Tuyên Quang dẫn đầu về mức tăng chỉ số sản xuất công nghiệp

17:14 | 02/05/2023 In bài biết
Trong số 10 địa phương có chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp (IIP) tăng cao nhất cả nước 4 tháng đầu năm, Tuyên Quang dẫn đầu với mức tăng 14,8%.
Hóa giải thách thức, nâng giá trị gia tăng cho sản xuất công nghiệp Sản xuất công nghiệp tháng 4 tăng trở lại

Theo Tổng cục Thống kê, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp (IIP) tháng 4.2023 ước tính tăng 3,6% so với tháng trước và tăng 0,5% so với cùng kỳ năm trước.

Tuyên Quang có chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp tăng cao nhất -0
4 tháng đầu năm nay, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp giảm 1,8% so với cùng kỳ. Ảnh ITN

Tính chung 4 tháng đầu năm nay, IIP ước tính giảm 1,8% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ năm 2022 tăng 7,8%). Trong đó, ngành khai khoáng giảm 2,8% (cùng kỳ năm 2022 tăng 4,1%), làm giảm 0,5 điểm phần trăm trong mức tăng chung; ngành chế biến, chế tạo giảm 2,1% (cùng kỳ năm 2022 tăng 8,5%), làm giảm 1,5 điểm phần trăm; ngành sản xuất và phân phối điện tăng 0,5% (cùng kỳ năm 2022 tăng 7%), đóng góp 0,1 điểm phần trăm; ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 5,5% (cùng kỳ năm 2022 tăng 1,7%), đóng góp 0,1 điểm phần trăm.

Chỉ số sản xuất công nghiệp 4 tháng đầu năm 2023 so với cùng kỳ năm trước tăng ở 52 địa phương và giảm ở 11 địa phương trên cả nước. Một số địa phương có chỉ số IIP đạt mức tăng khá cao do ngành công nghiệp chế biến, chế tạo; ngành sản xuất và phân phối điện tăng cao. Trong số 10 địa phương có mức tăng IIP cao nhất cả nước (trên 10%), Tuyên Quang dẫn đầu với mức tăng 14,8%; tiếp theo lần lượt là Đắk Lắk 14,2%; Thái Bình và Hậu Giang 13,8%; Hải Phòng 13,4%; Bắc Giang 13,3%; Quảng Trị 12,2%; Nam Định 12%; Kiên Giang 11,6% và Cao Bằng 11,2%.

Ở chiều ngược lại, một số địa phương có chỉ số IIP tăng thấp hoặc giảm do ngành công nghiệp chế biến, chế tạo; ngành khai khoáng và ngành sản xuất, phân phối điện tăng thấp hoặc giảm. Trong số 6 tỉnh có chỉ số giảm IIP nhiều nhất (trên 10%), đứng đầu là Trà Vinh với mức giảm 32,3%; tiếp đến là Quảng Nam 29,8%; Bắc Ninh 18,5%; Hà Giang 16,1%; Vĩnh Long 14,9% và Sóc Trăng 13,8%.

Một số sản phẩm công nghiệp chủ lực trong 4 tháng đầu năm 2023 giảm so với cùng kỳ năm trước, gồm: Ô tô giảm 19,3%; thép thanh, thép góc giảm 15,1%; điện thoại di động giảm 13%; xe máy giảm 12,3%; phân u rê giảm 12,2%; vải dệt từ sợi tự nhiên giảm 11,1%; quần áo mặc thường giảm 10,4%; linh kiện điện thoại giảm 10,1%; xi măng giảm 4,8%; thép cán giảm 4,5%; dầu thô khai thác giảm 4%; khí hóa lỏng LPG giảm 3,7%.

Bên cạnh đó, một số sản phẩm tăng so với cùng kỳ năm trước là đường kính tăng 23,2%; xăng dầu tăng 15,1%; vải dệt từ sợi nhân tạo tăng 12,2%; phân hỗn hợp NPK tăng 10,4%; thuốc lá điếu tăng 7,2%; sơn hóa học tăng 6,1%.

daibieunhandan.vn

Chuyên trang kinh tế Việt Nam của Báo Công Thương

Cơ quan ngôn luận của Bộ Công Thương

Tổng biên tập: Nguyễn Văn Minh

Phó tổng biên tập: Nguyễn Tiến Cường

® Giấy phép hoạt động Chuyên trang của Báo điện tử số 18/GP-CBC do Cục Báo chí - Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 9/8/2023

Tòa soạn: Tầng 10-11, Tòa nhà Bộ Công Thương, số 655 Phạm Văn Đồng, Bắc Từ Liêm, Hà Nội.

Hotline: 0866.59.4498

Tel: 024.936.6400 - Fax: 024.936.6402

Email: [email protected]

Bản quyền thuộc về Báo Công Thương. Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản.

Đường dẫn bài viết: https://kinhte.congthuong.vn/tuyen-quang-dan-dau-ve-muc-tang-chi-so-san-xuat-cong-nghiep-252634.html