Hà Nam - Tỉnh đầu tiên có chứng nhận nhãn hiệu nguồn gốc xuất xứ vùng Hà Nam đặt mục tiêu thu hút khoảng 180.000 tỷ đồng vốn đầu tư Hà Nam: Thương mại tạo đà phát triển công nghiệp |
Xây dựng nông thôn mới là một trong ba Chương trình mục tiêu quốc gia được kỳ vọng góp phần chuyển đổi nền nông nghiệp, nâng cao chất lượng cuộc sống cho nông dân và người dân nông thôn, mang lại những giá trị bền vững cho nông thôn trong giai đoạn mới.
![]() |
Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới góp phần thay đổi diện mạo nông thôn tại Hà Nam. Ảnh: Cổng Thông tin điện tử Hà Nam |
Những năm qua, Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Hà Nam được quan tâm chỉ đạo, triển khai quyết liệt và đạt được những kết quả quan trọng. Lũy kế đến năm 2024, trên địa bàn tỉnh có 6/6 đơn vị cấp huyện được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới.
Với sự nỗ lực, quyết tâm của cả hệ thống chính trị từ tỉnh đến cơ sở, sự đồng tình, hưởng ứng tham gia tích cực của mọi tầng lớp nhân dân, đến nay, tỉnh Hà Nam có 100% số xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới, 100% đơn vị cấp huyện đạt chuẩn nông thôn mới/hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới và tỉnh Hà Nam hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới năm 2020.
Năm 2025, Hà Nam tiếp tục đẩy mạnh phong trào toàn dân tham gia xây dựng nông thôn mới theo hướng “sáng - xanh - sạch - đẹp".
Hà Nam phấn đấu có huyện Bình Lục được Thủ tướng Chính phủ công nhận đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021-2025; công nhận thêm từ 3 - 4 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu, nâng tổng số xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu lên 52 - 55/65 xã; cơ bản các xã hoàn thiện các tiêu chí nông thôn mới theo bộ tiêu chí giai đoạn 2021-2025; thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn đạt 72 triệu đồng/người/năm, tỷ lệ nghèo đa chiều còn 1,56%, tỷ lệ người dân tham gia BHYT đạt 95,2%, công nhận thêm từ 20 - 25 sản phẩm OCOP đạt 3 sao trở lên.
Dự kiến tổng nguồn lực thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới năm 2025 là 1.730 tỷ đồng, trong đó ngân sách tỉnh 278 tỷ đồng, ngân sách huyện 843 tỷ đồng, ngân sách xã 308 tỷ đồng, nhân dân đóng góp 180 tỷ đồng, vốn doanh nghiệp, hợp tác xã 30 tỷ đồng, vốn lồng ghép 17 tỷ đồng và vốn khác là 74 tỷ đồng.
Trong thời gian tới, Hà Nam chỉ đạo các xã sau sắp xếp, tinh gọn bộ máy, điều chỉnh địa giới hành chính, rà soát, xây dựng kế hoạch duy trì, nâng cao chất lượng và hoàn thiện các tiêu chí xã nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu, đồng thời đẩy mạnh cơ cấu lại ngành nông nghiệp, phát triển nền nông nghiệp toàn diện theo hướng hiện đại gắn với phát triển các ngành công nghiệp, ngành nghề, dịch vụ, tạo việc làm và nâng cao thu nhập cho người dân, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng phát triển bền vững, thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ đã đề ra…
Hà Nam có 157 sản phẩm OCOP đạt hạng 3 sao trở lên (trong đó 17 sản phẩm hạng 4 sao). Công tác duy trì, nâng cao chất lượng và hoàn thiện các chỉ tiêu, tiêu chí nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao và các quy định xã nông thôn mới kiểu mẫu đáp ứng theo Bộ tiêu chí giai đoạn 2021-2025 được các địa phương triển khai tích cực. |