Văn Miếu trong sự hồi sinh di sản của Hà Nội

17:31 | 14/02/2023 In bài biết
Triển lãm “Văn Miếu trong sự hồi sinh di sản của Hà Nội giai đoạn 1898-1954” đang diễn ra tại Di tích quốc gia đặc biệt Văn Miếu - Quốc Tử Giám.
Bảo tồn, phát huy giá trị di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám Hội chữ xuân Văn Miếu - Quốc Tử Giám bắt đầu từ ngày 24 tháng Chạp

Triển lãm “Văn Miếu trong sự hồi sinh di sản của Hà Nội giai đoạn 1898-1954” là sự kiện chào mừng 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Pháp (1973-2023).

Văn Miếu trong sự hồi sinh di sản của Hà Nội
Triển lãm “Văn Miếu trong sự hồi sinh di sản của Hà Nội giai đoạn 1898-1954” tại Di tích quốc gia đặc biệt Văn Miếu - Quốc Tử Giám diễn ra từ 14/2-30/4/2023

Trong giai đoạn 1898-1954, Di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám và Viện Viễn đông Bác cổ Pháp có mối liên hệ chặt chẽ trong việc bảo vệ, tu bổ thường xuyên khu di tích, phục hồi chức năng thờ tự và luôn duy trì được vai trò quan trọng của địa điểm này đối với cảnh quan của Hà Nội. Văn Miếu - Quốc Tử Giám, là một trong những di sản đầu tiên của Hà Nội được xếp hạng.

Văn Miếu trong sự hồi sinh di sản của Hà Nội
Khuê Văn Các và Giếng Thiên Quang

Sự hồi sinh của khu di tích là một câu chuyện rất thú vị được thể hiện thông qua cuộc triển lãm. Thông qua bộ sưu tập ảnh Việt Nam của Viện Viễn đông Bác cổ Pháp, triển lãm kể lại hành trình gìn giữ di sản, đồng thời nêu bật ý chí của những người Việt Nam, cùng công việc của các nhà nghiên cứu trong nước và quốc tế đã dành những thời gian, trí tuệ để bảo tồn di sản này.

Viện Viễn Đông Bác cổ Pháp khi được thành lập vào năm 1902 tại Hà Nội - là thủ phủ của Liên bang Đông Dương, đã đặt cho mình nhiệm vụ thăm dò khảo cổ học, thu thập các bản thảo, bảo tồn các di tích, nghiên cứu về các dân tộc thiểu số, ngôn ngữ và lịch sử của các nền văn minh châu Á từ Ấn Độ đến Nhật Bản. Văn Miếu khi ấy chỉ được người Pháp gọi là chùa Quạ vì mức độ hoang phế, nhưng đối với với Viện Viễn Đông Bác cổ Pháp, đây lại là một di tích quan trọng.

Văn Miếu trong sự hồi sinh di sản của Hà Nội
Bia Văn Miếu Quốc Tử Giám, ảnh tư liệu chụp năm 1920

Giám đốc Viện Viễn Đông Bác cổ Pháp Nicolas FIÉVÉ nhấn mạnh, triển lãm cho thấy sự phát triển về mặt kiến trúc của Văn Miếu, cuộc sống bên trong cũng như công tác tu bổ, tôn tạo di sản trong nhiều năm, với sự cống hiến miệt mài và tận tụy của những người tham gia công tác này. "Với các tư liệu quý, triển lãm đưa chúng ta trở lại quá khứ gần như vẫn còn hiện hữu nơi đây"- Giám đốc Viện Viễn Đông Bác cổ Pháp Nicolas FIÉVÉ - chia sẻ.

Với định hướng đưa khu di tích quốc gia đặc biệt Văn Miếu - Quốc Tử Giám trở thành trung tâm hoạt động văn hóa, giáo dục, khoa học và không gian sáng tạo của Hà Nội, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao Hà Nội Đỗ Đình Hồng cho biết, trong những năm qua, Sở đã chỉ đạo Trung tâm Hoạt động văn hóa khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám triển khai nhiều hoạt động trưng bày, triển lãm nhằm phát huy giá trị di tích, đáp ứng tốt nhu cầu tham quan, nghiên cứu, học tập của du khách trong, ngoài nước.

Văn Miếu trong sự hồi sinh di sản của Hà Nội
Hình ảnh Văn Miếu năm 1920

Triển lãm “Văn Miếu trong sự hồi sinh di sản của Hà Nội giai đoạn 1898-1954” được tổ chức tại Tiền đường nhà Thái Học, Di tích Quốc gia đặc biệt Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Hà Nội đến ngày 30/4/2023.

Bảo Thoa

Chuyên trang kinh tế Việt Nam của Báo Công Thương

Cơ quan ngôn luận của Bộ Công Thương

Tổng biên tập: Nguyễn Văn Minh

Phó tổng biên tập: Nguyễn Tiến Cường

® Giấy phép hoạt động Chuyên trang của Báo điện tử số 18/GP-CBC do Cục Báo chí - Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 9/8/2023

Tòa soạn: Tầng 10-11, Tòa nhà Bộ Công Thương, số 655 Phạm Văn Đồng, Bắc Từ Liêm, Hà Nội.

Hotline: 0866.59.4498

Tel: 024.936.6400 - Fax: 024.936.6402

Email: [email protected]

Bản quyền thuộc về Báo Công Thương. Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản.

Đường dẫn bài viết: https://kinhte.congthuong.vn/van-mieu-trong-su-hoi-sinh-di-san-cua-ha-noi-242420.html