Xuất khẩu thủy sản: Sau tăng trưởng là khó khăn

Theo số liệu của Hiệp hội Xuất khẩu thủy sản Việt Nam, xuất khẩu thủy sản 5 tháng đầu năm 2022 đạt 4,7 tỷ USD, tăng 44% so với cùng kỳ năm ngoái.
Hoa Kỳ giữ vị trí số 1 trong xuất khẩu thủy sản của Việt Nam 6 tháng đầu năm 2022, xuất khẩu thủy sản thu về gần 5,8 tỷ USD

Các thị trường đều đạt mức tăng trưởng 10%-90%, giá bán bình quân tăng 10%-15%. Thậm chí, từ tháng 3/2022, xuất khẩu thủy sản liên tục ghi nhận doanh số kỷ lục trên 1 tỷ USD/tháng.

Xuất khẩu thủy sản: Sau tăng trưởng là khó khăn
Cá tra VIệt Nam đang có cơ hội thay thế các loại cá thịt trắng có nguồn gốc từ Nga. Ảnh: ST

Cả năm có thể chỉ đạt 10 tỷ USD

Theo VASEP, kết quả ấn tượng này có được là nhờ từ đầu năm 2022, gần như cả thế giới đã sẵn sàng mở cửa sau đại dịch Covid-19. Nhu cầu thuỷ sản ở tất cả các phân khúc hồi phục rất mạnh, trong khi nguồn cung của các nước không đáp ứng kịp, dẫn đến lạm phát đạt mức kỷ lục tại nhiều thị trường, nhất là Mỹ, Trung Quốc, EU… Thêm vào đó, xung đột Nga – Ukraine càng làm cho thị trường thiếu hụt nguồn cung thuỷ sản khi hàng loạt các nước ra lệnh cấm nhập khẩu thuỷ sản Nga.

Tại Việt Nam, sau đỉnh dịch vào quý 3/2021, nông dân và các DN đã khôi phục sản xuất và chế biến xuất khẩu rất nhanh, để kịp tận dụng được cơ hội thị trường và đáp ứng lượng đơn hàng dồn dập từ các nước. Khối lượng và giá trị xuất khẩu 5 tháng đầu năm nay tăng mạnh so với cùng kỳ còn do có lượng nguyên liệu tồn kho từ cuối năm 2021 và nhiều DN ký hợp đồng từ cuối năm 2021 với giá cao.

Đáng chú ý, lạm phát cao dẫn đến xu hướng gia tăng nhập khẩu các sản phẩm đông lạnh và các sản phẩm có mức giá phù hợp. Theo đó, tiêu thụ thuỷ sản tươi sống tại các thị trường giảm khi giá quá cao. Điều đó phần nào lý giải vì sao cá tra của Việt Nam có sự bứt phá mạnh mẽ trong 4 tháng đầu năm với mức tăng gấp đôi so với cùng kỳ năm trước. Cùng với đó là xu hướng tăng tỷ trọng xuất khẩu các sản phẩm đông lạnh, chiếm 76% với gần 3,6 tỷ USD, tăng 54% so với năm trước. Trong khi đó tỷ trọng thuỷ sản chế biến xuất khẩu chỉ chiếm 24% với trên 1,1 tỷ USD và tăng khoảng 20%.

Từ những kết quả đạt được như trên, ông Trương Đình Hòe, Tổng thư ký VASEP dự báo xuất khẩu thủy sản trong 6 tháng đầu năm 2022 sẽ đạt khoảng 6 tỷ USD, nhưng cả năm có thể chỉ đạt 10 tỷ USD do những yếu tố không thuận lợi trong nửa cuối năm. Cụ thể, những yếu tố tác động gồm có lạm phát ở mức cao đang lan rộng tại các thị trường khiến người dân thắt chặt chi tiêu, chính sách "Zero Covid" tại Trung Quốc, chi phí vận chuyển quốc tế tiếp tục duy trì ở mức cao… Với hải sản khai thác, do giá xăng dầu tăng, ngư dân các tỉnh không dám ra khơi vì lỗ chi phí dẫn đến nguyên liệu ngày càng khó khăn.

Kỳ vọng vào cá tra và sản phẩm chế biến sâu

Trong bối cảnh 6 tháng cuối năm tiềm ẩn nhiều thách thức, các DN thủy sản vẫn nhận thấy có những cơ hội nhất định. Theo đó, giá xuất khẩu trung bình của các sản phẩm thủy sản tăng theo xu hướng lạm phát giá trên thị trường thế giới. Lạm phát giá cũng có lợi cho phân khúc sản phẩm có giá phải chăng như cá tra, chả cá, surimi và tôm cỡ nhỏ. Bên cạnh đó, xung đột Nga – Ukraine với các lệnh cấm thực phẩm và thuỷ sản Nga tại các nước lớn tạo cơ hội cho thuỷ sản Việt Nam, nhất là cá tra có thể thay thế một phần cho cá thịt minh thái Nga tại các thị trường như EU, Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản, Anh…

Hiện người châu Âu ngày càng ưa chuộng sản phẩm cá thịt trắng vì yếu tố sức khỏe, trong khi ý thức bảo vệ môi trường và nguồn lợi hải sản ngày càng cao nên cơ hội cho cá nuôi nhập khẩu càng lớn. Bà Trương Thị Tuyết Hoa, Thành viên HĐQT Công ty Vĩnh Hoàn cho biết: “Mới đây, một nhà máy tại châu Âu mà chúng tôi mới đến thăm đã phải đóng cửa do thiếu nguyên liệu cá thịt trắng. Do đó, ngành cá tra cần có chiến dịch truyền thông cùng với chiến lược đảm bảo chất lượng trong toàn ngành để giữ vững niềm tin của khách hàng”.

Tương tự, Vĩnh Hoàn đã nhận được đề nghị của khách hàng tại Mỹ về việc sản xuất một số sản phẩm giá trị gia tăng từ nguyên liệu cá tra, thay cho cá minh thái đang thiếu hụt. Tuy nhiên, vướng mắc hiện nay là Cơ quan thanh tra và an toàn thực phẩm Mỹ (FSIS) chưa chấp thuận mặt hàng cá tra chế biến. Do đó, bà Hoa kiến nghị Chính phủ cần có giải pháp thúc đẩy mạnh mẽ để FSIS chấp nhận mặt hàng này, giúp Việt Nam không bị lỡ cơ hội vàng đưa mặt hàng cá tra chế biến vào các siêu thị tại Mỹ.

Với thị trường Trung Quốc, chính sách "Zero Covid" đang tạo ra rào cản khá lớn với những quy định về kiểm tra hàng hóa nhập khẩu. Theo đó, bà Hoa kiến nghị cơ quan chức năng nhanh chóng đàm phán để phía Trung Quốc chấp nhận chứng nhận kiểm soát virus SARS-CoV-2 trên lô hàng từ Việt Nam để giảm bớt thời gian kiểm tra hàng tại cảng và giảm rủi ro cho DN.

Với mặt hàng tôm, trong lúc các quốc gia xuất khẩu tôm ngày càng đẩy mạnh xuất khẩu và tăng sức cạnh tranh thông qua việc giảm giá bán bằng cách chuyển đổi cơ cấu sản phẩm xuất khẩu, tập trung nhiều hơn cho sản phẩm sơ chế đông lạnh, VASEP cho biết Việt Nam sẽ tiếp tục phát triển xuất khẩu ở những phân khúc khác có thế mạnh như sản phẩm chế biến sâu, sản phẩm giá trị gia tăng.

Giải pháp cho vấn đề nguyên liệu

Hiện nguồn nguyên liệu trong nước chỉ đáp ứng được 60-70% nhu cầu sản xuất của các DN, phần còn lại là nhập khẩu, chủ yếu đối với các loại hải sản đánh bắt. DN không thể chủ động được vùng nuôi do không được thuê đất, do địa phương không có quỹ đất cho nuôi trồng thủy sản hoặc chuyển đổi mục đích sử dụng, điều này về lâu dài dẫn đến nhiều nguy cơ cho DN trong việc đảm bảo nguồn nguyên liệu thủy sản cho chế biến, xuất khẩu. Do đó, VASEP đề xuất Chính phủ phê duyệt chiến lược quy hoạch và cơ chế phát triển vùng nuôi dài hạn với sự tham gia của VASEP và DN nhằm đảm bảo nguồn nguyên liệu cho chế biến, đồng thời tránh được rủi ro cho DN xuất khẩu.

Đối với nguyên liệu từ khai thác, do phần lớn tàu thuyền ở Việt Nam có quy mô nhỏ và thô sơ, chưa trang bị đầy đủ trang thiết bị đánh bắt xa bờ dẫn đến năng suất đánh bắt còn thấp. Trong khi đó ngư trường đánh bắt ngày càng thu hẹp, chỉ có khoảng 30% tàu thuyền đánh bắt có hiệu quả, còn lại là đánh bắt cầm chừng hoặc nằm bờ.

Nguồn nguyên liệu từ khai thác của Việt Nam rất phong phú, tuy nhiên ngày càng kiệt quệ do không có chính sách quản lý khai thác và bảo tồn nguồn lợi phù hợp. Vì vậy, VASEP cho rằng, việc Chính phủ sớm ban hành các chính sách quy định cụ thể về đánh bắt hải sản là cần thiết và là hàng rào bảo vệ nhằm bảo tồn nguồn lợi thủy sản và đảm bảo nguồn nguyên liệu cho chế biến xuất khẩu.

haiquanonline.com.vn
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Xuất khẩu

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Việt Nam nhập gần 4 triệu tấn thép cán nóng sau 4 tháng, gấp 1,5 lần sản xuất trong nước

Việt Nam nhập gần 4 triệu tấn thép cán nóng sau 4 tháng, gấp 1,5 lần sản xuất trong nước

Tháng 4 vừa qua, nhập khẩu thép cán nóng (HRC) vào Việt Nam tiếp tục tăng mạnh, trong đó thép cán nóng nhập khẩu từ Trung Quốc chiếm 71%.
Cơ quan, tổ chức được ủy quyền đã cấp 1.508.142 bộ C/O ưu đãi, trị giá 86,1 tỷ USD

Cơ quan, tổ chức được ủy quyền đã cấp 1.508.142 bộ C/O ưu đãi, trị giá 86,1 tỷ USD

C/O ưu đãi (mẫu E và RCEP) cấp cho hàng hóa Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc đứng đầu với trị giá hơn 19,4 tỷ USD.
Ngành cao su đối diện với những thách thức gì từ Quy định chống phá rừng của EU?

Ngành cao su đối diện với những thách thức gì từ Quy định chống phá rừng của EU?

EU là khách hàng quan trọng của cao su Việt Nam, tuy nhiên, Quy định chống phá rừng (EUDR) khiến ngành hàng này đối diện với những thách thức không nhỏ.
Giá cà phê Robusta tăng, thị trường cà phê diễn biến ra sao?

Giá cà phê Robusta tăng, thị trường cà phê diễn biến ra sao?

Giá cà phê 2 sàn diễn biến trái chiều trong phiên vừa qua. Giá Robusta tại London giao tháng 7/2024 tăng trong khi giá Arabica giao tháng 7/2024 lại giảm.
Infographic: Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu năm 2023 đạt trên 680 tỷ USD

Infographic: Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu năm 2023 đạt trên 680 tỷ USD

Theo Báo cáo Xuất nhập khẩu Việt Nam, cả năm 2023, kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 681,1 tỷ USD, trong đó xuất khẩu đạt 354,7 tỷ USD, nhập khẩu đạt 326,4 tỷ USD.

Tin cùng chuyên mục

Những mặt hàng công nghiệp chế biến đạt kim ngạch xuất khẩu trên 10 tỷ USD

Những mặt hàng công nghiệp chế biến đạt kim ngạch xuất khẩu trên 10 tỷ USD

Trong khi các mặt hàng xuất khẩu đều giảm trong năm 2023, máy tính, sản phẩm điện tử và linh kiện là điểm sáng khi có tăng trưởng đạt 57,3 tỷ USD.
Trung Quốc và Lào là 2 thị trường xuất khẩu ớt chính của Việt Nam

Trung Quốc và Lào là 2 thị trường xuất khẩu ớt chính của Việt Nam

Trung Quốc và Lào là 2 thị trường xuất khẩu ớt chính của Việt Nam với sản lượng đạt lần lượt 4.518 tấn và 340 tấn, chiếm đến 95,7% sản lượng xuất khẩu.
Thương mại biên giới: Duy nhất xuất nhập khẩu qua Trung Quốc tăng trưởng dương

Thương mại biên giới: Duy nhất xuất nhập khẩu qua Trung Quốc tăng trưởng dương

Trong tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới đất liền Việt Nam năm 2023, chỉ duy nhất sang Trung Quốc ghi nhận sự tăng trưởng dương.
Nghị định 33/2024/NĐ-CP sắp có hiệu lực: Đơn vị xuất, nhập khẩu hoá chất Bảng cần lưu ý gì?

Nghị định 33/2024/NĐ-CP sắp có hiệu lực: Đơn vị xuất, nhập khẩu hoá chất Bảng cần lưu ý gì?

Sau ngày 19/5, tổ chức, cá nhân chỉ được phép nhập khẩu hoá chất Bảng để kinh doanh sau khi được cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy phép kinh doanh hoá chất Bảng.
Việt Nam xuất siêu sang thị trường EU giảm 8,5% trong năm 2023

Việt Nam xuất siêu sang thị trường EU giảm 8,5% trong năm 2023

Theo Báo cáo Xuất nhập khẩu Việt Nam 2023, trong năm 2023, Việt Nam xuất siêu sang thị trường EU đạt 28,7 tỷ USD, giảm 8,5% so với năm 2022.
Cần làm gì để bắt kịp xu hướng hiện đại hóa logistics và thương mại điện tử?

Cần làm gì để bắt kịp xu hướng hiện đại hóa logistics và thương mại điện tử?

Ngày 16/5, tại Hà Nội, Bộ Công Thương tổ chức Hội thảo với chủ đề “Ứng dụng công nghệ để phát triển ngành Logistics và Thương mại điện tử hiện đại, bền vững”.
Lo ngại tình hình thời tiết tại Brazil, giá cà phê xuất khẩu biến động

Lo ngại tình hình thời tiết tại Brazil, giá cà phê xuất khẩu biến động

Thị trường cà phê lên xuống phụ thuộc vào đồng USD và thời tiết tại Brazil. Tồn kho trên sàn tăng và thông tin xuất khẩu là nhân tố kéo giá cà phê giảm.
Những địa phương có kim ngạch xuất khẩu 10 tỷ USD trở lên năm 2023

Những địa phương có kim ngạch xuất khẩu 10 tỷ USD trở lên năm 2023

Dù kim ngạch xuất khẩu năm 2023 của cả nước giảm 4,6% so với năm 2022 nhưng nhiều địa phương vẫn nỗ lực để đạt được trên 10 tỷ USD.
Điểm tên những mặt hàng nông sản xuất khẩu chiếm vị trí cao nhất

Điểm tên những mặt hàng nông sản xuất khẩu chiếm vị trí cao nhất

Đóng góp cho sự tăng trưởng của kim ngạch nông sản, thủy sản năm 2023, có 4 nhóm hàng nông sản của Việt Nam đạt giá trị xuất khẩu cao so với năm 2022.
Điểm tên 10 địa phương có kim ngạch xuất khẩu thấp nhất năm 2023

Điểm tên 10 địa phương có kim ngạch xuất khẩu thấp nhất năm 2023

Do những khó khăn đặc thù và một số yếu tố khách quan nên năm 2023 vẫn còn nhiều địa phương có kim ngạch xuất khẩu rất thấp.
Infographic: Top 10 địa phương có kim ngạch xuất khẩu cao nhất trong năm 2023

Infographic: Top 10 địa phương có kim ngạch xuất khẩu cao nhất trong năm 2023

Ngày 16/5, Bộ Cộng Thương đã công bố Báo cáo xuất nhập khẩu Việt Nam 2023, trong đó nêu 10 địa phương có kim ngạch xuất khẩu dẫn đầu cả nước năm 2023.
Xuất nhập khẩu Việt Nam 2023: Duy nhất khu vực thị trường châu Phi ghi nhận tăng trưởng dương

Xuất nhập khẩu Việt Nam 2023: Duy nhất khu vực thị trường châu Phi ghi nhận tăng trưởng dương

Trong các khu vực thị trường xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam năm 2023, chỉ có duy nhất châu Phi ghi nhận sự tăng trưởng dương.
Một số nhóm hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Vương quốc Anh tăng trưởng tốt

Một số nhóm hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Vương quốc Anh tăng trưởng tốt

Theo Báo cáo Xuất nhập khẩu Việt Nam 2023 được Bộ Công Thương công bố sáng 16/5, một số nhóm hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Vương quốc Anh có tăng trưởng tốt.
Nhập khẩu hàng hóa: Điểm tên 3 mặt hàng tăng trưởng dương

Nhập khẩu hàng hóa: Điểm tên 3 mặt hàng tăng trưởng dương

Trong khi giá trị nhập khẩu phần lớn mặt hàng giảm thì nhóm máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện, than và hạt điều ghi nhận sự gia tăng trong năm 2023.
Nhiều nội dung mới trong Báo cáo Xuất nhập khẩu Việt Nam năm 2023

Nhiều nội dung mới trong Báo cáo Xuất nhập khẩu Việt Nam năm 2023

Sáng 16/5, Bộ Công Thương công bố Báo cáo Xuất nhập khẩu Việt Nam năm 2023 với nhiều nội dung mới.
Chuyển đổi số trong logistics - chìa khóa cho phát triển thương mại điện tử và nền kinh tế

Chuyển đổi số trong logistics - chìa khóa cho phát triển thương mại điện tử và nền kinh tế

Ứng dụng công nghệ, chuyển đổi số trong logistics chính là chìa khóa cho phát triển thương mại điện tử và nền kinh tế.
Top 10 tỉnh, thành có kim ngạch xuất khẩu cao nhất năm 2023

Top 10 tỉnh, thành có kim ngạch xuất khẩu cao nhất năm 2023

Năm 2023, hoạt động xuất khẩu hàng hóa chưa tăng trở lại nhưng mức giảm đã thu hẹp; các địa phương nỗ lực tháo gỡ khó khăn, đưa kim ngạch xuất khẩu phục hồi.
Xuất khẩu hàng hóa 2023: Điểm sáng nhóm hàng nông sản, thủy sản

Xuất khẩu hàng hóa 2023: Điểm sáng nhóm hàng nông sản, thủy sản

Trong khi xuất khẩu nhóm hàng nông sản, thủy sản tăng thì nhóm hàng công nghiệp và nhóm hàng nhiên liệu, khoáng sản ghi nhận sự sụt giảm về giá trị kim ngạch.
Xuất khẩu than của Việt Nam tăng mạnh

Xuất khẩu than của Việt Nam tăng mạnh

Xuất khẩu than của Việt Nam trong tháng 4 đạt 109.219 tấn, tương đương 29,4 triệu USD, tăng tới 10.155% về lượng và tăng 10.105% về giá trị so với tháng trước.
Báo cáo xuất nhập khẩu Việt Nam: Cầu nối thông tin, hỗ trợ doanh nghiệp hiệu quả

Báo cáo xuất nhập khẩu Việt Nam: Cầu nối thông tin, hỗ trợ doanh nghiệp hiệu quả

Báo cáo xuất nhập khẩu Việt Nam thường niên giúp ghi nhận, đánh giá chính thức về những hoạt động, kết quả đã đạt được qua từng năm.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động