Thị trường ví điện tử: Miếng mồi ngon hay thách thức lớn?

Bên cạnh những tiềm năng to lớn, thị trường ví điện tử tại Việt Nam trong những năm qua cũng tiềm ẩn nhiều thách thức cần được giải quyết.
Ngân hàng Nhà nước “nới” hạn mức giao dịch qua ví điện tử Tổ chức cung ứng dịch vụ ví điện tử phải có vốn tối thiểu 50 tỷ đồng Sau 9 năm hoạt động, ví điện tử Moca bất ngờ thông báo dừng hoạt động

Thị trường ví điện tử bùng nổ

Ví điện tử được ra đời đầu tiên vào năm 2008 trong bối cảnh thị trường thương mại điện tử đang tìm kiếm những công cụ thanh toán phù hợp, nhanh chóng để phục vụ cho nhu cầu của người tiêu dùng cũng như với kỳ vọng giúp việc mua bán trở nên tiện lợi, dễ dàng hơn.

Theo đó, ví điện tử là một tài khoản điện tử dùng để thanh toán hóa đơn cũng như các loại giao dịch trực tuyến, hỗ trợ người dùng thanh toán các loại phí trên Internet như: Hóa đơn tiền điện, tiền nước, cước Internet, cước truyền hình cáp, mua vé máy bay, thanh toán vay tiêu dùng, chuyển tiền, mua sắm online,…

Nếu như năm 2015, cả thị trường Việt Nam có khoảng 5 ví điện tử được cấp phép hoạt động. Tính đến hết tháng 3/2024, theo công bố của Ngân hàng Nhà nước, có 51 doanh nghiệp không phải ngân hàng được cấp phép hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán.

Nguyên nhân dẫn đến sự bùng nổ của thị trường ví điện tử tại Việt Nam phần lớn là do số lượng người dùng internet và điện thoại thông minh ngày càng cao.

Theo báo cáo thống kê số liệu của Statista (đơn vị chuyên thu thập dữ liệu), tính đến năm 2023, tại Việt Nam có hơn 74 triệu người dùng internet, chiếm 75% dân số. Tỷ lệ người dùng điện thoại thông minh cũng đạt 84%.

Thị trường ví điện tử: Miếng mồi ngon hay thách thức lớn?
Top 10 quốc gia có lượng người dùng điện thoại thông minh nhiều nhất - (Nguồn: Statista).

Miếng mồi ngon cho các nhà đầu tư nhưng cũng tiềm ẩn nhiều thách thức

Thị trường này được đánh giá là có tiềm năng phát triển rất lớn, với tốc độ tăng trưởng dự kiến đạt 20-30% mỗi năm trong giai đoạn 2023-2025.

Hiện nay, nhiều ông lớn trong ngành công nghệ, tài chính và bán lẻ đã tham gia vào thị trường ví điện tử, góp phần thúc đẩy sự phát triển của thị trường, đứng đầu hiện nay. Có thể kể đến như Momo, Zalo Pay, Shopee Pay, Viettel Pay, VNPay,... trong đó, MoMo là ví điện tử được sử dụng nhiều nhất, đây cũng có thể coi là một trong những ví điện tử mở ra thời đại công nghệ thanh toán bằng ví điện tử ở Việt Nam.

Theo báo cáo của Ngân hàng Nhà nước, tính đến thời điểm cuối năm 2023, tại nước ta 36,23 triệu ví điện tử đang hoạt động (chiếm 63,23% trong tổng số gần 57,31 triệu ví điện tử đã được kích hoạt), với tổng số tiền trên các ví này là gần 3.000 tỷ đồng. Dự báo đến cuối năm 2024, con số này có thể tăng lên 50 triệu ví điện tử hoạt động tại Việt Nam.

Những con số trên cho thấy sức hấp dẫn của thị trường ví điện tử trước thời điểm Chính phủ thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt và tài chính toàn diện.

Thị trường ví điện tử: Miếng mồi ngon hay thách thức lớn?
Thị trường ví điện tử tại Việt Nam hấp dẫn các nhà đầu tư - (Ảnh minh hoạ).

Bên cạnh những tiềm năng to lớn, thị trường ví điện tử tại Việt Nam cũng tiềm ẩn nhiều thách thức cần được giải quyết.

Vừa qua, Moca - ví điện tử chủ yếu trên ứng dụng Grab - thông báo ngừng hoạt động với lý do nhằm "thực hiện chiến lược tái cấu trúc", điều này đã phần nào phản ánh sự khắc nghiệt tại thị trường số Việt Nam. Rất có thể miếng bánh thị phần sẽ được chia lại lần nữa, tập trung vào các doanh nghiệp có nền tảng công nghệ, tài chính.

Hiện nay, các nhà cung cấp ví điện tử cũng đang phải đối mặt với các thách thức làm sao để giữ chân được khách hàng trung thành. Để làm được điều đó, không ít các doanh nghiệp đã phải chịu lỗ để đổ tiền vào các chương trình khuyến mãi. Bởi người dùng thường có xu hướng thiên về các chương trình khuyến mãi và sau đó chuyển sang nhà cung cấp khác. Điều này đòi hỏi các nỗ lực quảng bá liên tục của ví điện tử và cổng thanh toán, dẫn đến gánh nặng chi phí rất lớn cho doanh nghiệp.

Ngoài ra, vấn đề về an ninh mạng của các ví này cũng được người dùng hết mực quan tâm. Các nhà cung cấp phải cố gắng nâng cao tính bảo mật của ví và liên tục xây dựng nhiều lớp bảo mật để tối ưu rủi ro cho khách hàng. Mặc dù thế, người dùng cũng không thể tránh khỏi những nguyên nhân chủ quan như bị mất điện thoại hay vô tình bị đánh cắp thông tin khi sử dụng smartphone. Điều này đòi hỏi các nhà cung cấp phải làm sao để gia tăng tính bảo mật, đảm bảo an toàn thông tin cho người dùng.

Tựu chung, thị trường ví điện tử Việt Nam hiện nay đang ở giai đoạn phát triển bùng nổ với nhiều tiềm năng to lớn, thu hút đông đảo nhà đầu tư bởi quy mô thị trường. Cùng với đó, nhu cầu thanh toán không tiền mặt ngày càng tăng, đặc biệt là các chính sách hỗ trợ của Chính phủ sẽ khiến cuộc chơi này ngày càng trở nên hấp dẫn. Tuy nhiên, thị trường này cũng tiềm ẩn nhiều thách thức cần được giải quyết để có thể phát triển bền vững hơn.

Bùi Võ Minh Anh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Ngân hàng Nhà nước sẽ tăng cường thanh tra hoạt động kinh doanh vàng

Ngân hàng Nhà nước sẽ tăng cường thanh tra hoạt động kinh doanh vàng

Ngân hàng Nhà nước cho biết, sẽ phối hợp với các bộ, ngành để tăng cường thanh tra, kiểm tra hoạt động của các doanh nghiệp kinh doanh vàng.
Những

Những 'nhân tố mới' trong báo cáo PCI 2024

Bên cạnh sự vươn lên dẫn đầu của thành phố Hải Phòng, báo cáo PCI 2024 cũng ghi nhận ‘nhân tố mới’ là tỉnh Hưng Yên khi lần đầu tiên đứng trong Top 10.
4 tháng, Việt Nam thu hút 13,82 tỷ USD vốn FDI

4 tháng, Việt Nam thu hút 13,82 tỷ USD vốn FDI

4 tháng năm 2025, Việt Nam thu hút được 13,82 tỷ USD vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), tăng kỷ lục với 39,9% so với cùng kỳ năm ngoái.
Thu ngân sách 4 tháng đầu năm 2025 tăng 2 con số

Thu ngân sách 4 tháng đầu năm 2025 tăng 2 con số

Lũy kế tổng thu ngân sách Nhà nước 4 tháng đầu năm 2025 ước đạt 944,1 nghìn tỷ đồng, bằng 48% dự toán năm và tăng 26,3% so với cùng kỳ năm trước.
Ngân hàng nội tìm vốn ngoại giá rẻ cho nền kinh tế

Ngân hàng nội tìm vốn ngoại giá rẻ cho nền kinh tế

Bên cạnh việc đẩy mạnh thu hút tiền gửi để đảm bảo đủ nguồn vốn cung ứng cho nền kinh tế, một số ngân hàng còn tìm nguốn vốn từ các định chế tài chính quốc tế.

Tin cùng chuyên mục

VPBankS được vinh danh tại HR Excellence ® 2025 về đào tạo

VPBankS được vinh danh tại HR Excellence ® 2025 về đào tạo

Vinh dự này khẳng định cam kết của VPBankS trong việc đầu tư dài hạn vào con người – nền tảng cho sự phát triển bền vững và khác biệt
PVcomBank triển khai gói vay 10.500 tỷ đồng, lãi suất chỉ 3,99%/năm

PVcomBank triển khai gói vay 10.500 tỷ đồng, lãi suất chỉ 3,99%/năm

PVcomBank triển khai gói vay ưu đãi 10.500 tỷ đồng hỗ trợ khách hàng cá nhân là hộ kinh doanh, tiểu thương với lãi suất chỉ từ 3,99%/năm, thời hạn tới 10 năm.
Niềm tin là

Niềm tin là 'đồng tiền' mạnh nhất của ngân hàng Việt

Thương hiệu ngân hàng Việt không nằm ở logo hay trụ sở sang trọng, mà ở niềm tin, thứ “đồng tiền” mạnh mà khách hàng sẵn sàng gửi gắm.
SeAMobile nhận xếp hạng 5 sao tại Giải thưởng Sao Khuê 2025

SeAMobile nhận xếp hạng 5 sao tại Giải thưởng Sao Khuê 2025

Ngân hàng số SeAMobile của Ngân hàng TMCP Đông Nam Á đã vinh dự xếp hạng 5 sao ở hạng mục tiện ích số trong khuôn khổ giải thưởng Sao Khuê 2025
Giáo sư Đại học Harvard hiến kế xây dựng thương hiệu ngân hàng Việt

Giáo sư Đại học Harvard hiến kế xây dựng thương hiệu ngân hàng Việt

Từ góc nhìn toàn cầu, giáo sư John Quelch (Harvard) gợi mở chiến lược giúp ngân hàng Việt xây dựng thương hiệu mạnh, vượt rào cản nội tại để vươn ra thế giới.
Tập đoàn Bảo Việt (BVH): Lợi nhuận hợp nhất Quý I/2025 tăng trưởng 14,6%

Tập đoàn Bảo Việt (BVH): Lợi nhuận hợp nhất Quý I/2025 tăng trưởng 14,6%

Tập đoàn Bảo Việt công bố kết quả kinh doanh quý I/2025 với tổng doanh thu hợp nhất đạt 14.381 tỷ đồng, tăng 2,2%; lợi nhuận sau thuế đạt 707 tỷ đồng, tăng 14,6
Chính thức khai trương Phòng chờ Vietcombank Priority tại Nhà ga T3 Sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất

Chính thức khai trương Phòng chờ Vietcombank Priority tại Nhà ga T3 Sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất

Ngày 30/4/2025, Vietcombank chính thức khai trương Phòng chờ Vietcombank Priority Lounge tại Nhà ga T3, Sân bay quốc tế Tân Sơn Nhât, TP. Hồ Chí Minh.
Những điều chưa biết về bộ tiền sau ngày thống nhất đất nước

Những điều chưa biết về bộ tiền sau ngày thống nhất đất nước

Song hành lưu thông 2 đồng tiền ở 2 miền Bắc - Nam và phải đến năm 1978, bộ tiền chung của đất nước mới được phát hành.
Chứng khoán giảm sâu trong tháng 4, cơ hội tốt “bắt đáy”

Chứng khoán giảm sâu trong tháng 4, cơ hội tốt “bắt đáy”

Chứng khoán giảm sâu trong tháng 4 khiến nhà đầu tư thua lỗ nặng nhưng đây lại là cơ hội tốt để “bắt đáy”.
Agribank trao tặng 37 căn

Agribank trao tặng 37 căn 'nhà hy vọng' tại Hà Tĩnh

Agribank phối hợp Quỹ Hy vọng và Mặt trận Tổ quốc huyện Hương Khê khởi công, trao tặng 37 căn “nhà hy vọng” cho các hộ nghèo, khó khăn tại địa phương.
BAOVIET Bank cho vay cá nhân lãi suất chỉ từ 3%

BAOVIET Bank cho vay cá nhân lãi suất chỉ từ 3%

BAOVIET Bank triển khai chương trình ưu đãi cho khách hàng cá nhân vay vốn có tài sản bảo đảm với lãi suất chỉ từ 3%/năm, hạn mức lên đến 600 tỷ đồng.
HDBank lãi 5.350 tỷ, khởi động mô hình tập đoàn tài chính

HDBank lãi 5.350 tỷ, khởi động mô hình tập đoàn tài chính

Ngân hàng TMCP Phát triển TP.HCM (HDBank) công bố kết quả kinh doanh quý 1/2025 tăng trưởng cao, tiếp tục nằm trong nhóm hiệu quả cao nhất ngành ngân hàng.
KienlongBank ghi nhận kết quả quý I/2025 ấn tượng

KienlongBank ghi nhận kết quả quý I/2025 ấn tượng

Ngân hàng TMCP Kiên Long (KienlongBank; UpCOM: KLB) đã ghi dấu ấn với kết quả kinh doanh nổi bật trong quý I/2025.
Chào mừng 50 năm Thống nhất đất nước, Vietcombank hoàn 50% vé Metro tới 450.000 VND

Chào mừng 50 năm Thống nhất đất nước, Vietcombank hoàn 50% vé Metro tới 450.000 VND

Nhân kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam, Vietcombank phối hợp Visa triển khai ưu đãi “CHẠM NHẸ - LƯỚT NHANH” trải nghiệm Metro hiện đại, tiết kiệm.
Cổ đông VPBank thông qua kế hoạch lợi nhuận tỷ đô

Cổ đông VPBank thông qua kế hoạch lợi nhuận tỷ đô

Cổ đông của VPBank đã thông qua kế hoạch lợi nhuận 1 tỷ USD, chia cổ tức tiền mặt gần 4.000 tỷ đồng.
Việt Nam trước ‘ngã rẽ’ tài sản số, tín chỉ carbon

Việt Nam trước ‘ngã rẽ’ tài sản số, tín chỉ carbon

Từ tài sản kỹ thuật số đến tín chỉ carbon, Việt Nam đứng trước ngưỡng cửa lớn, nơi sự chủ động chính sách sẽ quyết định thành bại.
Kết quả kinh doanh OCB quý I/2025 giữ đà tăng trưởng tốt

Kết quả kinh doanh OCB quý I/2025 giữ đà tăng trưởng tốt

Ngân hàng TMCP Phương Đông (mã OCB - sàn HOSE) công bố báo cáo tài chính quý I/2025 lợi nhuận trước thuế đạt 893 tỷ, hoạt động cốt lõi giữ đà tăng trưởng tốt.
Lãi suất huy động tăng trở lại, kỳ hạn ngắn sát “trần”

Lãi suất huy động tăng trở lại, kỳ hạn ngắn sát “trần”

Từ giữa tháng 4, lãi suất huy động rục rịch tăng trở lại, trong đó kỳ hạn ngắn đang sát “trần”.
Tài sản số, tín chỉ carbon:

Tài sản số, tín chỉ carbon: 'Mảnh ghép' mới cho tài sản bảo đảm?

Nếu Việt Nam kịp thời hoàn thiện hành lang pháp lý, tài sản số và tín chỉ carbon hoàn toàn có thể trở thành nguồn tài sản bảo đảm mới cho hệ thống ngân hàng.
Tăng tín dụng của nhiều ngân hàng cao hơn toàn hệ thống

Tăng tín dụng của nhiều ngân hàng cao hơn toàn hệ thống

Tại không ít ngân hàng thương mại, tăng trưởng tín dụng quý 1/2025 vừa công bố cho thấy có mức tăng cao hơn rất nhiều so với toàn hệ thống.
Mobile VerionPhiên bản di động