Xuất khẩu cá tra tăng trưởng, thị trường đón tín hiệu tốt Quý I/2025, xuất nhập khẩu cả nước đạt hơn 202 tỷ USD Việt Nam xuất khẩu thịt sang thị trường nào nhiều nhất? |
Xu hướng tất yếu
Dệt may là một trong số ngành hàng luôn đứng trong top đầu có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất. Quý I/2025, ngành đạt trên 8,6 tỷ USD, tăng 11% so với cùng kỳ năm 2024. Đơn hàng khởi sắc ngay từ đầu năm là động lực chính giúp ngành đạt mức trưởng 2 con số.
TS. Hoàng Xuân Hiệp - Đại diện Hiệp hội Dệt may Việt Nam cho hay, ngành dệt may Việt Nam tập trung chủ yếu vào xuất khẩu. Năm 2024, trong tổng số 44 tỷ USD kim ngạch, chiếm 90% là hoạt động xuất khẩu, còn lại là tiêu thụ nội địa.
Phát triển thị trường mới là một trong những đặc điểm, cũng đồng thời là thế mạnh của ngành dệt may trong nhiều năm qua. Bên cạnh những thị trường truyền thống như Mỹ, châu Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc …, ngành dệt may hiện đã xuất khẩu sang một số thị trường mới, nhiều tiềm năng như Canada, Australia, Mexico.
Đặc biệt, trong những năm gần đây, nhờ có hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam với Liên minh kinh tế Á – Âu, Nga trở thành một trong những thị trường được dệt may Việt Nam khai thác tốt.
Cũng theo TS. Hoàng Xuân Hiệp, hoạt động xúc tiến thương mại đã đóng góp rất tích cực vào việc phát triển thị trường mới của ngành dệt may Việt Nam. Trước hết, hoạt động xúc tiến thương mại tổ chức ngay tại Việt Nam giúp cho ngành tiếp cận được với khách hàng ở thị trường truyền thống và cả khách hàng ở những thị trường mới.
Cùng đó, giúp doanh nghiệp tiếp cận được với chuỗi cung ứng, đặc biệt là các nhà cung cấp cho ngành thời trang Việt Nam. Xúc tiến thương mại cũng giúp cho doanh nghiệp vừa và nhỏ tiếp cận được công nghệ mới, công nghệ tiên tiến giúp giảm chi phí.
![]() |
Ông Vũ Văn Phụ - Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hội Nhôm thanh định hình Việt Nam. Ảnh: Quốc Chuyển |
Với ngành nhôm thanh định hình, ông Vũ Văn Phụ - Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hội Nhôm thanh định hình Việt Nam, cho hay, sản xuất của ngành có xu hướng giảm khiến tăng trưởng chậm lại.
Nguyên do, thị trường của ngành hiện vẫn tập trung chủ yếu ở thị trường nội địa, do ngành xây dựng từ đầu năm tới nay chưa khởi sắc, kéo theo tiêu thụ của doanh nghiệp nhôm thanh định hình bị chững.
Bên cạnh đó, một số doanh nghiệp xuất khẩu, tình hình cũng không “sáng sủa”. Do chính sách thuế mới của các nước trên thế giới, đơn hàng bị giảm, thậm chí tạm hoãn, do đó, nguồn cung quay lại đổ về thị trường trong nước đã tăng áp lực tiêu thụ nội địa.
“Chúng tôi cũng đã và đang đàm phán với các phía khách hàng để cùng chia sẻ khó khăn, nhất là về thuế để đảm bảo “trôi” đơn hàng xuất khẩu, giúp hai bên cùng có thể lưu thông được hàng hóa và giảm rủi ro”, ông Vũ Văn Phụ cho hay.
Trong bối cảnh khó khăn như vậy, đại diện Hội Nhôm thanh định hình Việt Nam cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của đa dạng thị trường tiêu thụ. “Ngoài các thị trường truyền thống như Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc doanh nghiệp trong ngành đang hướng tới các thị trường Đông Nam Á, Trung Đông. Đây là những thị trường rất tiềm năng và năng động”, ông Vũ Văn Phụ nói.
Ông cũng đồng thời cho biết, Hội đã thành lập ban chuyên trách (Ban xúc tiến thương mại và thị trường). Trong đó, thành viên của Hội thường xuyên trao đổi, tìm hiểu về thị trường, đặc biệt là các thông tin về thương mại, xúc tiến thương mại, triển lãm, hội chợ ở nước ngoài. Từ đó truyền tải tới các doanh nghiệp để tiếp cận thị trường mới.
Hội cũng thường xuyên trao đổi với các tham tán thương mại ở nước ngoài để cập nhật thông tin, cung cấp cho các doanh nghiệp trong ngành biết xu hướng cũng như các quy định mới của thị trường nước ngoài.
Vì sao khó?
Mở rộng hay đa dạng thị trường là xu hướng tất yếu và đặc biệt quan trọng trong bối cảnh xuất khẩu có nhiều biến động như hiện nay. Theo ông Nguyễn Bá Hải - Phó Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ Xúc tiến thương mại và đầu tư, Cục Xúc tiến thương mại, Bộ Công Thương, xuất khẩu sang thị trường truyền thống của Việt Nam gần đây có sự tăng trưởng chậm lại. Trong đó, xuất khẩu là một trong 3 trụ cột của nền kinh tế, việc suy giảm tại những thị trường xuất khẩu truyền thống tạo ra thách thức không nhỏ.
Nhận thức rõ ràng là vậy, tuy nhiên đa dạng thị trường xuất khẩu là thách thức không hề nhỏ. Đại diện cho doanh nghiệp ngành nhôm thanh định hình ông Vũ Văn Phụ nhận diện, khó khăn đầu tiên là làm thế nào để doanh nghiệp tiếp cận một cách đúng mức và am hiểu được các thông tin về yêu cầu về kỹ thuật, chất lượng, phát thải carbon, tiêu chuẩn môi trường … để đáp ứng yêu cầu của nước sở tại.
![]() |
Xuất khẩu sang 104 quốc gia và vùng lãnh thổ, dệt may là điển hình trong đa dạng thị trường. Ảnh minh hoạ |
“Việc tuyên truyền để doanh nghiệp nắm bắt kịp thời thông tin yêu cầu của thị trường đó là công việc xác định phải làm nhanh, kịp thời và đủ. Có như vậy, doanh nghiệp mới có thể nhanh chóng vào được thị trường”, ông Vũ Văn Phụ nói.
Nhìn nhận thách thức ở góc độ công tác xúc tiến thương mại, ông Nguyễn Bá Hải cho rằng, hoạt động xúc tiến thương mại thực hiện theo kế hoạch, có nghĩa theo đề xuất hàng năm nên không tạo được chương trình dài hạn để doanh nghiệp đăng ký.
Hơn nữa, các doanh nghiệp vừa và nhỏ yếu về vốn, công nghệ, nhân lực, nhất là nhân lực có kinh nghiệm trong lĩnh vực kinh doanh quốc tế. Cùng đó, trong cơ cấu tài chính, chi phí cho marketing nói riêng, phát triển thị trường nói chung hay xúc tiến xuất khẩu rất thấp. Bởi, doanh nghiệp xuất khẩu đơn hàng có giá trị gia tăng thấp, lợi nhuận biên mỏng, không thể có nguồn lực để đầu tư một cách mạnh mẽ cho hoạt động xúc tiến xuất khẩu.
Một khó khăn đáng bàn nữa, theo ông Nguyễn Bá Hải là tư duy thị trường, nhiều doanh nghiệp không nắm rõ các quy định, ví dụ như xuất xứ để tận dụng ưu đãi hay chuyển hướng nhập khẩu nguyên phụ liệu để đáp ứng quy tắc.
Chưa kể, công tác để xúc tiến thương mại ở Việt Nam vẫn lệ thuộc vào đối tác nước ngoài. Điều này xuất phát từ việc doanh nghiệp chỉ tập trung vào sản xuất theo yêu cầu của đối tác, mà chưa chủ động tham gia thị trường tiêu thụ. Do đó, khi có khó khăn, đối tác cắt, giảm đơn hàng, doanh nghiệp lập tức “bối rối”.
Xuất khẩu là một trong 3 trụ cột của nền kinh tế, việc suy giảm kim ngạch tại những thị trường truyền thống và lớn sẽ ảnh hưởng tới tốc độ tăng trưởng. |
Còn tiếp....