người thương vong

Vụ tai nạn giao thông liên hoàn giữa 4 xe ô tô tải xảy ra trên cao tốc Phan Thiết – Vĩnh Hảo khiến 2 người thương vong.
Yên Bái triển khai thí điểm trợ lý ảo, hỗ trợ thông tin cho cán bộ, công chức, viên chức

Yên Bái triển khai thí điểm trợ lý ảo, hỗ trợ thông tin cho cán bộ, công chức, viên chức

Cán bộ, công chức, viên chức làm việc tại Yên Bái sắp được sử dụng trợ lý ảo để hỗ trợ tìm kiếm thông tin liên quan đến văn bản quy phạm pháp luật trung ương.
Các địa điểm du lịch tâm linh thu hút du khách dịp đầu năm tại Hà Nam

Các địa điểm du lịch tâm linh thu hút du khách dịp đầu năm tại Hà Nam

Những năm gần đây, nhiều địa điểm du lịch tâm linh tại Hà Nam đã thu hút du khách du xuân, chiêm bái dịp đầu năm.
Xuân đoàn kết của đồng bào vùng cao Mèo Vạc

Xuân đoàn kết của đồng bào vùng cao Mèo Vạc

Từ lâu, Tết Nguyên đán đã trở thành cái Tết chung, thể hiện sự đoàn kết, gắn bó giữa 17 dân tộc anh em cùng sinh sống tại huyện vùng cao Mèo Vạc, Hà Giang.

Tin khác

Bộ đội Biên phòng bảo vệ bình yên phía Tây Nam của Tổ quốc

Bộ đội Biên phòng bảo vệ bình yên phía Tây Nam của Tổ quốc

Vùng biên giới, biển, đảo Kiên Giang những ngày Tết Giáp Thìn 2024 được khoác lên mình chiếc áo đầy màu sắc với vàng của hoa mai, hoa cúc, đỏ của câu đối,...
Về làng nghề bánh chưng Tranh Khúc ngày giáp Tết

Về làng nghề bánh chưng Tranh Khúc ngày giáp Tết

Bánh chưng Tranh Khúc của làng nghề truyền thống đã mang lại những cái Tết ấm no, hạnh phúc cho người dân.
Cảnh sát giao thông các địa phương tăng cường “tiếp sức” người dân về quê ăn Tết

Cảnh sát giao thông các địa phương tăng cường “tiếp sức” người dân về quê ăn Tết

Lực lượng cảnh sát giao thông toàn quốc tiếp tục lập nhiều điểm hỗ trợ, tặng quà để tiếp sức cho người dân về quê ăn Tết.
Từ 15/6/2024 áp dụng quy định mới nhất về kiểm soát khí thải xe ô tô

Từ 15/6/2024 áp dụng quy định mới nhất về kiểm soát khí thải xe ô tô

Bộ Giao thông Vận tải vừa ban hành Thông tư quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải mức 5 đối với xe ô tô sản xuất, lắp ráp và nhập khẩu mới.
Chợ hoa Hưng Yên ngày cận Tết: Khách mua thưa thớt, người bán than trời

Chợ hoa Hưng Yên ngày cận Tết: Khách mua thưa thớt, người bán than trời

Chợ hoa Hưng Yên những ngày này vừa rực rỡ sắc màu vừa đa dạng chủng loại nhưng người buôn không khỏi than trời vì năm nay bán còn ế hơn đợt dịch COVID-19.
Quảng Ninh: Tết ấm đã về với quân dân nơi biên giới

Quảng Ninh: Tết ấm đã về với quân dân nơi biên giới

Các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ đội biên phòng tỉnh Quảng Ninh đang tích cực triển khai các hoạt động chăm lo Tết cho quân dân trên địa bàn dịp Tết Nguyên Đán 2024
Cháy chùa Phật Quang ở Hà Nam: Nguyên nhân do đâu?

Cháy chùa Phật Quang ở Hà Nam: Nguyên nhân do đâu?

Nguyên nhân ban đầu xảy ra cháy tại chùa Phật Quang, xã Thanh Phong, huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam được xác định do chập điện.
Hà Nội: Đề xuất cải tạo đường Vành đai 2 trên cao Ngã Tư Sở - Cầu Giấy

Hà Nội: Đề xuất cải tạo đường Vành đai 2 trên cao Ngã Tư Sở - Cầu Giấy

Dự án đầu tư cải tạo, mở rộng tuyến đường Vành đai 2 trên cao và dưới thấp đoạn Ngã Tư Sở - Cầu Giấy với tổng mức đầu tư dự kiến 8.500 tỷ đồng.
Về làng hương Quảng Phú Cầu những ngày giáp Tết

Về làng hương Quảng Phú Cầu những ngày giáp Tết

Làng hương Quảng Phú Cầu những ngày cuối năm nhộn nhịp du khách, người dân tất bật chuẩn bị cho Tết Nguyên đán 2024.
Những cựu chiến binh gương mẫu, hết lòng vì cộng đồng

Những cựu chiến binh gương mẫu, hết lòng vì cộng đồng

Những cựu chiến binh, người có công với cách mạng ở huyện Sơn Động (Bắc Giang) không chỉ vươn lên thoát nghèo mà còn có nhiều đóng góp tích cực cho cộng đồng.
Xem thêm

Đọc nhiều

Tổng cục Thuế cảnh báo việc giả danh cơ quan thuế để lừa đảo

Tổng cục Thuế cảnh báo việc giả danh cơ quan thuế để lừa đảo

Tổng cục Thuế khẳng định, không ủy quyền cho bất cứ tổ chức, cá nhân ngoài ngành Thuế nào thu thuế hộ.
Giá tiêu hôm nay 29/3/2024: Ngày thứ 5 đứng giá, cao nhất 96.000 đồng/kg

Giá tiêu hôm nay 29/3/2024: Ngày thứ 5 đứng giá, cao nhất 96.000 đồng/kg

Cập nhật giá tiêu hôm nay ngày 29/3/2024, giá tiêu Đắk Lắk, Gia Lai, giá tiêu Bà Rịa - Vũng Tàu hôm nay tăng hay giảm; giá tiêu mới nhất ngày 29/3 thế nào?
Giá tiêu hôm nay 27/3/2024: Đồng loạt chững lại, cao nhất 96.000 đồng/kg

Giá tiêu hôm nay 27/3/2024: Đồng loạt chững lại, cao nhất 96.000 đồng/kg

Cập nhật giá tiêu hôm nay ngày 27/3/2024, giá tiêu Đắk Lắk, Gia Lai, giá tiêu Bà Rịa - Vũng Tàu hôm nay tăng hay giảm; giá tiêu mới nhất ngày 27/3 thế nào?
Giá xăng dầu hôm nay ngày 26/3/2024: Giá dầu thế giới đồng loạt quay đầu tăng mạnh, vì sao?

Giá xăng dầu hôm nay ngày 26/3/2024: Giá dầu thế giới đồng loạt quay đầu tăng mạnh, vì sao?

Giá xăng dầu hôm nay ngày 26/3/2024, giá dầu thế giới đồng loạt quay đầu tăng mạnh, cụ thể dầu WTI tăng 1,64% dầu Brent tăng 1,46%.
Giá tiêu hôm nay 24/3/2024: Tăng 500 đồng/kg, cao nhất 96.000 đồng/kg

Giá tiêu hôm nay 24/3/2024: Tăng 500 đồng/kg, cao nhất 96.000 đồng/kg

Cập nhật giá tiêu hôm nay ngày 24/3/2024, giá tiêu Đắk Lắk, Gia Lai, giá tiêu Bà Rịa - Vũng Tàu hôm nay tăng hay giảm; giá tiêu mới nhất ngày 24/3 thế nào?
Giá tiêu hôm nay 26/3/2024: Ngày thứ 2 liên tiếp đứng giá, cao nhất 96.000 đồng/kg

Giá tiêu hôm nay 26/3/2024: Ngày thứ 2 liên tiếp đứng giá, cao nhất 96.000 đồng/kg

Cập nhật giá tiêu hôm nay ngày 26/3/2024, giá tiêu Đắk Lắk, Gia Lai, giá tiêu Bà Rịa - Vũng Tàu hôm nay tăng hay giảm; giá tiêu mới nhất ngày 26/3 thế nào?
Giá xăng dầu hôm nay ngày 23/3/2024: Giá dầu thế giới đà giảm chưa dừng trong ngày cuối tuần

Giá xăng dầu hôm nay ngày 23/3/2024: Giá dầu thế giới đà giảm chưa dừng trong ngày cuối tuần

Giá xăng dầu hôm nay ngày 23/3/2024, giá dầu thế giới đà giảm chưa dừng trong ngày cuối tuần, cụ thể, giá dầu WTI giảm 0,54%, dầu Brent giảm 0,13%
Giá vàng chiều nay 24/3/2024: Vàng SJC mất hơn 1 triệu đồng mỗi lượng tuần qua

Giá vàng chiều nay 24/3/2024: Vàng SJC mất hơn 1 triệu đồng mỗi lượng tuần qua

Giá vàng chiều nay 24/3/2024: Vàng SJC mất hơn 1 triệu đồng mỗi lượng so với cuối tuần trước, trong khi đó, vàng thế giới ghi nhận tăng mạnh tuần qua.
Khuyến nghị cổ phiếu hôm nay 28/3: PTB, PC1 và FRT

Khuyến nghị cổ phiếu hôm nay 28/3: PTB, PC1 và FRT

Việc Mỹ áp thuế chống bán phá giá và chống trợ cấp lên sản phẩm có xuất xứ từ Trung Quốc đang tạo cơ hội mở rộng thị phần cho PTB, theo đánh giá của BSC.
Đặc sắc Lễ hội làng Bát Tràng năm 2024

Đặc sắc Lễ hội làng Bát Tràng năm 2024

Những giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể với nghề gốm được tái hiện tưng bừng trong Lễ hội làng Bát Tràng năm 2024.
Phiên bản di động