Ở Việt Nam, dù thị trường chứng khoán có lịch sử phát triển hơn 20 năm nhưng vẫn được coi là kênh đầu tư mới mẻ với nhiều người. Mặc dù có tiềm năng mang lại lợi nhuận cao, tuy nhiên đầu tư chứng khoán cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro. Đối với những nhà đầu tư mới, việc tìm hiểu và nắm vững các kiến thức, kinh nghiệm đầu tư chứng khoán là vô cùng quan trọng. Dưới đây là một số kinh nghiệm đầu tư chứng khoán cho người mới bắt đầu để giúp bạn biết cách đầu tư chứng khoán an toàn và hiệu quả.
Chứng khoán: Là một bằng chứng tài sản hoặc phần vốn của công ty hay tổ chức đã phát hành. Chứng khoán có thể là hình thức chứng chỉ, bút toán ghi sổ hay dữ liệu điện tử. Chứng khoán bao gồm các loại như cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ và các hình thức khác. Trong đó, sản phẩm nổi trội nhất chắc chắn phải kể đến là cổ phiếu.
Cổ phiếu: Đại diện cho một phần sở hữu trong một công ty. Khi bạn mua cổ phiếu, bạn trở thành một cổ đông của công ty đó.
Trái phiếu: Là một hình thức vay mượn của công ty hoặc chính phủ. Bạn mua trái phiếu, công ty hoặc chính phủ đó sẽ trả lãi suất cho bạn.
Chứng chỉ quỹ: Là một loại chứng khoán xác nhận quyền sở hữu một phần vốn góp trong quỹ đại chúng của Nhà đầu tư. Trong đó, quỹ đại chúng được hình thành từ vốn góp của các nhà đầu tư với mục đích kiếm lợi nhuận từ việc đa dạng hóa đầu tư vào chứng khoán hoặc nhiều dạng tài sản đầu tư khác
Đầu tư chứng khoán: Đầu tư chứng khoán là hoạt động các nhà đầu tư gián tiếp đầu tư vào các doanh nghiệp đã niêm yết trên thị trường bằng việc mua các sản phẩm kể trên do các doanh nghiệp này phát hành.
Tìm hiểu quy trình đầu tư chứng khoán cho người mới bắt đầu
Đầu tiên, bắt đầu với việc mua cổ phiếu, có 3 hình thức mua chủ yếu là mua trực tiếp tại công ty phát hành cổ phiếu hoặc công ty quản lý quỹ, mua thông qua công ty môi giới trực tuyến hoặc mua thông qua người môi giới chứng khoán.
![]() |
Ảnh minh họa |
Khi mua trực tiếp tại công ty phát hành, bạn có thể giảm một số chi phí giao dịch, nhưng sẽ không được tiện lợi, và không có nhiều sự lựa chọn, bằng mua thông qua công ty môi giới trực tuyến.
Tiếp theo, nên tạo tài khoản giao dịch chứng khoán: Sau khi đã chọn được công ty môi giới phù hợp và làm theo hướng dẫn trên nền tảng để tạo tài khoản giao dịch chứng khoán trực tuyến. Lưu ý cần chuẩn bị trước: Căn cước công dân hoặc hộ chiếu, tài khoản ngân hàng được liên kết, email cá nhân để đăng ký. Một số ngân hàng lớn cũng lập ra nền tảng môi giới chứng khoán để tiện việc chuyển khoản khi mua bán chứng khoán. Ghi nhớ mật khẩu và email đăng ký cùng các thông tin chuyển khoản để đảm bảo an toàn bảo mật trong quá trình giao dịch.
Chọn sản phẩm chứng khoán: Cần hiểu về ý nghĩa của các màu sắc trong bảng giá chứng khoán.
Màu vàng: Giá tham chiếu (giá đóng cửa của ngày giao dịch gần nhất trước đó)
Màu xanh lam: Giá khớp lệnh đang cao hơn giá tham chiếu
Màu đỏ: Giá khớp lệnh đang thấp hơn giá tham chiếu
Màu tím: Giá trần
Màu xanh lá cây: Giá sàn
Khi giá đang lên so với hôm trước, bạn sẽ thấy màu xanh lam và màu tím.
Khi giá đang xuống so với hôm trước, bạn sẽ thấy màu đỏ và xanh lá cây.
Ngoài ra còn có các chỉ số thị trường quan trọng bạn cần tìm hiểu thêm như: VN-Index, VN30-Index, VNXAllshare, HNX-Index, HNX30-Index, UPCOM,... Học cách định giá công ty bằng các chỉ số: P/E, P/B, P/S…Để xác định điểm mua cổ phiếu, hãy chọn doanh nghiệp có lợi thế cạnh tranh, có sức khỏe tài chính lành mạnh, có dòng tiền ổn định, có lãnh đạo tốt. Bạn cần đọc báo cáo tài chính, tìm hiểu về công ty từ truyền thông báo chí, và có hiểu biết xã hội. Ngoài ra nên mua khi mức giá trên thị trường thấp hơn so với định giá của bạn từ 30 – 50%. Một số phương pháp lọc cổ phiếu có thể tham khảo: Phương pháp phân tích cơ bản, phương pháp phân tích kỹ thuật, CANSLIM, 4M,...
Quyết định mua số lượng bao nhiêu: Có thể bắt đầu mua lô lẻ (từ 1 - 99 cổ phiếu) nếu bạn không vững vàng về tài chính và chỉ muốn trải nghiệm thị trường. Ngược lại, nếu có nguồn tiền ổn, bạn có thể mua lô chẵn (bội số của 100 như 100, 200, 500 cổ phiếu). Tuy nhiên, cần lưu ý rằng mua cổ phiếu lô lẻ sẽ khó hơn so với lô chẵn vì không có nhiều nhà đầu tư sở hữu lô lẻ để bán ra.
Số vốn cần có tính như sau: Số vốn = giá đơn vị x số lượng trong 1 lô + phí giao dịch.
Thường thì số vốn cho 1 lô giao động từ mấy trăm đến mấy triệu đồng.
Đặt lệnh chứng khoán: Có 2 cách đặt lệnh:
Limit Orders: bạn tự đưa ra mức giá, và lệnh mua được thực hiện khi giá cổ phiếu bằng mức giá đó.
Market orders: bạn mua với giá thị trường, lệnh mua được thực hiện ngay lập tức.
Thông thường, có hai kiểu đầu tư phổ biến trong giao dịch chứng khoán. Đầu tư ngắn hạn: Thường là hình thức đầu tư với nhiều rủi ro, do tác động của thị trường, chính trị, thiên tai… tác động đến giá cổ phiếu trong thời gian ngắn hạn. Nhà đầu tư không có ý định đầu tư lâu dài với một cổ phiếu, lợi nhuận ngắn hạn từ việc tăng giá cổ phiếu. Nhà đầu tư ngắn hạn cũng sẽ linh hoạt hơn để chọn mã chứng khoán có tiềm năng hơn, thường sẽ không trung thành với một số cổ phiếu nhất định. Bởi mục tiêu ngắn hạn, đánh nhanh – rút gọn để thu lợi nhuận, nên nhà đầu tư ngắn hạn ít quan tâm đến chính sách phát triển kinh tế của doanh nghiệp phát hành cổ phiếu.
Đầu tư dài hạn: Thường được nhiều nhà đầu tư lâu năm chọn lựa và đưa ra một số kinh nghiệm như sau:
Lựa chọn đơn vị/doanh nghiệp có tiềm năng phát triển trong tương lai để quyết định đầu tư. Thông qua các báo cáo tài chính, lãi ròng, chính sách phát triển kinh tế, đánh giá cổ tức… Đánh giá sự phát triển và tiềm năng của doanh nghiệp trong kinh doanh.
Lựa chọn thời điểm mua cổ phiếu thấp rẻ hơn giá trị thực của nó, để đầu tư kiếm lợi: Khủng hoảng kinh tế, thị trường tài chính đang đi xuống và suy thoái,...
Giữ vững tâm lý trước những biến động lên xuống của cổ phiếu. Bởi đầu tư chứng khoán dài hạn cần có cái nhìn toàn cảnh, lợi nhuận lâu dài từ sự phát triển của doanh nghiệp, chứ không từ những tác động ngắn hạn của thị trường.
Đầu tư cổ phiếu yêu cầu trình độ cao vì bắt buộc bạn phải nắm được kiến thức phân tích tài chính. Vì là người mới, có thể bạn cần phải tập tành đầu tư trái phiếu và quỹ mở để từ từ tích lũy kiến thức chứng khoán, sau đó mới nên đầu tư vào cổ phiếu. Nhà đầu tư thuần thục cũng có lúc chọn sai và thua lỗ. Vậy nên hãy nghiên cứu thật kỹ trước khi đưa ra bất kỳ quyết định nào.