Người mắc bệnh đường huyết nên và không nên ăn loại trái cây nào?

10:23 | 06/07/2024 In bài biết
Nhiều người mắc bệnh tiểu đường lo lắng đường trong trái cây làm tăng chỉ số đường huyết, vậy những loại trái cây nào nên ăn và hạn chế ăn khi bị tiểu đường?
Loại trà nào giúp kiểm soát đường huyết? Loại gia vị giúp hạ cholesterol, đường huyết và ngăn ngừa ung thư Người bệnh tiểu đường nên ăn gì để kiểm soát biến chứng?

Những loại trái cây tốt cho người tiểu đường

Theo Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ (ADA), tốt nhất người bệnh tiểu đường nên lựa chọn các loại trái cây tươi. Điều này là do các loại hoa quả khô, đóng hộp có thể chứa thêm nhiều đường khiến đường huyết của người bệnh tăng đột ngột khi tiêu thụ. Một số trái cây có chỉ số đường thấp tốt cho người tiểu đường có thể kể đến như: táo, cam, chanh, bưởi, lê, roi, táo, ổi... có thể ăn với số lượng nhiều.

một số loại trái cây chứa nhiều đường dễ làm huyết áp tăng cao và tác động tiêu cực cho bệnh tiểu đường
Một số loại trái cây chứa nhiều đường dễ làm huyết áp tăng cao và tác động tiêu cực cho bệnh tiểu đường. Ảnh: Lao động

Táo: Táo chứa nhiều chất oxy giúp làm giảm lượng cholesterol, tăng cường hệ miễn dịch, trong táo cũng chứa nhiều chất dinh dưỡng giúp tiêu hóa chất béo có trong cơ thể.

Quả roi: Roi có tác dụng khống chế lượng đường trong máu. Loại quả này không những tốt đối với bệnh nhân mắc tiểu đường mà còn giúp bạn giải cơn khát và ngừa tình trạng đi tiểu nhiều.

Cam: Hàm lượng vitamin C có trong rất cam cao. Loại quả này được coi là sản phẩm an toàn dành cho bệnh nhân tiểu đường

Lê: Đây là loại trái cây giàu chất xơ và ít đường, rất tốt cho người mắc bệnh tiểu đường.

Quả mơ: Mơ có vị chua man mát, giàu vitamin A, chất xơ, lượng carb trong mơ khá thấp, nên người bệnh có thể ăn thoải mái mà không sợ nồng độ đường trong máu tăng lên.

Dâu tây: Có nhiều loại vitamin, chất xơ, chất chống oxy hóa trong dâu tây, giúp bệnh nhân tiểu đường kiểm soát tốt lượng đường huyết. Dâu tây còn giúp người bị tiểu đường lâu đói, luôn đầy năng lượng và kiểm soát tốt đường huyết nhờ chứa ít carbohydrate và có chỉ số đường huyết GI=32. Bác sĩ khuyến nghị người bị bệnh tiểu đường nên uống 1 cốc dâu tây mỗi ngày.

Quả bơ: Những người mắc bệnh tiểu đường không cần kiêng ăn quả bơ, vì loại trái cây này có công dụng làm giảm chất béo trung tính và lượng cholesterol xấu lưu thông trong máu. Cụ thể hơn, 15 là chỉ số đường huyết có chứa trong một trái bơ, khá thấp và vô cùng an toàn.

Lựu: Lựu là trái cây dồi dào dinh dưỡng thích hợp cho bệnh nhân tiểu đường vì nó giúp cân bằng lượng đường trong máu. Ngoài ra quả lựu cũng có chỉ số đường huyết khá thấp là 18.

Đu đủ: Khá nhiều dinh dưỡng có trong đu đủ giúp tầm soát bệnh tiểu đường và đồng thời có khả năng ngăn ngừa bệnh tim. Đu đủ có rất nhiều enzyme ngăn ngừa bệnh nhân tiểu đường với các gốc tự do có hại. Với mức đường trong máu đạt 60, đu đủ là loại thực phẩm nằm trong danh sách được các chuyên gia dinh dưỡng khuyến nghị nên có trong thực đơn cho người mắc bệnh tiểu đường.

Bưởi: Đặc biệt là bưởi, đây là loại quả cực kỳ tốt cho nhiều đối tượng đặc biệt là người bị tiểu đường. Nhiều nghiên cứu đã cho thấy, bưởi có khả năng làm giảm nguy cơ mắc đột quỵ, tăng cường chức năng huyết quản và tiêu viêm. Bên cạnh đó bưởi còn có thể làm giảm cholesterol và triglycerid, tốt cho tim mạch. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, nếu bạn ăn bưởi liên tục trong 12 tuần trở lên, sẽ giúp cơ thể giảm béo rất hiệu quả, đồng thời bưởi còn giúp làm đẹp da. Đối với bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường, bưởi có vị đắng đặc biệt, chất tạo nên vị đắng có tác dụng hỗ trợ trị liệu bệnh tiểu đường, giúp cơ thể người bệnh mẫn cảm đối với insulin. Thường xuyên ăn bưởi giúp bệnh nhân tiểu đường có thể giảm nguy cơ bệnh tiến triển nặng và các biến chứng nguy hiểm.

Những loại trái cây người bị tiểu đường nên hạn chế

Đa số hoa quả tươi đều mang đến cho con người một sức khỏe tốt. Nhưng cũng có một số loại trái cây chứa nhiều đường dễ làm huyết áp tăng cao và tác động tiêu cực cho bệnh tiểu đường. Những loại hoa quả sau đây bạn cần hạn chế sử dụng khi đang mắc bệnh tiểu đường.

Sầu riêng và mít : Lượng đường trong trái sầu riêng và mít ngang với lượng đường của một lon coca hoặc một bát cơm hằng ngày.

Dứa chín ngọt: Người bị bệnh tiểu đường không nên ăn nhiều dứa đã chín ngọt, mặc dù loại quả này chứa nhiều nguyên tố vi lượng, dồi dào vitamin và nhiều lợi ích khác. Bên cạnh đó, loại hoa quả này còn có chức năng kháng viêm nhiễm hiệu quả. Do đó, người bị tiểu đường vẫn ăn được trái dứa, tuy nhiên chỉ với lượng nhỏ.

Xoài chín: Xoài là một loại trái cây cực kỳ tốt cho sức khỏe vì các chuyên gia tìm thấy trong vỏ xoài xanh có các hợp chất giúp insulin hoạt động tốt hơn. Nhưng xoài chín thì ngược lại chứa nhiều đường, có thể dẫn đến huyết áp cao, tăng đường huyết.

Chuối chín: Loại hoa quả mà bệnh nhân tiểu đường cần hạn chế dùng nhất là chuối đã chín kỹ, vì có hàm lượng đường khá cao trong quả chuối.

Bên cạnh đó, cần lưu ý, các loại nước ép trái cây không phải là thức uống lý tưởng cho người mắc bệnh tiểu đường bởi chúng là một trong những nguyên nhân khiến lượng đường trong máu tăng đột ngột.

Người bị bệnh tiểu đường không những cần chú trọng vào việc lựa chọn hoa quả mà thời điểm ăn trái cây cũng cần được lưu ý. Nên ăn trái cây cách ít nhất 2 giờ sau bữa ăn để không làm đường huyết của người bệnh tăng đột ngột. Thời gian tốt là khoảng sau 11 giờ sáng hoặc lúc 5 giờ chiều.
Vy Vy

Chuyên trang kinh tế Việt Nam của Báo Công Thương

Cơ quan ngôn luận của Bộ Công Thương

Tổng biên tập: Nguyễn Văn Minh

Phó tổng biên tập: Nguyễn Tiến Cường

® Giấy phép hoạt động Chuyên trang của Báo điện tử số 18/GP-CBC do Cục Báo chí - Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 9/8/2023

Tòa soạn: Tầng 10-11, Tòa nhà Bộ Công Thương, số 655 Phạm Văn Đồng, Bắc Từ Liêm, Hà Nội.

Hotline: 0866.59.4498

Tel: 024.936.6400 - Fax: 024.936.6402

Email: [email protected]

Bản quyền thuộc về Báo Công Thương. Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản.

Đường dẫn bài viết: https://kinhte.congthuong.vn/nguoi-mac-benh-duong-huyet-nen-va-khong-nen-an-loai-trai-cay-nao-330379.html