Chứng khoán tuần qua: Áp lực bán tăng mạnh, giao dịch giằng co

06:42 | 18/11/2023 In bài biết
Chứng khoán tuần qua 13/11 - 17/11, khối lượng giao dịch ở mức cao cho thấy áp lực bán tăng mạnh.
Chứng khoán tuần qua: Phục hồi sau 2 tuần giảm mạnh Giá vàng chiều nay 17/11/2023: Giá vàng 9999, SJC, 24K, Mi Hồng, PNJ, DOJI đồng loạt tăng phi mã Tỷ giá USD chiều nay 17/11/2023: Giá đô hôm nay, USD chợ đen, USD VCB quay đầu giảm

Biến động mạnh, rủi ro ngắn hạn tăng cao

Chứng khoán tuần qua 13/11 - 17/11, theo Công ty Chứng khoán Sài Gòn - Hà Nội, VN-Index trải qua tuần giao dịch với biến động khá mạnh. Tiếp đà hồi phục của 2 tuần trước đó, VN-Index có 3 phiên tăng điểm giữa tuần tuy nhiên áp lực bán mạnh vào phiên cuối tuần đã thổi bay toàn bộ thành quả các phiên trước, đưa VN-Index quay trở lại về sát mốc 1.100 điểm. Chốt phiên cuối tuần, VN-Index đóng cửa ở mức 1.101,19 điểm, giảm 0,04% so với tuần trước. HNX-Index ở mức 226,54 điểm, giảm 0,05% so với tuần trước.

Trong tuần thị trường chứng khoán thanh khoản trên HOSE đạt 91.635 tỷ đồng, tăng 4,3% so với tuần trước, khối lượng giao dịch tăng 2,4%, trung bình đạt hơn 824 triệu cổ phiếu/phiên tại HOSE. Thanh khoản HNX tăng 10,5% với 11.332,51 tỷ đồng được giao dịch.

Do VN-Index biến động mạnh trong tuần khiến các ngành và các cổ phiếu trong ngành hầu như có sự phân hóa.

Nhóm cổ phiếu ngân hàng chốt tuần có sự phân hóa như CTG (+1,02%), BID (+1,66%), TCB (+0,32%), MBB (+1,11%), ACB (+1,34%), VPB (-1,28%), VCB (-0,47%), STB (-0,51%).

Nhóm cổ phiếu xây dựng tăng tốt với LGC (+6,73%), C47 (+7,84%), CTR (+8,96%), LIG (+5,00%), HTN (+2,74%), HUT (+1,02%).

Nhóm cổ phiếu bất động sản, khu công nghiệp tuần qua cũng có nhiều mã cổ phiếu tăng điểm như PDR (+9,75%), DIG (+4,92%), QCG (+8,07%), SZC (+4,79%), KBC (+2,78%).

Nhóm cổ phiếu dịch vụ tài chính, chứng khoán thu hút dòng tiền thời gian gần đây vẫn duy trì được sự tích cực như SSI (+2,27%), BSI (+0,12%), VND (+1,00%), CTS (+2,99%), FTS (+2,25%), VCI (+1,13%), MBS (+0,98%)... ngược lại HCM (-0,69%), WSS (-5,68%).

Nhóm cổ phiếu bán lẻ và hàng tiêu dùng có tuần giao dịch tích cực, thanh khoản gia tăng tốt như VNM (+0,57%), MSN (+3,89%), SAB (+2,08%), MWG (+5,08%), PNJ (+3,82%), DGW (+2,12%).

Ngược lại, nhóm cổ phiếu Vingroup có tuần giảm khá mạnh với VIC (-6,12%), VHM (-7,92%), VRE (-4,80%).

Xét theo mức độ đóng góp, VCB, VIC và VHM là những mã có tác động tiêu cực nhất đến VN-Index. Trong đó, tính riêng VCB đã lấy đi hơn 3,2 điểm của chỉ số này. Ở chiều ngược lại, PDR, ITA và PNJ là những mã có tác động tích cực nhất. Tính riêng PDR đã bù lại hơn 0,13 điểm cho chỉ số.

Nhà đầu tư nước ngoài bán ròng mạnh tuần thứ 2 liên tiếp với giá trị lên tới 1.343,30 tỉ đồng, tập trung bán mạnh ở nhóm Vingroup, cổ phiếu MWG, chứng chỉ quỹ FUESSVFL; bán ròng mạnh trên HNX với giá trị 117,84 tỷ đồng.

Chứng khoán tuần qua: Áp lực bán tăng mạnh, giao dịch giằng co
Chứng khoán tuần qua: Áp lực bán tăng mạnh, giao dịch giằng co

Loạt chính sách quan trọng

Thị trường tuần qua đón nhận một số thông tin trong tuần như: Báo cáo tại hội nghị tín dụng đối với bất động sản và phát triển nhà ở xã hội sáng 13/11/2023, đại diện Ngân hàng Nhà nước cho biết, đến 30/09/2023, tổng dư nợ tín dụng đối với lĩnh vực bất động sản của các tổ chức tín dụng đạt 2,74 triệu tỷ đồng, tăng 6,04% so với 31/12/2022, chiếm tỷ trọng 21,46% tổng dư nợ đối với nền kinh tế.

Trong đó tín dụng kinh doanh bất động sản tăng 21,86%, cao hơn mức tăng chung và cùng kỳ năm trước cho thấy các giải pháp, nỗ lực của Chính phủ, ngành Ngân hàng và các Bộ, ngành, địa phương trong việc tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho thị trường bất động sản dang dần phát huy hiệu quả.

Ngân hàng Nhà nước cũng công bố 5 giải pháp chính gỡ khó cho thị trường bất động sản; rà soát Thông tư 03 và Thông tư 06 để ban hành các văn bản sửa đổi, bổ sung phù hợp.

Trong phiên giao dịch ngày 13/11, Ngân hàng Nhà nước tiếp tục không chào thầu tín phiếu mới. Đây là phiên thứ ba liên tục mà các Nhà điều hành tạm ngưng sau gần 2 tháng liên tục phát hành. Như vậy, thị trường sẽ có thêm 20.000 tỷ đồng tín phiếu cũ đáo hạn được bơm ngược trả lại hệ thống. Sau phiên ngày 14/11, lượng tín phiếu phát hành đợt vừa qua chờ đáo hạn giảm còn 134.650 tỷ đồng.

Thị trường thế giới đón nhận thông tin CPI của Mỹ tháng 10/2023 tăng 3.2% so với cùng kỳ (thấp hơn dự báo 3,3%), CPI lõi tăng 4% so với cùng kỳ (dự báo 4.1% của các chuyên gia), các chỉ số chứng khoán Mỹ đêm qua đồng loạt tăng 1,43% - 2,13%.

Bộ Thương mại Mỹ đã chính thức rà soát và công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường. Đại diện Bộ Công Thương Việt Nam cho đây là một động thái thiện chí từ phía nước bạn và bối cảnh này tạo thuận lợi cho việc xuất khẩu hàng hóa của nước ta.

Lạm phát Anh giảm mạnh xuống mức 4.6% trong tháng 10/2023, thấp nhất trong 2 năm. Trước đó, các chuyên gia kinh tế dự báo CPI tăng 4.8% so với cùng kỳ và tăng 0.1% so với tháng trước. Nếu loại bỏ giá năng lượng, thực phẩm, đồ uống có cồn và thuốc lá, CPI lõi của Anh tăng 5.7% so với cùng kỳ, thấp hơn mức 6.1% của tháng 9.

Minh Quang

Chuyên trang kinh tế Việt Nam của Báo Công Thương

Cơ quan ngôn luận của Bộ Công Thương

Tổng biên tập: Nguyễn Văn Minh

Phó tổng biên tập: Nguyễn Tiến Cường

® Giấy phép hoạt động Chuyên trang của Báo điện tử số 18/GP-CBC do Cục Báo chí - Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 9/8/2023

Tòa soạn: Tầng 10-11, Tòa nhà Bộ Công Thương, số 655 Phạm Văn Đồng, Bắc Từ Liêm, Hà Nội.

Hotline: 0866.59.4498

Tel: 024.936.6400 - Fax: 024.936.6402

Email: [email protected]

Bản quyền thuộc về Báo Công Thương. Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản.

Đường dẫn bài viết: https://kinhte.congthuong.vn/chung-khoan-tuan-qua-ap-luc-ban-tang-manh-giao-dich-giang-co-286383.html