Doanh nghiệp bất động sản: Khát bên miệng giếng

Tín dụng bất động sản đã tăng khá mạnh trong năm qua, nhưng nhiều doanh nghiệp bất động sản lại không thể tiếp cận được.
Doanh nghiệp bất động sản tuyên bố phá sản, giải thể tăng 38,7% Kiến nghị cho phép doanh nghiệp bất động sản được tái cơ cấu khoản nợ vay tín dụng đến hạn
Doanh nghiệp bất động sản: Khát bên miệng giếng

“Ai mang con sáo sang sông”

Đầu năm 2023 với K – quản lý cấp cao một tập đoàn bất động sản quy mô lớn tại Hà Nội – là những tháng ngày nhàn nhã đến vô vị. Công ty không có việc, “lính lác” cũng chẳng còn bao nhiêu do nhân sự bị cắt giảm hàng loạt, nên K đành giết thời gian bằng những buổi ngồi cà phê dài từ sáng đến chiều. “Chúng tôi đang tìm cách xoay vốn, nhưng mọi việc dường như không thuận lợi, còn thì chẳng trông mong gì vào các ngân hàng”, K nói với vẻ chán nản.

Tập đoàn nơi K làm việc đã đầu tư vào ít nhất 4 dự án tại các địa phương. Các dự án này đều đã có chấp thuận chủ trương đầu tư, đang tiến hành giải phóng mặt bằng. Theo đúng quy trình làm dự án, tập đoàn ứng trước tiền bồi thường giải phóng mặt bằng cho tỉnh để sau khi giải phóng mặt bằng xong, tỉnh sẽ cấn trừ số tiền ứng trước này vào tiền sử dụng đất mà tập đoàn phải nộp. Nhưng quy trình này đã bị “ách” lại ngay từ bước đầu tiên. Toàn bộ số tiền mà tập đoàn ứng trước, bao gồm tiền tự có và vốn vay ngân hàng, đã bị tỉnh “ngâm” suốt một thời gian dài, trong khi việc đền bù, giải phóng mặt bằng gần như dậm chân tại chỗ.

Lúc này, tập đoàn rơi vào thế bí, bỏ thì thương mà vương thì tội: muốn tiếp tục làm thì không có mặt bằng sạch, mà đi vay ngân hàng tiếp thì chỉ nhận được cái lắc đầu từ chối. Đã thế, ngân hàng vẫn đều đặn “gõ” lãi suất lên khoản vay cũ khiến lượng tiền của tập đoàn sụt giảm như cái bình thủng đáy.

Cùng đường, tập đoàn này đã phải rao bán các dự án, bao gồm cả hai hình thức là mời “góp gạo thổi cơm chung” hoặc mua đứt bán đoạn. Tuy nhiên, kể từ quý IV/2022 đến nay, việc rao bán không có kết quả. “Trước đây, tập đoàn T chuyên đi thâu gom dự án, chỉ cần có chấp thuận chủ trương là họ đã mua rồi, nhưng giờ họ cũng thận trọng, không vung tiền nữa, chúng tôi có mời chào nhưng họ đã từ chối”, K nói.

Không gặp câu chuyện măt bằng như tập đoàn nêu trên, song với tập đoàn H, việc ngân hàng không cho vay cũng đang là vấn đề đau đầu nhất hiện nay. Trước đây, do mở rộng đầu tư, tập đoàn H đã vay mượn khá nhiều ngân hàng, đến khi thị trường bất động sản khủng hoảng, việc trả nợ trở nên khó khăn, các ngân hàng gần như ngoảnh mặt, không cho vay tiếp. Đã thế, mọi khoản thu từ hoạt động bán hàng của tập đoàn đều bị các ngân hàng nắm giữ, khiến thanh khoản của tập đoàn H trở nên hết sức căng thẳng. Trong một nỗ lực cứu vãn, tập đoàn H đã đề nghị các ngân hàng hoán đổi nợ thành cổ phần các dự án bất động sản. Tuy nhiên, lời đề nghị này đã bị từ chối.

Không chỉ gặp phải sự lạnh nhạt của các ngân hàng, tập đoàn H còn dính vận hạn khi một dự án lớn bị kẹt pháp lý suốt mấy năm qua, “chôn vùi” hàng nghìn tỷ đồng của tập đoàn này và khiến chi phí lãi vay trở thành gánh nặng, bòn rút lợi nhuận doanh nghiệp qua mỗi năm.

Tín dụng cho ai?

Có thể thấy, tình cảnh khó khăn của các doanh nghiệp bất động sản nêu trên gần như đều là “bất khả kháng”, bởi nguyên do của khó khăn là sự vướng mắc về pháp lý, sự chậm trễ trong giải phóng mặt bằng, hầu như là vấn đề thuộc trách nhiệm của nhà quản lý. Rủi ro chính sách và các cú sốc đột ngột là những điều rất khó, nếu như không muốn nói là không thể tiên liệu được đối với các doanh nghiệp. Do đó, trong hoàn cảnh khó khăn, các doanh nghiệp bất động sản rất cần sự chung tay của các ngân hàng, thay vì việc ai nấy làm, thân ai nấy lo, bởi hơn ai hết, các ngân hàng cũng hiểu rõ cả hai đang ngồi chung một chiếc thuyền, và rằng “Trạng chết chúa cũng băng hà/ Dưa gang đỏ đít thì cà đỏ trôn”.

Doanh nghiệp bất động sản: Khát bên miệng giếng

Tất nhiên, ngành ngân hàng có những cái khó riêng, khi phải tuân thủ các quy định, các chuẩn mực, sự an toàn… Và để đảm bảo các điều này, ngân hàng chỉ giải ngân cho các dự án đầy đủ pháp lý, có sản phẩm tốt, có người mua ở thực. Tuy nhiên, hiện trạng của thị trường bất động sản Việt Nam hiện nay lại không được tốt đẹp như yêu cầu của giới ngân hàng. Theo Hội Môi giới bất động sản Việt Nam, trong khoảng 2 năm trở lại đây, toàn quốc có tới hàng nghìn dự án bị tắc nghẽn vì pháp lý với tổng giá trị lên tới 30 tỷ USD. Trong bối cảnh 70% khó khăn của thị trường là pháp lý (theo Hiệp hội bất động sản TP. HCM) thì việc đòi hỏi dự án phải tốt mới cho vay không khác nào bắt người què đi leo cột mỡ.

Trong hoàn cảnh ngặt nghèo đó, những đề xuất của các doanh nghiệp bất động sản như: cấp tín dụng mới, điều chỉnh hệ số rủi ro, cơ cấu lại nợ, không chuyển nhóm nợ, sớm hạ lãi suất… rõ ràng không phải không có nguyên do, dù cho tính khả thi của nó vẫn còn là một chủ đề gây tranh cãi.

Tín dụng ưu tiên cho nhà ở xã hội, nhà ở công nhân là một định hướng rất đúng, rất nhân văn, song số lượng dự án của phân khúc này không nhiều, vì thế cầu tín dụng là không đáng kể, chưa nói đến tính cấp bách trong việc cấp vốn cho phân khúc này. Trong khi đó, số lượng doanh nghiệp bất động sản thương mại lớn gấp nhiều lần, lại đang khát vốn nghiêm trọng thì không được “ưu ái”. Cứu người là rất tốt nhưng sẽ còn tốt hơn nếu cứu đúng lúc và đúng người.

Những nhà quan sát thị trường bất động sản hẳn vẫn còn nhớ những số liệu được đưa ra bởi cơ quan quản lý ngành ngân hàng: đến cuối năm 2022, dư nợ cho vay bất động sản là 2,58 triệu tỷ đồng, tăng 24,27% so với cuối năm 2021, lớn hơn nhiều so với mức tăng 14,5% của toàn ngành ngân hàng và chiếm 21,2% tổng dư nợ của nền kinh tế, cao nhất trong 5 năm qua. Tuy nhiên, cũng nên thấy rằng phần lớn tín dụng đó không phải cho doanh nghiệp vay mà cho cá nhân vay. Chẳng hạn với Techcombank, cho vay bất động sản năm 2022 là 300 nghìn tỷ đồng (chiếm 70%) nhưng có tới 190 nghìn tỷ đồng là cho cá nhân vay; BIDV cho vay bất động sản 275 nghìn tỷ đồng nhưng cho cá nhân vay tới 217 nghìn tỷ đồng… Tình trạng này cũng diễn ra với nhiều ngân hàng khác.

Như vậy, có thể thấy, “mang tiếng” là bất động sản có tín dụng rất dồi dào, song doanh nghiệp bất động sản lại rất khó tiếp cận các khoản vay, thực đúng là tình cảnh gần rừng xanh nhưng không có củi đốt, bên miệng giếng mà đành chịu chết khô.

Câu chuyện tín dụng bất động sản cho thấy rất nhiều nghịch lý bất đắc dĩ mà cả thị trường tiền tệ lẫn thị trường bất động sản đang phải chịu đựng. Để giải quyết các nghịch lý này cần thực hiện đồng thời nhiều giải pháp, trong đó rất quan trọng là khẩn trương tháo gỡ vướng mắc pháp lý cho các dự án bất động sản. Bởi khi pháp lý được khơi thông, tín dụng sẽ tự chảy vào các doanh nghiệp bất động sản (do đủ điều kiện giải ngân) và doanh nghiệp cũng hút được một lượng lớn tiền từ người mua thông qua các hợp đồng bán nhà trên giấy. Song song với đó, thiện chí của các ngân hàng cũng là yếu tố quan trọng không kém để doanh nghiệp bất động sản có tiền tươi hoạt động, tránh lâm vào tình trạng vỡ nợ kỹ thuật, hay thảm hơn là “chết trên đống tài sản”. Để doanh nghiệp bất động sản chết, một số bên sẽ có lợi, nhưng với thị trường và nền kinh tế nói chung, đó ắt hẳn không phải câu chuyện hay ho gì.

vietnamfinance.vn
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Bất động sản

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Mua nhà ở xã hội: Hiểu sai một dòng, lỡ cả giấc mơ

Mua nhà ở xã hội: Hiểu sai một dòng, lỡ cả giấc mơ

Nhiều người dân có nhu cầu thực về nhà ở xã hội tại Hà Nội nhưng không hiểu đúng quy định, dẫn đến sai sót hồ sơ, thậm chí vô tình vi phạm pháp luật.
Góc khuất doanh nghiệp bất động sản chưa đăng ký hợp đồng mẫu - Bài 2: Chủ đầu tư coi thường luật

Góc khuất doanh nghiệp bất động sản chưa đăng ký hợp đồng mẫu - Bài 2: Chủ đầu tư coi thường luật

Việc doanh nghiệp "cài cắm" điều khoản bất lợi vào hợp đồng mua bán căn hộ là hành vi vi phạm quy định và sẽ phải chịu chế tài xử lý nghiêm khắc.
Hà Nam, Ninh Bình

Hà Nam, Ninh Bình 'nóng' đất nền đấu giá

Thị trường bất động sản đất nền ven Hà Nội đang nóng lên từng ngày, hàng loạt phiên đấu giá đất nền được tổ chức với giá khởi điểm hấp dẫn, thu hút nhà đầu tư.
Góc khuất doanh nghiệp bất động sản chưa đăng ký hợp đồng mẫu- Bài 1: Tràn lan ‘cài cắm

Góc khuất doanh nghiệp bất động sản chưa đăng ký hợp đồng mẫu- Bài 1: Tràn lan ‘cài cắm' điều khoản trái luật

Mặc dù quy định bắt buộc doanh nghiệp phải đăng ký hợp đồng mua bán căn hộ mẫu, nhưng nhiều chủ đầu tư vẫn “tự biên, tự diễn” và đẩy rủi ro về phía khách hàng.
Giá biệt thự, liền kề Hà Nội tăng: Nhà đầu tư cẩn trọng

Giá biệt thự, liền kề Hà Nội tăng: Nhà đầu tư cẩn trọng

Thị trường bất động sản thấp tầng Hà Nội biến động với tỷ lệ hấp thụ và giá bán phân hóa mạnh, đặc biệt ở phân khúc biệt thự, liền kề tại khu vực vùng ven.

Tin cùng chuyên mục

Izumi City: Kênh tích sản an toàn trong bối cảnh kinh tế 2025

Izumi City: Kênh tích sản an toàn trong bối cảnh kinh tế 2025

Khi kinh tế toàn cầu biến động, BĐS giá trị thật là kênh tích sản an toàn. Izumi City chính là cơ hội cho nhà đầu tư nắm bắt thời điểm vàng để tối ưu dòng tiền.
Thị trường căn hộ chung cư 2025 chuyển mình mạnh mẽ

Thị trường căn hộ chung cư 2025 chuyển mình mạnh mẽ

Sự phục hồi kinh tế cùng chính sách pháp lý mới giúp thị trường căn hộ chung cư 2025 trở thành tâm điểm thu hút đầu tư.
Bất động sản Đan Phượng: Điểm sáng vùng ven Hà Nội

Bất động sản Đan Phượng: Điểm sáng vùng ven Hà Nội

Thị trường bất động sản Đan Phượng bứt phá, thu hút nhà đầu tư nhờ vị trí đẹp, hạ tầng giao thông cải thiện.
Du lịch sôi động, bất động sản nghỉ dưỡng đón cơ hội

Du lịch sôi động, bất động sản nghỉ dưỡng đón cơ hội

Kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5/2025 cho thấy tín hiệu phục hồi ngành du lịch nội địa, mở ra triển vọng mới cho bất động sản nghỉ dưỡng sau thời gian trầm lắng.
Thanh Hóa đón sóng đầu tư, bất động sản tăng tốc

Thanh Hóa đón sóng đầu tư, bất động sản tăng tốc

Sự phục hồi kinh tế ấn tượng và "làn sóng" đầu tư mới đang thúc đẩy thị trường bất động sản Thanh Hóa bứt phá mạnh mẽ trong năm 2025.
Van Phuc City - Công trình tiêu biểu của TP. Hồ Chí Minh

Van Phuc City - Công trình tiêu biểu của TP. Hồ Chí Minh

Van Phuc City xuất sắc là một trong 7 dự án bất động sản tiêu biểu của TP. Hồ Chí Minh trong Lễ vinh danh 50 công trình tiêu biểu nhân dịp kỷ niệm đại lễ 30/4.
Giải mã công thức “3T bất bại” của quỹ căn Boutique Gate

Giải mã công thức “3T bất bại” của quỹ căn Boutique Gate

Tận dụng dòng tiền, tự thu hút khách, tạo dòng tiền liên tục – công thức “3T bất bại” khiến Boutique Gate tại Vinhomes Global Gate gây sốt Đông Bắc Thủ đô.
Gia Lâm: Từ

Gia Lâm: Từ 'cửa ngõ' thành 'tâm điểm' đầu tư mới

Sở hữu vị trí chiến lược, hạ tầng bứt phá và dòng vốn mạnh đổ về, bất động sản Gia Lâm đang nổi lên như điểm sáng đầu tư.
Căn hộ giá 2 tỷ ở Hà Nội: "Tưởng không dễ mà dễ không tưởng"

Căn hộ giá 2 tỷ ở Hà Nội: "Tưởng không dễ mà dễ không tưởng"

Giá bất động sản Hà Nội tăng như vũ bão khiến ai cũng nghĩ giá căn hộ phải vài tỷ đồng. Nhưng trên thực tế, việc tìm căn 2 tỷ tưởng không dễ mà dễ không tưởng.
Giao dịch đất thổ cư Hà Nội giảm, thị trường giằng co kéo dài

Giao dịch đất thổ cư Hà Nội giảm, thị trường giằng co kéo dài

Quý I/2025, bất động sản Hà Nội chứng kiến lượng giao dịch đất thổ cư sụt giảm mạnh, giá vẫn neo cao, trong khi tâm lý người mua và người bán tiếp tục giằng co.
Đi tìm không gian sống cho những gia đình đa thế hệ

Đi tìm không gian sống cho những gia đình đa thế hệ

Hiện nay, nhiều gia đình mong muốn duy trì mô hình sống chung nhiều thế hệ để giữ gìn truyền thống. Tuy nhiên, tìm kiếm một không gian sống lại không dễ dàng.
Ruby Tree Golf Villas – thiên đường nghỉ dưỡng tại Đồ Sơn

Ruby Tree Golf Villas – thiên đường nghỉ dưỡng tại Đồ Sơn

Đắm mình giữa thiên nhiên Đồ Sơn, Ruby Tree Golf Villas mang đến kỳ nghỉ trọn vẹn với biệt thự tinh tế, dịch vụ đẳng cấp và hoạt động ngoài trời sôi động.
Chung cư Hà Nội đang trên đà giảm giá?

Chung cư Hà Nội đang trên đà giảm giá?

Giá chung cư Hà Nội đang trên đà giảm, người mua nhà kỳ vọng mức giảm sẽ được duy trì trong thời gian tới.
Bất động sản ven Hà Nội bứt phá nhờ đại đô thị

Bất động sản ven Hà Nội bứt phá nhờ đại đô thị

Giá bất động sản vùng ven Hà Nội tăng mạnh nhờ sự xuất hiện của loạt đại đô thị quy mô lớn, kéo theo sức hút đầu tư và làn sóng dịch chuyển ra ngoại thành.
Dự án bất động sản QMS TOP TOWER mở bán đợt cuối

Dự án bất động sản QMS TOP TOWER mở bán đợt cuối

Dự án bất động sản QMS TOP TOWER tại điểm giao phố Tố Hữu và phố Vũ Trọng Khánh, phường Đại Mỗ, quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội mở bán đợt cuối.
Chủ tịch Sunshine Group Đỗ Anh Tuấn:

Chủ tịch Sunshine Group Đỗ Anh Tuấn: 'Chúng tôi không chạy theo phong trào'

Chủ tịch Đỗ Anh Tuấn cho biết trong năm 2024 và những tháng đầu năm 2025, Sunshine Group đã triển khai chiến lược tái cấu trúc mạnh mẽ.
Thời điểm tính giá đất BT Khu đô thị mới Thủ Thiêm

Thời điểm tính giá đất BT Khu đô thị mới Thủ Thiêm

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 91/2025/NĐ-CP quy định thời điểm xác định giá đất của quỹ đất thanh toán theo hợp đồng BT tại Khu đô thị mới Thủ Thiêm.
Văn Phú - Invest lần thứ 3 liên tiếp lọt Top 10 chủ đầu tư bất động sản uy tín

Văn Phú - Invest lần thứ 3 liên tiếp lọt Top 10 chủ đầu tư bất động sản uy tín

Công ty Cổ phần Đầu tư Văn Phú-Invest (VPI) lần thứ ba liên tiếp được vinh danh trong Top 10 Chủ đầu tư bất động sản uy tín năm 2025 do Vietnam Report công bố.
Thị trường chung cư thứ cấp tại Hà Nội ‘hạ nhiệt’

Thị trường chung cư thứ cấp tại Hà Nội ‘hạ nhiệt’

Thị trường căn hộ chung cư thứ cấp Hà Nội ghi nhận đà giảm giá diện rộng, trong khi giá sơ cấp chững lại, phản ánh sự dịch chuyển của dòng vốn và nhu cầu thực.
Vũng Tàu: Triển khai đấu giá gần 60 ha đất

Vũng Tàu: Triển khai đấu giá gần 60 ha đất

Phiên đấu giá khu đất gần 600.000m2 tại TP. Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu được thực hiện theo kế hoạch đã công bố.
Mobile VerionPhiên bản di động