Từ cuối tháng 11/2021, Phòng Trưng bày nhận diện hàng thật - hàng giả, hàng vi phạm đã được Tổng cục Quản lý thị trường mở cửa thường xuyên, định kỳ trên phố Tràng Tiền, Hà Nội. Đây được coi là một trong nhiều “công cụ” phục vụ hiệu quả cho công tác kiểm soát, ngăn chặn xử lý các sản phẩm giả, hạn chế mức thấp nhất khả năng lưu thông trên thị trường.
Thêm "công cụ" nhận diện hàng thật, hàng giả
![]() | Sử dụng công nghệ cao để chống sản xuất, buôn bán hàng giả |
Theo Tổng cục Quản lý thị trường, hàng giả, hàng kém chất lượng đã có mặt ở mọi phân khúc thị trường, từ các vùng nông thôn đến thành phố lớn; từ các giao dịch trực tiếp ở các chợ, cửa hàng đến nhiều trang web thương mại điện tử. Năm 2020, lực lượng Quản lý thị trường cả nước đã kiểm tra, phát hiện và xử lý trên 66.000 vụ vi phạm, thu nộp ngân sách nhà nước trên 136 tỷ đồng, trị giá hàng vi phạm trên 392 tỷ đồng. Đến năm 2021, dù chịu tác động của đại dịch Covid-19, toàn lực lượng đã nỗ lực phát hiện, xử lý 41.375 vụ vi phạm, ước thu nộp ngân sách gần 430 tỷ đồng.
Lãnh đạo Tổng cục Quản lý thị trường cho biết, hàng giả hiện nay đang được làm ngày càng tinh vi hơn. Các đối tượng thường xuyên thay đổi phương thức, thủ đoạn vi phạm và không dừng lại ở phạm vi sản xuất, kinh doanh trong nước mà còn liên quan đến yếu tố nước ngoài. Một số sản phẩm bị làm giả, làm nhái nổi cộm trong thời gian gần đây như: Kit test nhanh Covid-19, khẩu trang y tế, đồ bảo hộ phòng chống dịch Covid-19, bánh kẹo, sản phẩm thời trang, thuốc, phân bón...
![]() |
Tổng Cục trưởng Trần Hữu Linh cùng các đại biểu tham quan Phòng trưng bày nhận diện hàng thật - hàng giả |
Các đối tượng sẵn sàng đội lốt xuất xứ cho hàng hóa để lừa dối người tiêu dùng với các mánh khóe gian lận như: sản phẩm trưng bày, quảng cáo là hàng chính hãng nhưng hàng bán ra là hàng giả, hàng nhái. Các sản phẩm giả luôn có địa chỉ sản xuất nhưng thường là địa chỉ không có thật, đối phó với lực lượng chức năng các đối tượng có sự phân công chặt chẽ, hình thành các đầu mối phụ trách ở từng khâu trong quá trình sản xuất, vận chuyển hàng hóa đưa đi tiêu thụ. Nhiều cơ sở vi phạm hoạt động với mục tiêu sản xuất đến đâu, tiêu thụ đến đó, không tích trữ số lượng lớn.
Chia sẻ khi tham quan không gian trưng bày hàng thật - hàng giả, chị Thu Hoài (Cầu Giấy, Hà Nội) đã không khỏi bất ngờ khi những thực phẩm sử dụng nấu ăn hàng ngày như: bột ngọt, sa tế, hạt nêm hay rượu, bia... lại được làm giả một cách tinh vi, rất khó phát hiện.
Bằng mắt thường, chị Thu Hoài cũng không thể phân biệt được đâu là gói mì chính Ajinomoto thật, đâu là hàng giả, hàng vi phạm dù hai sản phẩm này được đặt cạnh nhau. Phải đến khi có người hướng dẫn, chỉ ra các điểm khác biệt giữa hai sản phẩm thật và giả, tôi mới phân biệt được. Hàng giả được làm quá tinh vi, kỳ công, người tiêu dùng rất dễ bị đánh lừa nếu không được trang bị kiến thức để nhận diện.
![]() |
Khách tham quan phân biệt hàng thật - hàng giả |
Đáng chú ý, đường dây nóng của Tổng cục Quản lý thị trường hay các kênh truyền thông của lực lượng liên tiếp nhận được những cuộc gọi, những phản ánh của người tiêu dùng khi mua, sử dụng phải những sản phẩm là hàng giả, hàng kém chất lượng.
Ông Trần Hữu Linh - Tổng Cục trưởng Tổng cục Quản lý thị trường nhận định, trong công tác phòng chống hàng giả, hàng nhái, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ đặc biệt phải đề cao đến biện pháp phòng ngừa. Do vậy, để công tác này đạt hiệu quả cao hơn nữa, từ tháng 11/2021, Tổng cục Quản lý thị trường đã mở cửa Phòng Trưng bày nhận diện hàng thật - hàng giả, hàng vi phạm thường xuyên và định kỳ nhằm cung cấp thông tin, cách nhận biết để người tiêu dùng, khách tham quan nhận diện được các dấu hiệu hàng giả, hàng thật của các sản phẩm hàng hóa.
Theo đó, Phòng trưng bày được kỳ vọng, giúp nâng cao nhận thức người tiêu dùng trong việc mua sắm các sản phẩm chính hãng, rõ nguồn gốc xuất xứ. Đồng thời, tạo mối liên kết chặt chẽ giữa doanh nghiệp, người dân, cơ quan quản lý nhà nước trong việc ngăn chặn, phát hiện, xử lý các sản phẩm hàng giả, hàng nhái, hạn chế mức thấp nhất khả năng lưu thông trên thị trường.
![]() |
Tổng cục Quản lý thị trường vừa mở cửa phòng Trưng bày nhận diện hàng thật - hàng giả với chủ đề “Quản lý thị trường đi cùng nhịp sống” |
Ông Nguyễn Minh Đức - Trưởng đại diện, Giám đốc Quan hệ và Thị trường Chính phủ, Công ty TNHH 3M (đơn vị từng có sản phẩm giới thiệu tại Phòng Trưng bày nhận diện hàng thật - hàng giả) cho biết, Phòng trưng bày không chỉ góp phần bảo vệ người tiêu dùng, bảo vệ các doanh nghiệp với vai trò chủ thể quyền sở hữu trí tuệ mà còn khẳng định, cam kết sự đồng hành của Chính phủ, của các lực lượng chức năng trong việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của doanh nghiệp tại Việt Nam.
Tương tự, ông Nguyễn Trần Tiến - Phó Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Thời trang Yody cũng cho rằng, Phòng Trưng bày một lần nữa khẳng định sự đồng hành của Chính phủ, của lực lượng chức năng nói chung và của lực lượng Quản lý thị trường nói riêng với cộng đồng doanh nghiệp trong việc bảo vệ thương hiệu, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng, doanh nghiệp.
Theo đánh giá của nhiều chuyên gia đến từ các Bộ, ngành, Phòng Trưng bày nhận diện hàng thật - hàng giả, hàng vi phạm của Tổng cục Quản lý thị trường là một kênh truyền thông rất ý nghĩa, thiết thực trong bối cảnh hàng giả, hàng nhái tràn lan, giúp người tiêu dùng trang bị được nhiều kiến thức, thông tin mới trong lựa chọn, nhận diện hàng thật, hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ. Đây sẽ là một trong nhiều công cụ phục vụ hiệu quả cho công tác kiểm soát, ngăn chặn xử lý các sản phẩm giả, hạn chế mức thấp nhất khả năng lưu thông trên thị trường. |
Tin mới cập nhật

Xuất khẩu cá tra tăng trưởng, thị trường đón tín hiệu tốt

Giá cao su quý I/2025 tăng, thị trường chờ đợi điều gì?

Xuất khẩu chè sang Pakistan đạt hơn 4 triệu USD trong tháng 3

Quý I/2025, xuất nhập khẩu cả nước đạt hơn 202 tỷ USD

Xuất khẩu hạt điều giảm nhưng giá bán tăng kỷ lục

Xuất khẩu gỗ quý I tăng mạnh, đạt gần 4 tỷ USD

Giá xuất khẩu hồ tiêu lập đỉnh, kim ngạch quý I/2025 tăng 2 con số

Quý 1/2025 xuất khẩu rau quả sụt giảm

Thanh long vượt sầu riêng, trở lại 'ngôi vương' xuất khẩu trái cây

Xuất khẩu hồ tiêu quý 1/2025 tăng trưởng mạnh
Tin khác

Xuất khẩu phân bón tháng 3 tăng mạnh, đạt gần 91 triệu USD

Mở rộng không gian xuất khẩu cho ngành gỗ

Thanh long vươn lên top đầu xuất khẩu rau quả Việt

Hà Nội: Kim ngạch nhập khẩu hàng hóa quý I/2025 tăng 9,1%

Đa dạng thị trường cho sản phẩm công nghiệp chế tạo

Infographic | Xuất khẩu thủy sản quý I/2025 bứt phá ấn tượng

Gỡ vướng cho xúc tiến xuất khẩu tại chỗ

Giá xuất khẩu tiêu đen của Việt Nam đạt gần 6.500 USD/tấn

Infographic| Xuất nhập khẩu hàng hóa đạt hơn 162 tỷ USD

Việt Nam đứng đầu về nguồn cung hạt điều cho Hoa Kỳ, chiếm 87,8%
Đọc nhiều

Quảng Ngãi nghiên cứu chia cán bộ làm việc hai nơi sau sáp nhập

Sun Group động thổ Khu dịch vụ thương mại và cáp treo Am Tiên tại Thanh Hóa

Thị trường chứng khoán Việt Nam sẽ phục hồi ngoạn mục

Ngành thời trang chiếm áp đảo doanh số thương mại điện tử

Infographic | Chi tiết địa điểm tổ chức các hoạt động văn hóa nghệ thuật mừng đại lễ 30/4

Nhận định chứng khoán 28/4: Giải ngân thăm dò cổ phiếu

Nhận định chứng khoán 29/4: Cân nhắc nắm giữ cổ phiếu

Du lịch khởi sắc, bất động sản nghỉ dưỡng phục hồi

Doanh nghiệp ‘chuyển mình’ để thích ứng xu hướng tiêu dùng
