Chế biến lương thực thực phẩm đối mặt nhiều thách thức

19:22 | 02/08/2023 In bài biết
Những thay đổi hành vi tiêu dùng đã ảnh hưởng trái chiều tới ngành lương thực thực phẩm, đặc biệt là nhu cầu tăng cao với các sản phẩm có nguồn gốc hữu cơ.
Xuất khẩu lương thực thực phẩm ngắm mốc trên 30 tỷ USD/năm từ 2030 HCMC Foodex 2023- doanh nghiệp ngành lương thực, thực phẩm tích cực phục hồi

Ông Nguyễn Đặng Hiến, Phó Chủ tịch Hội Lương thực Thực phẩm TP. Hồ Chí Minh cho biết, trong bối cảnh chuỗi cung ứng lương thực thế giới đang có nhiều chuyển biến tích cực, cùng với lợi thế về điều kiện tự nhiên gắn với định hướng phát triển nông nghiệp công nghệ cao, các sản phẩm nông sản và thực phẩm chế biến của Việt Nam hiện đã có mặt tại trên 180 quốc gia và vùng lãnh thổ.

Riêng với TP. Hồ Chí Minh thì ngành chế biến lương thực, thực phẩm là một trong bốn ngành công nghiệp trọng điểm ưu tiên phát triển của Thành phố, chiếm 13,78% giá trị sản xuất toàn ngành công nghiệp, đóng góp 13,69% giá trị gia tăng toàn ngành công nghiệp. Chỉ số sản xuất công nghiệp ngành này tăng trưởng bình quân 7,04%/năm giai đoạn 2018-2022.

Chế biến lương thực thực phẩm đối mặt nhiều thách thức

Tuy nhiên, các thị trường nhập khẩu và tiêu thụ hàng đầu thế giới như Hoa Kỳ, EU, Trung Quốc… ngày càng gia tăng yêu cầu về tính bền vững đối với sản phẩm trong toàn bộ chuỗi cung ứng. Những thay đổi hành vi tiêu dùng cũng ảnh hưởng trái chiều đối với các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam, đặc biệt là xu hướng nhu cầu tăng cao đối với các sản phẩm có nguồn gốc hữu cơ. Đây rõ ràng là thách thức nhưng cũng là cơ hội cho các doanh nghiệp nắm bắt, nghiên cứu và phát triển các sản phẩm mới đáp ứng xu hướng tiêu dùng hiện nay.

Nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam mở rộng hợp tác, đẩy mạnh liên doanh sản xuất, từ ngày 10 – 12/8/2023, Hội Lương thực thực phẩm TP. Hồ Chí Minh phối hợp cùng Vinexad tổ chức Triển lãm Vietfood & Beverage – Propack 2023.

Triển lãm không chỉ là nơi giúp các doanh nghiệp Việt Nam quảng bá sản phẩm – thương hiệu, tìm kiếm khách hàng mà còn là cơ hội mở rộng thị trường, giao thương với các đối tác tiềm năng trên thị trường quốc tế.

Triển lãm năm nay sẽ có nhiều hoạt động tạo sự quan tâm đặc biệt đối với khách tham quan, các chương trình kết nối trực tiếp, kết nối giao thương giữa các doanh nghiệp thông qua các cuộc hẹn trước, chương trình đón tiếp khách mua hàng tiềm năng, hội nghị bàn tròn theo chủ đề trong suốt thời gian diễn ra triển lãm.

Trong khuôn khổ Triển lãm, nhiều hội thảo chuyên ngành như: Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa kết nối với thị trường thế giới qua thương mại điện tử”; “Chiến lược tiếp thị cho ngành thực phẩm và đồ uống -xu hướng và giải pháp trong bối cảnh mới”...

Hà Linh

Chuyên trang kinh tế Việt Nam của Báo Công Thương

Cơ quan ngôn luận của Bộ Công Thương

Tổng biên tập: Nguyễn Văn Minh

Phó tổng biên tập: Nguyễn Tiến Cường

® Giấy phép hoạt động Chuyên trang của Báo điện tử số 18/GP-CBC do Cục Báo chí - Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 9/8/2023

Tòa soạn: Tầng 10-11, Tòa nhà Bộ Công Thương, số 655 Phạm Văn Đồng, Bắc Từ Liêm, Hà Nội.

Hotline: 0866.59.4498

Tel: 024.936.6400 - Fax: 024.936.6402

Email: [email protected]

Bản quyền thuộc về Báo Công Thương. Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản.

Đường dẫn bài viết: https://kinhte.congthuong.vn/che-bien-luong-thuc-thuc-pham-doi-mat-nhieu-thach-thuc-264997.html