Tăng trưởng kinh tế có dấu hiệu phục hồi, nhưng doanh nghiệp chưa hết khó

Doanh nghiệp vẫn đang đối mặt với nhiều khó khăn, dù bức tranh kinh tế tháng 5/2023 có dấu hiệu phục hồi, tăng trưởng kinh tế quý II/2023 dự báo tích cực hơn.
Tăng trưởng kinh tế đang chịu tác động từ thị trường bất động sản Nỗ lực duy trì động lực tăng trưởng kinh tế năm 2023

Sản xuất công nghiệp, xuất khẩu, đầu tư công tiếp tục có chuyển biến

Phát biểu Hội nghị trực tuyến Chính phủ với các địa phương và Phiên họp thường kỳ Chính phủ tháng 5/2023 diễn ra vào sáng 3/6, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết, sản xuất công nghiệp, xuất khẩu tháng 5/2023 tiếp tục có chuyển biến so với tháng trước và quý I/2023.

Cụ thể, kim ngạch xuất nhập khẩu, xuất khẩu, nhập khẩu tháng 5/2023 ước lần lượt tăng 5,3%, 4,3% và 6,4% so với tháng trước, trong khi tháng 4/2023 lần lượt giảm 7,7%, 7,3% và 8,1% so với tháng 3. 5 tháng, cả nước ước xuất siêu 9,8 tỷ USD, trong khi cùng kỳ năm 2022 là 0,24 tỷ USD.

3426-3
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng: Sản xuất công nghiệp, xuất khẩu tháng 5/2023 tiếp tục có chuyển biến so với tháng trước và quý I/2023

Vốn đầu tư nước ngoài đăng ký trong tháng 5/2023 đạt gần 2 tỷ USD, gấp 2,2 lần cùng kỳ năm trước; tính chung 5 tháng đạt 10,86 tỷ USD, bằng 92,7% so với cùng kỳ năm trước, trong khi 4 tháng đầu năm chỉ bằng 82,1% so với cùng kỳ 2022.

Trong khi đó, Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp (IIP) tháng 5/2023 ước tăng 2,2% so với tháng trước, trong đó công nghiệp chế biến, chế tạo ước tăng 2,9%. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 5/2023 ước tăng 11,5% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 5 tháng tăng 12,6%. Đây là tốc độ tăng cao nhất so với cùng kỳ các năm từ 2015 trở lại đây.

Điểm đáng chú ý, theo Bộ trưởng, đó là các vấn đề tồn đọng, vướng mắc tiếp tục được tập trung tháo gỡ, thị trường trái phiếu doanh nghiệp, bất động sản bước đầu chuyển biến tích cực, giải ngân vốn đầu tư công được đẩy nhanh… Tất cả đã hỗ trợ tích cực, từng bước khơi thông dòng tiền cho doanh nghiệp, nâng cao khả năng hấp thụ vốn của nền kinh tế.

Trong khi đó, giải ngân vốn đầu tư công đã có tín hiệu tích cực. Đến 31/5 đạt trên 157.000 tỷ đồng, bằng 22,22% kế hoạch Thủ tướng giao, tương đương cùng kỳ năm 2022 (22,37%), nhưng số tuyệt đối cao hơn 41.000 tỷ đồng.

Với kết quả trên, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho rằng, “Chúng ta đã đẩy một lượng vốn lớn ra nền kinh tế, hỗ trợ đầu ra cho nhiều ngành, lĩnh vực, giải quyết việc làm”.

Công cuộc cải cách hành chính tại Bộ Công Thương trong thời gian qua đã hỗ trợ cho các doanh nghiệp tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường
Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp (IIP) tháng 5/2023 ước tăng 2,2% so với tháng trước, trong đó công nghiệp chế biến, chế tạo ước tăng 2,9%

Vẫn cần gỡ khó cho khu vực doanh nghiệp

Mặc dù đạt được nhiều tín hiệu tích cực, nhưng Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho rằng, do những khó khăn, thách thức chung của thế giới, sản xuất - kinh doanh, doanh nghiệp vẫn gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là về dòng tiền, thị trường và đơn hàng; nhiều dự án đầu tư, dự án bất động sản bị đình trệ, chậm triển khai…

Bên cạnh đó, kim ngạch xuất nhập khẩu, xuất khẩu và nhập khẩu hàng hóa dù đã phục hồi nhẹ trong tháng 5/2023, nhưng tính chung 5 tháng lần lượt giảm 14,7%, 11,6% và 17,9% so với cùng kỳ năm trước.

“Các thị trường xuất khẩu lớn là Trung Quốc, Hàn Quốc, ASEAN tiếp tục giảm trong tháng 5/2023. Nhập khẩu tư liệu sản xuất 5 tháng giảm 18,2% so với cùng kỳ năm trước (4 tháng giảm 15,7%). Điều này cho thấy nhu cầu đầu vào sản xuất trong nước tiếp tục chậm lại” - Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nhấn mạnh.

Cộng đồng doanh nghiệp đang đối mặt với thách thức lớn để tồn tại, duy trì sản xuất - kinh doanh, chờ đợi cơ hội tích cực hơn từ thị trường. Tính chung 5 tháng, 95.000 doanh nghiệp gia nhập và tái gia nhập thị trường, nhưng cũng có tới hơn 88.000 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường, tăng 22,6% so với cùng kỳ năm 2022.

Qua thảo luận tại Quốc hội và kết quả làm việc với doanh nghiệp, hiệp hội của Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho thấy, doanh nghiệp hiện nay gặp rất nhiều khó khăn, thách thức. Cụ thể, có ba khó khăn, thách thức lớn với khu vực doanh nghiệp đã được Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng chỉ ra, bao gồm:

Thứ nhất, là khó khăn về dòng tiền, khả năng tiếp cận vốn vay, nhất là vốn lưu động cho sản xuất - kinh doanh; Thứ hai, là khó khăn về thị trường, nhất là các nhóm hàng chủ lực như điện tử, điện thoại, dệt may, da giày, đồ gỗ…; Thứ ba, thủ tục hành chính tuy đã được cắt giảm nhiều nhưng chưa thông thoáng, làm tăng chi phí cho sản xuất - kinh doanh.

Dù Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã có những chỉ đạo tháo gỡ khó khăn một cách kịp thời, tuy nhiên theo đại diện Bộ Kế hoạch và Đầu tư, vẫn cần có các giải pháp để tổ chức, thực thi một cách quyết liệt, tổng thể và đồng bộ từ tất cả các cấp, các ngành, các địa phương, đặc biệt là chính sách tài khóa, tiền tệ, thương mại gắn với thời gian, phạm vi cụ thể.

Một khó khăn khác được Bộ trưởng nhấn mạnh, đó là tình hình lao động, việc làm gặp nhiều thách thức. Chưa kể, rủi ro dịch bệnh, bão lũ, nắng nóng, hạn hán, biến đổi khí hậu diễn biến trái quy luật, khó dự báo… những khó khăn, thách thức lớn của thế giới, khu vực đã tiếp tục ảnh hưởng lớn đến doanh nghiệp, hoạt động sản xuất - kinh doanh, xuất khẩu, thu hút đầu tư... trong nước. Đây là vấn đề chung của các quốc gia, các nền kinh tế đang phải đối mặt, không thể có chuyển biến rõ rệt ngay trong một sớm, một chiều, trong khi áp lực điều hành kinh tế vĩ mô, thúc đẩy tăng trưởng trong nước tăng cao. Bên cạnh đó, khả năng chịu đựng của các doanh nghiệp trong nước sau thời gian dài của dịch Covid-19 đã đến mức tới hạn.

Do đó, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho rằng, cần có các giải pháp chỉ đạo, điều hành quyết liệt, chủ động, phối hợp nhịp nhàng, chặt chẽ hơn; phát huy kết quả đã đạt được, tranh thủ mọi nguồn lực, cơ hội, tận dụng thời gian để phục hồi kinh tế, thực hiện các giải pháp trong trung và dài hạn như tăng trưởng xanh, kinh tế số, kinh tế tuần hoàn…

Nguyễn Hoà
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: tăng trưởng kinh tế (GDP)

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Quốc hội bắt đầu tiến hành quy trình bầu Chủ tịch Quốc hội

Quốc hội bắt đầu tiến hành quy trình bầu Chủ tịch Quốc hội

Cuối giờ sáng 20/5, ngay sau khi kết thúc phiên khai mạc, Quốc hội bắt đầu tiến hành nội dung về công tác nhân sự, bầu Chủ tịch Quốc hội.
Dự kiến dành khoảng 98 nghìn tỷ đồng để miễn, giảm thuế, phí, lệ phí

Dự kiến dành khoảng 98 nghìn tỷ đồng để miễn, giảm thuế, phí, lệ phí

Dự kiến, Chính phủ sẽ ban hành các chính sách miễn, giảm thuế, phí, lệ phí trong 6 tháng cuối năm 2024 với tổng số tiền dự kiến khoảng 98 nghìn tỷ đồng.
Phó Thủ tướng Lê Minh Khái: Sản xuất công nghiệp phục hồi tích cực

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái: Sản xuất công nghiệp phục hồi tích cực

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái cho biết, kinh tế vĩ mô cơ bản ổn định. Đặc biệt, sản xuất công nghiệp phục hồi tích cực, nhất là công nghiệp chế biến, chế tạo.
Quốc hội xem xét, thảo luận kỹ lưỡng việc quyết định công tác nhân sự

Quốc hội xem xét, thảo luận kỹ lưỡng việc quyết định công tác nhân sự

Tại Kỳ họp lần thứ 7, Quốc hội khóa XV, Quốc hội sẽ xem xét bầu Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, phê chuẩn thành viên Hội đồng Quốc phòng và An ninh.
Đồng chí Đào Duy Tùng - Nhà lãnh đạo tài năng của Đảng

Đồng chí Đào Duy Tùng - Nhà lãnh đạo tài năng của Đảng

Cả cuộc đời hoạt động, đồng chí Đào Duy Tùng là người cộng sản hết mực trung thành, tận tụy, suốt đời phấn đấu vì sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc.

Tin cùng chuyên mục

Đại biểu Quốc hội dự Kỳ họp thứ 7 vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh

Đại biểu Quốc hội dự Kỳ họp thứ 7 vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh

Sáng 20/5/2024, trước giờ khai mạc Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV, các Đại biểu Quốc hội đến đặt vòng hoa và vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Sáng 20/5, khai mạc Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV

Sáng 20/5, khai mạc Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV

Sáng 20/5, tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội, khai mạc trọng thể Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV. Kỳ họp này sẽ được tiến hành theo 2 đợt.
Hà Nội sáp nhập gần 100 đơn vị hành chính: Cán bộ dôi dư và trường học được sắp xếp thế nào?

Hà Nội sáp nhập gần 100 đơn vị hành chính: Cán bộ dôi dư và trường học được sắp xếp thế nào?

Trong khi trường học được giữ ổn định nguyên trạng sau sáp nhập, thì hơn 100 cán bộ dôi dư không sắp xếp được công việc sẽ động viên nghỉ hưu trước tuổi.
Thủ tướng Chính phủ: Chậm nhất ngày 31/12/2025 phải hoàn thành mở rộng nhà ga T2 sân bay Nội Bài

Thủ tướng Chính phủ: Chậm nhất ngày 31/12/2025 phải hoàn thành mở rộng nhà ga T2 sân bay Nội Bài

Chiều 19/5, tại Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ khởi công gói thầu số 12 thi công xây dựng mở rộng nhà ga T2 sân bay Nội Bài
Phó Thủ tướng: Ưu tiên phát triển hạ tầng, thu hút đầu tư lớn trong phát triển năng lượng tái tạo

Phó Thủ tướng: Ưu tiên phát triển hạ tầng, thu hút đầu tư lớn trong phát triển năng lượng tái tạo

Phó Thủ tướng yêu cầu Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung cần ưu tiên cao cho các dự án hạ tầng ven biển, thúc đẩy phát triển năng lượng tái tạo.
Nhiều đề xuất thiết thực trong lĩnh vực công nghệ cơ khí chế tạo

Nhiều đề xuất thiết thực trong lĩnh vực công nghệ cơ khí chế tạo

Viện Nghiên cứu Cơ khí đã đề xuất nhiều giải pháp đẩy nhanh quá trình nghiên cứu, làm chủ công nghệ trong lĩnh vực cơ khí chế tạo.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: 5 nhiệm vụ trọng tâm để tiếp tục phát huy vai trò của khoa học-công nghệ

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: 5 nhiệm vụ trọng tâm để tiếp tục phát huy vai trò của khoa học-công nghệ

Tại Hội nghị “Phát huy vai trò của KHCN và đổi mới sáng tạo trong thực hiện nhiệm vụ tái cơ cấu ngành Công Thương”, Bộ trưởng đã chỉ ra 5 nhiệm vụ trọng tâm.
Trình Quốc hội phương án cấm tuyệt đối nồng độ cồn với tài xế

Trình Quốc hội phương án cấm tuyệt đối nồng độ cồn với tài xế

Ông Trịnh Xuân An cho biết, tại kỳ họp này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội chọn phương án cấm tuyệt đối nồng độ cồn với tài xế.
Nhiều ý kiến đóng góp hữu ích cho mục tiêu phát triển chung của ngành Công Thương

Nhiều ý kiến đóng góp hữu ích cho mục tiêu phát triển chung của ngành Công Thương

Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị “Phát huy vai trò của khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo trong thực hiện nhiệm vụ tái cơ cấu ngành Công Thương”.
Thủ tướng Phạm Minh Chính kêu gọi mọi người dân tình nguyện đăng ký hiến tạng

Thủ tướng Phạm Minh Chính kêu gọi mọi người dân tình nguyện đăng ký hiến tạng

Sáng 19/5, tại Bệnh viện Việt Đức, Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ phát động phong trào "Đăng ký hiến tặng mô, tạng cứu người – Cho đi là còn mãi".
Liên kết, phát triển Vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải Trung Bộ có ý nghĩa quan trọng

Liên kết, phát triển Vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải Trung Bộ có ý nghĩa quan trọng

Tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức hội nghị Hội đồng điều phối Vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải Trung Bộ lần thứ 4.
Cho thôi làm nhiệm vụ đại biểu Quốc hội với 9 đại biểu

Cho thôi làm nhiệm vụ đại biểu Quốc hội với 9 đại biểu

Từ đầu nhiệm kỳ, Quốc hội đã cho 3 đại biểu Quốc hội (ĐBQH) bãi nhiệm, cho thôi làm nhiệm vụ ĐBQH với 9 đại biểu. Đến nay, tổng số ĐBQH còn 487 đại biểu.
Mức tham chiếu để đóng bảo hiểm xã hội không thấp hơn mức lương cơ sở

Mức tham chiếu để đóng bảo hiểm xã hội không thấp hơn mức lương cơ sở

Hiện Chính phủ đang tính toán các phương án để làm sao mức tham chiếu để tính bảo hiểm xã hội không thấp hơn mức lương cơ sở.
Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị phát huy vai trò của khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo

Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị phát huy vai trò của khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo

Sáng 19/5, Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị “Phát huy vai trò của khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo trong thực hiện nhiệm vụ tái cơ cấu ngành Công Thương”.
Thành tựu nổi bật lĩnh vực công nghệ cơ khí chế tạo ngành Công Thương

Thành tựu nổi bật lĩnh vực công nghệ cơ khí chế tạo ngành Công Thương

Viện Nghiên cứu Cơ khí đã chủ động đầu tư về nhân lực, tài chính, hợp tác với các đơn vị trong và ngoài nước để từng bước làm chủ công nghệ.
Quốc hội sẽ xem xét 4 nội dung chất vấn và trả lời chất vấn tại Kỳ họp thứ 7

Quốc hội sẽ xem xét 4 nội dung chất vấn và trả lời chất vấn tại Kỳ họp thứ 7

Theo Tổng Thư ký, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường, sẽ có 4 nội dung được thực hiện chất vấn và trả lời chất vấn tại Kỳ họp thứ 7 lần này.
Quốc hội bắt đầu tiến hành công tác nhân sự từ cuối giờ sáng 20/5

Quốc hội bắt đầu tiến hành công tác nhân sự từ cuối giờ sáng 20/5

Theo Tổng thư ký Quốc hội, dự kiến cuối giờ sáng mai 20/5, tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV bắt đầu tiến hành công tác nhân sự và kết thúc vào sáng 22/5.
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu hoàn thành công tác thanh tra, kiểm tra thị trường vàng trong tháng 5

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu hoàn thành công tác thanh tra, kiểm tra thị trường vàng trong tháng 5

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tiếp tục thực hiện các biện pháp bình ổn thị trường vàng; hoàn thành thanh tra, kiểm tra thị trường vàng trong tháng 5/2024.
Họp báo công bố nội dung Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV

Họp báo công bố nội dung Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV

Sáng 19/5, Tổng Thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường chủ trì họp báo về dự kiến chương trình Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV.
Những tư tưởng lớn từ một bức thư nhỏ của Bác

Những tư tưởng lớn từ một bức thư nhỏ của Bác

Bức thư của Chủ tịch Hồ Chí Minh ngày 20/9/1951 gửi Hội nghị Mậu dịch sau hơn 70 năm đọc lại khiến chúng ta không khỏi xúc động trước tình cảm của vị lãnh tụ.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động