Ninh Bình: Phát triển công nghiệp hỗ trợ là trụ cột Thủ tướng khảo sát tuyến đường Đông - Tây trọng điểm của tỉnh Ninh Bình Chiến lược đột phá giúp du lịch Ninh Bình tăng trưởng mạnh |
Theo báo cáo từ Sở Công Thương Ninh Bình, xúc tiến thương mại là giải pháp trọng tâm nhằm giúp địa phương hoàn thành mục tiêu đạt 3,4 tỷ USD kim ngạch xuất khẩu, tăng 0,9% so với thực hiện năm 2024.
Theo đó, địa phương tiếp tục triển khai chương trình xúc tiến thương mại quốc gia và địa phương trong năm 2025, chú trọng hỗ trợ các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất trên địa bàn tỉnh tham gia các hội chợ, triển lãm, kết nối giao thương nhằm tìm đầu ra cho sản phẩm.
![]() |
Sở Công Thương Ninh Bình triển khai nhiều hoạt động xúc tiến thương mại nhằm mở rộng đầu ra cho sản phẩm thế mạnh của tỉnh. Ảnh minh họa |
Phối hợp với các đơn vị chức năng của Bộ Công Thương hỗ trợ cộng doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh tham gia có hiệu quả vào chương trình phát triển hệ sinh thái hiệp định thương mại tự do; tổ chức Hội nghị phổ biến Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Việt Nam - UAE (CEPA); Hội nghị phổ biến kiến thức về hội nhập kinh tế quốc tế cho cán bộ, công chức các cấp trên địa bàn tỉnh; tổ chức Hội nghị tập huấn đưa các sản phẩm tiêu biểu, sản phẩm OCOP lên sàn thương mại điện tử cho các cán bộ các doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh.
Tổ chức, quảng bá giới thiệu Chương trình thường niên “ngày mua sắm trực tuyến” kích cầu mua sắm online, thanh toán không dùng tiền mặt. Triển khai hỗ trợ các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh xây dựng website với giao diện ngôn ngữ mới và tham gia sàn giao dịch thương mại điện tử để quảng bá thương hiệu và sản phẩm. Thực hiện tốt việc phổ biến quy tắc xuất xứ và tổ chức cấp C/O ưu đãi cho các doanh nghiệp xuất khẩu trên địa bàn và các tỉnh lân cận.
Để có nguồn hàng chất lượng, Sở Công Thương Ninh Bình cũng triển khai thực hiện các đề án phát triển công ngành công nghiệp đã được UBND tỉnh phê duyệt. Thường xuyên nắm bắt tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trên địa bàn, đặc biệt là các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm chủ yếu để kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc và hỗ trợ hiệu quả cho các doanh nghiệp phục hồi và phát triển sản xuất.
Cùng đó, xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch phát triển sản phẩm làng nghề truyền thống phục vụ du lịch.
Sở Công Thương Ninh Bình cũng thông tin, riêng công tác xúc tiến thương mại, năm vừa qua, Sở đã hướng dẫn các đơn vị thụ hưởng triển khai 22 đề án xúc tiến thương mại với tổng kinh phí hỗ trợ là 3.570 triệu đồng.
Các đề án chủ yếu tập trung hỗ trợ doanh nghiệp tổ chức hội chợ thương mại, hỗ trợ doanh nghiệp tổ chức hội nghị kết nối cung cầu... cụ thể như: Tổ chức 2 phiên chợ đưa hàng Việt về nông thôn tại xã Cúc Phương và Phú Lộc huyện Nho Quan; hỗ trợ 1 doanh nghiệp xuất khẩu tham gia trưng bày, giới thiệu, quảng bá sản phẩm, tìm kiếm khách hàng, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm tại Shanghai - Trung Quốc; tham gia Hội chợ quốc tế Trung Việt - Hà Khẩu 2024…
Xúc tiến thương mại là giải pháp quan trọng giúp ngành Công Thương Ninh Bình đạt mục tiêu xuất khẩu 3,4 tỷ USD trong năm 2025. |