Chuyên gia nói gì về lộ trình 'xanh hoá' xe buýt Thủ đô? Phát triển năng lượng xanh: Chính sách mạch lạc, thực tiễn sẽ rõ ràng |
Thúc đẩy lộ trình 'xanh hóa'
Xu hướng phát triển kinh tế xanh ngày càng trở nên cần thiết trong bối cảnh biến đổi khí hậu và tình trạng cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên đang diễn ra mạnh mẽ. Điều này nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tái cơ cấu nền kinh tế theo hướng bền vững và Việt Nam không nằm ngoài xu thế này. Việc sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo như gió, mặt trời, năng lượng sinh học đã trở thành nhu cầu cấp thiết để phát triển một nền kinh tế ít carbon, hay còn gọi là nền kinh tế xanh.
Hiện nay, Việt Nam đã vạch ra lộ trình tham vọng đạt mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050 nhằm thúc đẩy phát triển bền vững và nâng cao vị thế cạnh tranh trên trường quốc tế. Tại Hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu của Liên Hợp Quốc năm 2023 (Hội nghị COP28), Việt Nam đã tham gia vào "Cam kết làm mát toàn cầu". Theo đó, Việt Nam đang tích cực triển khai các chính sách và biện pháp nhằm giảm tiêu thụ năng lượng và hạn chế phát thải khí nhà kính.
Dự báo cho thấy, đến năm 2025, tổng điện năng sản xuất và nhập khẩu của Việt Nam ước đạt 347,5 tỷ kWh, tăng 12,2% so với năm 2024, trong đó tổng công suất nguồn điện (không bao gồm điện mặt trời mái nhà) sẽ tăng 6,2%.
![]() |
EVNHCMC tham dự hội chợ - triển lãm về tiết kiệm năng lượng Vietnam ETE và Enertec Expo 2024 - Ảnh: EVNHCMC |
Song song với đó, Đề án điều chỉnh Quy hoạch điện VIII của Việt Nam đã đề ra hai kịch bản phát triển cho giai đoạn 2026 - 2030. Theo đó, nhu cầu điện dự kiến tăng 10,3% theo phương án cơ sở và 12,5% theo phương án cao, điều này phù hợp với các kịch bản phát triển kinh tế của đất nước.
Tuy nhiên, để đáp ứng nhu cầu này, Việt Nam cần huy động từ 30,7 - 40 tỷ USD vốn đầu tư đến năm 2030. Phần lớn số vốn này sẽ đến từ khu vực tư nhân và các doanh nghiệp ngoài nhà nước. Điều này cho thấy, Chính phủ đang tạo điều kiện thuận lợi để thu hút đầu tư từ nhiều nguồn khác nhau cho sự phát triển bền vững của ngành điện.
Từ đó, Việt Nam cũng đang cho thấy sự cam kết mạnh mẽ trong việc theo đuổi kinh tế xanh, đồng thời nỗ lực thu hút đầu tư tư nhân nhằm xây dựng một nền kinh tế phát triển bền vững và thân thiện với môi trường.
Xúc tiến chuyển giao công nghệ, thu hút đầu tư
Một trong những hoặt động thể hiện sự cam kết mạnh mẽ trong việc theo đuổi kinh tế xanh tại Việt Nam là việc tổ chức thành công các hoạt động xúc tiến thương mại, hội chợ, triển lãm về công nghệ và các sản phẩm tiết kiệm năng lượng, năng lượng xanh.
Điển hình, qua 17 lần tổ chức, Triển lãm quốc tế lần thứ 18 về Công nghệ, Thiết bị điện và sản phẩm tiết kiệm năng lượng, Năng lượng xanh (Vietnam ETE & Greenergy Expo) sẽ tiếp tục góp phần tích cực vào quá trình thực hiện mục tiêu chống biến đổi khí hậu của Việt Nam. Dự kiến Vietnam ETE & Greenergy Expo sẽ được tổ chức từ ngày 16 – 18/7/2025 tại Trung tâm Hội chợ & Triển lãm Sài Gòn – SECC.
Tiếp nối thành quả đã đạt được tự sự kiện, Vietnam ETE & Greenergy Expo2025 sẽ là cầu nối hiệu quả giúp các doanh nghiệp trong và ngoài nước tăng cường xúc tiến thương mại, thu hút đầu tư; trao đổi khoa học công nghệ, mở rộng sản xuất kinh doanh, góp phần bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia.
Đây được đánh giá là cơ hội, môi trường thuận lợi cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực điện, năng lượng tại Việt Nam và quốc tế giới thiệu các sản phẩm, công nghệ tiên tiến, thành tựu khoa học mới nhất; giao lưu, gặp gỡ trao đổi kinh nghiệm và mở rộng quan hệ hợp tác.
Tại Vietnam ETE và Enertec Expo 2024, ông Lê Hoàng Tài - Phó Cục trưởng Cục Xúc tiến Thương mại (Bộ Công Thương) đánh giá, sự kiện là một trong những điểm đến uy tín cho cộng đồng doanh nghiệp tham gia đa dạng hoạt động xúc tiến thương mại, chuyển giao công nghệ, thu hút đầu tư, mở rộng sản xuất kinh doanh.
Theo ông Lê Hoàng Tài, trên cơ sở này, cộng đồng doanh nghiệp trong và ngoài nước được tạo điều kiện thuận lợi thực hiện thành công chiến lược năng lượng quốc gia và bảo vệ môi trường, đồng thời thúc đẩy phát triển nền kinh tế Việt Nam nói chung.
Tại Vietnam ETE & Enertec Expo 2023 cũng đã gặt hái được nhiều kết quả ấn tượng. Như đánh giá của ông Yu Xuehao - Đại diện Hội đồng Điện lực Trung Quốc tại Vietnam ETE & Enertec Expo 2023, có hàng chục công ty điện lực Trung Quốc tham gia, trong số đó có nhiều công ty đầu ngành và các công ty thiết bị và công nghệ tiên tiến. Đây là triển lãm tập trung lớn nhất của ngành điện Trung Quốc tại Việt Nam kể từ sau dịch. Triển lãm đã thu hút sự tham gia của những công nghệ, sản phẩm tốt trong ngành.
"Thông qua triển lãm, chúng tôi mong muốn được giao lưu với các đối tác Việt Nam và quốc tế để học hỏi lẫn nhau và tăng cường hợp tác” - ông Yu Xuehao cho hay.
Theo Bộ Công Thương, đối với các hoạt động xúc tiến thương mại, Bộ luôn dành nhiều sự quan tâm, tạo điều kiện cho doanh nghiệp Việt Nam tận dụng các cơ hội kinh doanh, hội nhập ngày càng sâu rộng và hiệu quả. Việc tham gia các sự kiện xúc tiến thương mại là một trong những phương thức quảng bá sản phẩm hữu hiệu nhất giúp các doanh nghiệp khẳng định thương hiệu; từng bước nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước.
Sau những thành công của các năm trước, sự kiện hứa hẹn mang đến những cơ hội thiết thực cho doanh nghiệp trong việc tham gia các hoạt động xúc tiến thương mại, chuyển giao công nghệ, thu hút đầu tư, mở rộng sản xuất kinh doanh; góp phần tích cực cho sự phát triển ngành điện và năng lượng Việt Nam, thực hiện thành công chiến lược năng lượng Quốc gia và bảo vệ môi trường.
Năm 2025, triển lãm tiếp tục mở rộng hợp tác với Hiệp hội các nhà sản xuất điện Hàn Quốc (KOEMA), với chủ đề: “Triển lãm Điện và Năng lượng ELECS Việt Nam”. Quy mô của triển lãm dự kiến lên tới 15.000m2 với gần 750 gian hàng của hơn 500 doanh nghiệp của Việt Nam và của các quốc gia có ngành công nghiệp điện phát triển; thu hút khoảng 20.000 khách tới tham quan và làm việc trực tiếp. |