Sửa Nghị định 24 theo hướng bỏ cơ chế Nhà nước độc quyền sản xuất vàng miếng Tỷ giá USD tiếp tục tăng “chóng mặt”: Liệu có đáng lo? Không để thị trường vàng tạo "sắc đỏ" cho biểu đồ kinh tế |
Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương Tín (VietBank, UPCoM: VBB) cho biết, Hội đồng quản trị (HĐQT) mới đây có nghị quyết về việc miễn nhiệm bà Trần Thị Lâm - Phó Tổng giám đốc theo nguyện vọng cá nhân, từ ngày 26/3.
Trước đó, bà Trần Thị Lâm được HĐQT VietBank bổ nhiệm giữ chức vụ từ ngày 19/5/2023. Như vậy, thời gian tại chức của bà chỉ gần 10 tháng.
![]() |
Bà Trần Thị Lâm, sinh năm 1959, quê ở Quảng Ngãi là đương kim Chủ tịch Tập đoàn Hoa Lâm |
Bà Trần Thị Lâm có trách nhiệm bàn giao công việc, hồ sơ, tài liệu cho nhân sự do Tổng Giám đốc chỉ định; chịu trách nhiệm cá nhân (nếu có) đối với các công việc liên quan trong thời gian đảm nhiệm chức danh Phó Tổng giám đốc VietBank.
Trong diễn biến liên quan, ông Lê Huy Dũng cũng vừa nhận quyết định HĐQT VietBank về việc không tái bổ nhiệm ví trí Phó Tổng giám đốc. Sau đợt biến động này, ban điều hành VietBank còn lại 7 người, trong đó, bà Trần Tuấn Anh làm Tổng Giám đốc.
Thông tin rời đi của bà Trần Thị Lâm đang gây xôn xao dư luận, vì lẽ, các vị trí nhân sự cấp cao của ngân hàng luôn là tâm điểm được thị trường đặc biệt quan tâm khi điều này gắn liền với chiến lược phát triển của ngân hàng. Bên cạnh đó, nhiều quyết định “thay máu” nhân sự cấp cao còn ẩn chứa những câu chuyện thú vị khác.
Đặc biệt khi bà Trần Thị Lâm, sinh năm 1959, quê ở Quảng Ngãi là đương kim Chủ tịch Tập đoàn Hoa Lâm, là một trong những cổ đông đầu tiên góp vốn và xây dựng VietBank từ những ngày đầu thành lập vào năm 2006 với số vốn điều lệ ban đầu là 200 tỷ đồng.
Từ tháng 9/2006, ông Dương Ngọc Hòa - Tổng Giám đốc Hoa Lâm, đồng thời là chồng bà Trần Thị Lâm làm Chủ tịch VietBank. Đến tháng 4/2021, con trai bà Trần Thị Lâm là ông Dương Nhất Nguyên đảm nhiệm vị trí Chủ tịch HĐQT VietBank với nhiệm kỳ dự kiến kéo dài đến 2025.
Theo Báo cáo quản trị 2023, hiện gia đình bà Lâm đang sở hữu 11,73% vốn VietBank, trong đó, ông Dương Ngọc Hòa (chồng) nắm 4,55% vốn, ông Dương Nhất Nguyên (con trai) nắm 3,36%, con gái Dương Mai Anh nắm 2,1% và Dương Bảo Anh nắm 1,7%.
Tập đoàn Hoa Lâm được thành lập vào năm 1993, chuyên sản xuất xe gắn máy, tay ga. Tập đoàn tham gia vào lĩnh vực tài chính và sau đó lấn sân tiếp vào lĩnh vực y tế, sổ số điện toán (Vietlott), bất động sản, giáo dục…