Thực thi Hiệp định EVFTA: Doanh nghiệp cần sẵn sàng tuân thủ tiêu chuẩn xanh, bền vững dài hạn

Phát triển hàng hoá theo các tiêu chuẩn xanh và bền vững theo cam kết của Hiệp định EVFTA sẽ giúp hàng hoá xuất khẩu Việt Nam nâng cao sức cạnh tranh tại EU.
Thực thi Hiệp định EVFTA: Cơ hội và thách thức song hành 3 năm thực thi Hiệp định EVFTA: Điểm sáng kinh tế thương mại Việt Nam - EU

Bà Trần Thị Lan Phương, Phó Giám đốc Công ty Luật TNHH Đa Phương đã có cuộc trao đổi với Báo Công Thương về các thách thức đáp ứng tiêu chuẩn xanh, bền vững và rủi ro thanh toán thương mại trong quá trình thực thi Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA).

Thực thi Hiệp định EVFTA: Doanh nghiệp cần sẵn sàng tuân thủ tiêu chuẩn xanh, bền vững dài hạn
Các tiêu chuẩn phát triển xanh và bền vững đòi hỏi các doanh nghiệp phải tuân thủ và phải chuyển đổi. Ảnh: TTXVN

Hiệp định EVFTA đang tác động tích cực đến xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang thị trường EU. Bà có chia sẻ gì về kết quả này?

Như chúng ta thấy, Hiệp định EVFTA với tỷ lệ tự do hóa thuế quan trên 90% trong vòng 7 năm, là một trong những hiệp định tiêu chuẩn cao. Mặc dù đã đối mặt với khủng hoảng toàn cầu và dịch Covid-19 phức tạp, tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam sang EU vẫn đạt trên 14%. Tỷ lệ hưởng lợi từ EVFTA của các doanh nghiệp Việt Nam đã vượt trên 40%. Năm 2022, Việt Nam xuất khẩu 46,8 tỷ USD sang thị trường EU, tăng 15% so với năm 2021, với 26% tổng kim ngạch hàng hóa được cấp C/O để hưởng ưu đãi thuế quan, nhờ đáp ứng quy tắc xuất xứ. 9 tháng 2023 thương mại hai chiều Việt Nam - EU đạt 44 tỷ USD (cùng kỳ năm trước đạt 47,1 tỷ USD), trong đó Việt Nam xuất khẩu sang EU 32,8 tỷ USD... Đây là minh chứng cho tác động tích cực đến hoạt động xuất khẩu hàng hoá Việt Nam sang thị trường EU dù EVFTA có quy tắc xuất xứ chặt chẽ và không dễ dàng.

Tuy nhiên, thời gian tới đây quá trình thực thi EVFTA đang đặt ra không ít thách thức, trong đó có các tiêu chuẩn phát triển xanh, bền vững?

Thực tế, việc đáp ứng các tiêu chuẩn xanh và bền vững trong ngữ cảnh của EVFTA đang trở thành một thách thức đối với doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam. Các yêu cầu này được thiết lập để đảm bảo rằng hàng hóa và dịch vụ xuất khẩu từ Việt Nam đáp ứng các tiêu chuẩn cao cấp của thị trường EU. Điều này có nghĩa rằng nếu doanh nghiệp không thể đáp ứng các tiêu chuẩn về môi trường và bền vững, họ có thể mất cơ hội xuất khẩu hoặc phải trả các loại thuế cao hơn khi nhập khẩu vào thị trường EU.

Thực thi Hiệp định EVFTA: Doanh nghiệp cần sẵn sàng tuân thủ tiêu chuẩn xanh, bền vững dài hạn
Bà Trần Thị Lan Phương, Phó Giám đốc Công ty Luật TNHH Đa Phương

Theo đó, các tiêu chuẩn phát triển xanh và bền vững đòi hỏi các doanh nghiệp phải tuân thủ và phải chuyển đổi để đáp ứng qua việc việc lựa chọn nguồn liệu thân thiện với môi trường và đáp ứng các chứng chỉ và yêu cầu đối với xuất khẩu. Mặt khác, trong tương lai, các tiêu chuẩn xanh và bền vững sẽ trở nên bắt buộc hơn và rộng rãi hơn. Ví dụ, cơ chế điều chỉnh biên giới carbon (CBAM) của EU sẽ định giá carbon đối với các sản phẩm xuất khẩu. Doanh nghiệp phải sớm thích nghi để tránh rủi ro bị loại khỏi thị trường. Đặc biệt, tiêu chuẩn xanh và bền vững của EU áp dụng cho hầu hết các sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam. Điều này đòi hỏi doanh nghiệp phải tuân thủ dài hạn và duy trì thường xuyên, đảm bảo sản phẩm đáp ứng các yêu cầu của đối tác.

Ngoài ra, hiện một phần lớn doanh nghiệp đã nắm rõ những tiêu chuẩn mới của thị trường EU, ý thức và sẵn sàng đáp ứng tiêu chuẩn mới như thực hiện chương trình từ nông trại đến bàn ăn, Luật Chống phá rừng. Tuy nhiên, doanh nghiệp cần phải chủ động nắm bắt và thực hiện chiến lược dài hạn thông qua việc đào tạo nhân sự nắm rõ về các tiêu chuẩn xanh và bền vững, giúp họ hiểu rõ yêu cầu và quy định mới xây dựng bộ tiêu chuẩn riêng cho từng loại sản phẩm hoặc dịch vụ. Tăng giá trị sản phẩm thông qua quá trình nghiên cứu, phát triển, kiểm tra sản phẩm để đảm bảo chất lượng và tuân thủ các tiêu chuẩn xanh; xây dựng quy trình sản xuất rõ ràng và có hệ thống, đảm bảo tuân thủ các quy định về môi trường và xuất xứ hàng hóa. Áp dụng công nghệ tiên tiến để đảm bảo sản phẩm đáp ứng tiêu chuẩn kỹ thuật và môi trường của EU.

Hiện nay, các nguy cơ rủi ro về thanh toán thương mại quốc tế đang hiện hữu. Theo bà, doanh nghiệp cần có giải pháp nào đối với vấn đề này trong hoạt động xuất khẩu sang thị trường EU?

Trong thời gian gần đây, vấn đề thanh toán thương mại đã trở thành một thách thức đáng kể cho các doanh nghiệp, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Các rủi ro liên quan đến thanh toán có thể gây khó khăn lớn cho các giao dịch quốc tế và đã dẫn đến mất mát đáng kể.

Để chủ động ứng phó với vấn đề này, một phần quan trọng trong việc quản lý rủi ro thanh toán thương mại mà doanh nghiệp cần quan tâm đó là cẩn thận trong việc rà soát và xác định các quy định và điều khoản trong các hợp đồng. Điều này đòi hỏi doanh nghiệp phải tập trung vào chi tiết quy định về vấn đề thanh toán trong hợp đồng, đặc biệt là trong các giao dịch quốc tế.

Một biện pháp khác để giảm thiểu rủi ro thanh toán là kết nối chặt chẽ với các tham tán thương mại tại các đại sứ quán và thương vụ Việt Nam tại các quốc gia mà doanh nghiệp đang thực hiện giao dịch. Tham tán thương mại có thể cung cấp thông tin quan trọng về đối tác, pháp nhân và tình hình tài chính của họ. Qua đó, giúp doanh nghiệp kiểm tra và xác minh thông tin về đối tác trước khi tiến hành giao dịch, từ đó tránh được các rủi ro tiềm năng.

Ngoài ra, một biện pháp quan trọng và hiệu quả hơn là việc sử dụng bảo hiểm thương mại. Bảo hiểm thương mại giúp bảo vệ tài sản và quyền lợi của doanh nghiệp, đồng thời cung cấp sự yên tâm khi tiến hành giao dịch quốc tế. Các doanh nghiệp có thể lựa chọn mua bảo hiểm thương mại để bảo vệ mình khỏi các rủi ro thanh toán trong trường hợp đối tác không thực hiện thanh toán hoặc không thực hiện theo đúng điều khoản hợp đồng.

Nhằm hỗ trợ cho doanh nghiệp tận EVFTA hiệu quả, các chính sách, cơ chế pháp lý thực thi cam kết của Việt Nam cần đẩy mạnh ra sao để hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua các thách thức, đòi hỏi của thị trường, thưa bà?

Để tận dụng Hiệp định EVFTA một cách hiệu quả, việc hoàn thiện cơ chế pháp lý để thực thi cam kết của Việt Nam là một nhiệm vụ quan trọng. Qua thời gian thực hiện hiệp định, chúng ta đã có những đánh giá tích cực về khả năng sử dụng EVFTA trong khía cạnh thương mại, đầu tư và xây dựng hệ thống pháp luật để đảm bảo tuân thủ cam kết.

Theo đó, chúng ta đã chứng kiến sự sửa đổi, bổ sung và ban hành 9 văn bản quy phạm pháp luật để thực thi các cam kết cụ thể trong 6 Chương và 1 Nghị định thư của EVFTA. Ngoại trừ một số cam kết chưa có lộ trình thực thi (như liên quan tới hàng tân trang) và một nhóm cam kết đã nội luật hóa nhưng chưa có cơ chế thực thi (ví dụ liên quan đến quyền tự do liên kết của người lao động), tất cả cam kết của EVFTA đã được "nội luật hóa" và đảm bảo tương thích thông qua 9 văn bản này.

Cụ thể, chúng ta đã thấy sự xuất hiện của Nghị định về biểu thuế ưu đãi, chứng nhận gạo thơm, cũng như các thông tư về quy tắc xuất xứ và phòng vệ thương mại. Phần lớn các quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật đều tương thích với cam kết EVFTA đã “nội luật hóa” (đặc biệt là về ưu đãi thuế quan, quy tắc xuất xứ, phòng vệ thương mại…); các quy định đều được thiết kế hợp lý, rõ ràng, chặt chẽ, bảo đảm khả thi trên thực tế.

Mặc dù vậy, vẫn còn một số ít trường hợp chưa hoàn toàn hợp lý, minh bạch, có thể dẫn tới khó khăn trong quá trình áp dụng hoặc hạn chế quyền mà lẽ ra doanh nghiệp có thể được hưởng theo cam kết. Như cách thiết kế hệ thống quy định pháp luật đấu thầu độc lập cho các gói thầu FTA; điều kiện chậm nộp chứng từ xuất xứ hưởng ưu đãi EVFTA; quy định không phân biệt các trường hợp lỗi vô ý/cố ý trong bồi thường thiệt hại do xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ…

Bên cạnh đó, việc thiếu hụt thông tin và hướng dẫn chi tiết về các cam kết trong EVFTA có thể khiến cho các doanh nghiệp và các bên liên quan gặp khó khăn trong việc áp dụng và tuân thủ các quy định của hiệp định. Theo đó, bên cạnh yêu cầu kỹ thuật về việc điều chỉnh một số quy định, cơ chế thực thi EVFTA cho phù hợp và thuận lợi hơn. Cụ thể, cần có sự chuyển hướng công tác hỗ trợ về thông tin về EVFTA và các FTA cho doanh nghiệp theo hướng thông tin chi tiết, chính xác, cập nhật theo nhu cầu doanh nghiệp. Mặt khác, các chính sách, pháp luật có thể tiếp cận dễ dàng, thực chất hơn trong các hoạt động hỗ trợ khác như hỗ trợ cải thiện năng lực cạnh tranh, xúc tiến thương mại, kết nối và bảo vệ doanh nghiệp.

Vấn đề cần lưu ý thêm đó là một số quy định pháp luật Việt Nam có thể hạn chế quyền tự do cam kết và thoả thuận trong việc xác lập quyền và nghĩa vụ dân sự. Điều này có thể tạo ra rào cản cho các doanh nghiệp và các bên liên quan trong việc thực hiện cam kết và thoả thuận của mình trong khu vực thương mại tự do. Vì thế, cần thiết phải điều chỉnh các quy định này để đảm bảo sự tuân thủ tốt hơn và tạo điều kiện thuận lợi cho thực thi EVFTA.

Xin cảm ơn bà!

Hoa Quỳnh (thực hiện)
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Hiệp định EVFTA

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Việt Nam đánh giá cao lựa chọn

Việt Nam đánh giá cao lựa chọn ''Phụ nữ và nền kinh tế'' là ưu tiên xuyên suốt của APEC

Việt Nam đánh giá cao lựa chọn ''Phụ nữ và nền kinh tế'' là một trong các ưu tiên xuyên suốt nhiều năm qua của APEC, góp phần thúc đẩy bình đẳng giới.
Nâng cao năng lực, thúc đẩy hội nhập, thu hẹp khoảng cách giữa các nền kinh tế trong APEC

Nâng cao năng lực, thúc đẩy hội nhập, thu hẹp khoảng cách giữa các nền kinh tế trong APEC

APEC cần tiếp tục ưu tiên các hoạt động nâng cao năng lực cho các nền kinh tế đang phát triển để thu hẹp khoảng cách, thúc đẩy hội nhập nhanh và hiệu quả.
Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 20/5/2024: Kharkov thực tế không có tuyến phòng thủ nào ở biên giới

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 20/5/2024: Kharkov thực tế không có tuyến phòng thủ nào ở biên giới

Một số thông tin tình hình chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 20/5/2024: Kharkov thực tế không có tuyến phòng thủ nào ở biên giới.
Tổng thống Iran qua đời khi đang đương chức?

Tổng thống Iran qua đời khi đang đương chức?

Hãng thông tấn nhà nước Iran IRINN và Mehr News đưa tin từ hiện trường rơi trực thăng chở Tổng thống Iran Ebrahim Raisi cho biết không tìm thấy ai sống sót.
Hãng thông tấn Mehr: Tổng thống và Ngoại trưởng Iran đã thiệt mạng

Hãng thông tấn Mehr: Tổng thống và Ngoại trưởng Iran đã thiệt mạng

Theo MNA, Tổng thống Iran Ebrahim Raisi và Ngoại trưởng nước này Hossein Amir-Abdollahian đã thiệt mạng trong vụ tai nạn máy bay trực thăng xảy ra hôm 19/5.

Tin cùng chuyên mục

Những đóng góp đặc biệt trong thúc đẩy quan hệ song phương Việt Nam - Kazakhstan

Những đóng góp đặc biệt trong thúc đẩy quan hệ song phương Việt Nam - Kazakhstan

Kazakhstan đang tăng cường xuất khẩu nông sản chất lượng cao vào Việt Nam, đồng thời hợp tác, nghiên cứu triển vọng xây dựng nhà máy sản xuất thiết bị điện.
Chiến sự Nga-Ukraine 20/5/2024: Các trung tâm huấn luyện NATO ở Ukraine sẽ trở thành mục tiêu của Nga

Chiến sự Nga-Ukraine 20/5/2024: Các trung tâm huấn luyện NATO ở Ukraine sẽ trở thành mục tiêu của Nga

Thông tin chiến sự Nga-Ukraine 20/5/2024: Các trung tâm huấn luyện NATO ở Ukraine sẽ trở thành mục tiêu của Nga; Nga tiến sâu vào tuyến phòng thủ Ukraine.
Máy bay Tổng thống Iran mất tích: Nga sẽ cử đội cứu hộ, UAV Thổ Nhĩ Kỳ phát hiện thông tin mới

Máy bay Tổng thống Iran mất tích: Nga sẽ cử đội cứu hộ, UAV Thổ Nhĩ Kỳ phát hiện thông tin mới

Đội cứu hộ nói trên bao gồm 47 chuyên gia được trang bị các trang bị cần thiết, xe địa hình cũng như một trực thăng BO-105, sẽ đến thành phố Tabriz của Iran.
Ukraine nhập khẩu điện cao kỷ lục sau loạt tấn công tên lửa của Nga

Ukraine nhập khẩu điện cao kỷ lục sau loạt tấn công tên lửa của Nga

Ukraine sẽ duy trì mức nhập khẩu điện cao kỷ lục trong bối cảnh hệ thống năng lượng của nước này bị hư hại nghiêm trọng do các cuộc tấn công tên lửa của Nga.
Chiến sự Israel-Hamas ngày 19/5/2024: Nội bộ Israel bất ổn do xung đột ở Dải Gaza; Chiến dịch Rafah sắp bắt đầu

Chiến sự Israel-Hamas ngày 19/5/2024: Nội bộ Israel bất ổn do xung đột ở Dải Gaza; Chiến dịch Rafah sắp bắt đầu

Chiến sự Israel-Hamas ngày 19/5/2024: Nội bộ Israel bất ổn do xung đột ở Dải Gaza; Chiến dịch Rafah sắp bắt đầu khi nội các chiến tranh Israel bất đồng.
Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 19/5/2024: Nga ra tối hậu thư cho Anh? Biên giới Kharkov tiếp tục nóng

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 19/5/2024: Nga ra tối hậu thư cho Anh? Biên giới Kharkov tiếp tục nóng

Một số thông tin tình hình chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 19/5/2024: Nga ra tối hậu thư cho Anh? Biên giới Kharkov tiếp tục nóng.
Chiến sự Nga-Ukraine 19/5/2024: Việc Ukraine nên làm trước khi đàm phán với Nga; Đức tuyên bố bất ngờ về Kharkiv

Chiến sự Nga-Ukraine 19/5/2024: Việc Ukraine nên làm trước khi đàm phán với Nga; Đức tuyên bố bất ngờ về Kharkiv

Thông tin chiến sự Nga-Ukraine hôm nay 19/5/2024: Việc Ukraine nên làm trước khi đàm phán với Nga; Đức tuyên bố bất ngờ về Kharkiv.
Infographic: Việt Nam đã ký kết, thực thi và đàm phán 19 FTA

Infographic: Việt Nam đã ký kết, thực thi và đàm phán 19 FTA

Theo thống kê, tính đến thời điểm hiện tại, Việt Nam đã ký kết, thực thi và đang đàm phán tổng cộng là 19 Hiệp định thương mại tự do (Free Trade Agreement- FTA)
Chiến sự Israel-Hamas ngày 18/5/2024: Israel có dự trữ vũ khí hạng nặng đủ để tấn công Rafah

Chiến sự Israel-Hamas ngày 18/5/2024: Israel có dự trữ vũ khí hạng nặng đủ để tấn công Rafah

Chiến sự Israel-Hamas ngày 18/5/2024: Israel có dự trữ vũ khí hạng nặng đủ để tấn công Rafah, nên không phụ thuộc vào nguồn viện trợ của Mỹ để tấn công Gaza.
Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 18/5/2024: Nga không có ý định kiểm soát toàn bộ vùng Kharkov

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 18/5/2024: Nga không có ý định kiểm soát toàn bộ vùng Kharkov

Tổng thống Nga Vladimir Putin nhấn mạnh, Quân đội Nga không có kế hoạch kiểm soát hoàn toàn vùng Kharkov như những tuyên bố gần đây của Ukraine và phương Tây.
Chiến sự Nga-Ukraine 18/5/2024: Mỹ không thúc ép Ukraine tấn công lãnh thổ Nga; Kiev bác đề xuất ngừng bắn dịp Olympic

Chiến sự Nga-Ukraine 18/5/2024: Mỹ không thúc ép Ukraine tấn công lãnh thổ Nga; Kiev bác đề xuất ngừng bắn dịp Olympic

Thông tin chiến sự Nga-Ukraine hôm nay 18/5/2024: Mỹ không thúc ép Ukraine tấn công lãnh thổ Nga; Kiev bác đề xuất ngừng bắn dịp Olympic.
Giai đoạn mới trong quan hệ hợp tác giữa Hải quan Việt Nam và Hoa Kỳ

Giai đoạn mới trong quan hệ hợp tác giữa Hải quan Việt Nam và Hoa Kỳ

Chuyến công tác của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan mở ra một giai đoạn mới trong quan hệ hợp tác giữa Hải quan Việt Nam và Hải quan Hoa Kỳ.
Chiến sự Nga-Ukraine 17/5/2024: Các đơn vị Ukraine thiếu 40% nhân sự; EU lo ngại về thành công của Nga

Chiến sự Nga-Ukraine 17/5/2024: Các đơn vị Ukraine thiếu 40% nhân sự; EU lo ngại về thành công của Nga

Thông tin chiến sự Nga-Ukraine 17/5/2024: Các đơn vị Ukraine thiếu 40% nhân sự; EU lo ngại về thành công của Nga.
Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 17/5/2024: Ukraine thừa nhận khả năng Kharkov thất thủ

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 17/5/2024: Ukraine thừa nhận khả năng Kharkov thất thủ

Một số thông tin tình hình chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 17/5/2024: Ukraine thừa nhận khả năng Kharkov thất thủ
Chiến sự Israel-Hamas ngày 17/5/2024: Israel tăng quân đánh Rafah; Hạ viện Mỹ yêu cầu nối lại viện trợ cho Tel Aviv

Chiến sự Israel-Hamas ngày 17/5/2024: Israel tăng quân đánh Rafah; Hạ viện Mỹ yêu cầu nối lại viện trợ cho Tel Aviv

Chiến sự Israel-Hamas ngày 17/5/2024: Israel tăng quân tiến vào Rafah; Hạ viện Mỹ yêu cầu nối lại viện trợ cho Tel Aviv sau khi thông qua dự luật về Israel
Hải quan thế giới và việc thực thi Nghị quyết Liên Hợp Quốc về ngăn chặn vũ khí huỷ diệt hàng loạt

Hải quan thế giới và việc thực thi Nghị quyết Liên Hợp Quốc về ngăn chặn vũ khí huỷ diệt hàng loạt

Tổ chức Hải quan thế giới tái khẳng định cam kết của các quốc gia thành viên trong ngăn chặn các chuyến hàng có khả năng biến thành vũ khí hủy diệt hàng loạt.
Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 16/5/2024: Ukraine mất quyền kiểm soát Robotine; Volchansk vỡ trận

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 16/5/2024: Ukraine mất quyền kiểm soát Robotine; Volchansk vỡ trận

Thông tin chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 16/5/2024: Ukraine mất quyền kiểm soát Robotine; Volchansk vỡ trận.
Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024: Màn

Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024: Màn 'tranh hùng' giữa hai ứng viên khi nào bắt đầu?

Tổng thống Mỹ Joe Biden và cựu Tổng thống Donald Trump nhất trí tranh luận trực tiếp trên Đài CNN vào tháng 6 và tháng 9, trước cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ 2024.
Chiến sự Nga-Ukraine 16/5/2024: Anh xác nhận không có kế hoạch đưa quân tới Ukraine; rộ tin Su-57 của Nga tham chiến

Chiến sự Nga-Ukraine 16/5/2024: Anh xác nhận không có kế hoạch đưa quân tới Ukraine; rộ tin Su-57 của Nga tham chiến

Thông tin chiến sự Nga-Ukraine 16/5/2024: Anh xác nhận không có kế hoạch đưa quân tới Ukraine; rộ tin Su-57 của Nga tham chiến.
Mỹ tiếp tục viện trợ gói vũ khí 1 tỷ USD cho Israel

Mỹ tiếp tục viện trợ gói vũ khí 1 tỷ USD cho Israel

Theo nguồn tin trong Quốc hội Mỹ và chính quyền Tổng thống Joe Biden thông báo, họ sẽ gửi một gói vũ khí và đạn dược mới trị giá hơn 1 tỷ USD cho Israel.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động