Quảng Ninh: Phát triển kinh tế biển bám vào các trụ cột theo hướng bền vững

Trong thời gian tới, tỉnh Quảng Ninh sẽ chú trọng vào phát triển kinh tế biển theo hướng bền vững, dựa trên nền tảng tăng trưởng xanh.
Quảng Ninh: Tăng cường quản lý chất lượng dịch vụ, giá hàng hóa mùa du lịch hè 2024 Quảng Ninh phấn đấu đạt mốc 20.000 doanh nghiệp trong năm 2024

Hướng tới phát triển bền vững kinh tế biển

Theo Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh Nghiêm Xuân Cường, thời gian qua, tỉnh Quảng Ninh đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quán triệt, xây dựng và ban hành chương trình hành động, kế hoạch, tổ chức thực hiện chiến lược để phát triển kinh tế biển bền vững.

Theo tìm hiểu, tỉnh Quảng Ninh luôn xem phát triển bền vững kinh tế biển là một trong những định hướng phát triển kinh tế quan trọng. Điều đó được thể hiện qua việc tỉnh thành lập Ban Chỉ đạo phát triển bền vững kinh tế biển Quảng Ninh.

Quảng Ninh chú trọng phát triển kinh tế biển theo hướng bền vững
Du khách đến huyện Cô Tô, Quảng Ninh. (Ảnh: Trung tâm truyền thông và văn hóa huyện Cô Tô)

Thời gian qua, Quảng Ninh đã tích cực xây dựng các đề án để ban hành thêm các nghị quyết, chương trình hành động liên quan đến phát triển kinh tế biển, gồm: Đề án phát triển nhanh, bền vững kinh tế biển Quảng Ninh giai đoạn 2030, tầm nhìn 2045; Phát triển du lịch Quảng Ninh thành trung tâm du lịch kết nối với khu vực và thế giới đến năm 2030, tầm nhìn 2045; Phát triển kinh tế thủy sản Quảng Ninh giai đoạn 2021-2030; Xây dựng cơ chế, chính sách thí điểm phát triển khu kinh tế Vân Đồn…

Điểm nhấn trong phát triển kinh tế biển của Quảng Ninh chính là hướng phát triển bền vững dựa trên nền tảng tăng trưởng xanh, bảo tồn đa dạng sinh học các hệ sinh thái biển; bảo đảm hài hòa giữa lợi ích của địa phương có biển và địa phương không có biển; chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, nước biển dâng; tăng cường quản lý tổng hợp, cơ cấu lại các ngành, lĩnh vực kinh tế biển theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh, phát huy tiềm năng, lợi thế của biển.

Hiện nay, Quảng Ninh đang nỗ lực thực hiện mục tiêu giai đoạn 2022-2025, tốc độ tăng trưởng kinh tế biển là 11,5-12%, đóng góp vào cơ cấu GRDP của tỉnh 22-23%. Đồng thời, xây dựng Quảng Ninh là một trong những trung tâm du lịch quốc tế, trung tâm kinh tế biển, cửa ngõ giao thương quốc tế.

Những trụ cột để phát triển kinh tế biển

Theo định hướng chiến lược đến năm 2030, Quảng Ninh sẽ chú trọng phát triển các ngành kinh tế biển trụ cột như: Du lịch và dịch vụ biển; kinh tế hàng hải; khu kinh tế ven biển; nuôi trồng và khai thác thủy sản bền vững; công nghiệp ven biển...

Đối với công nghiệp ven biển, Quảng Ninh kêu gọi các doanh nghiệp có kinh nghiệm, năng lực tài chính để đầu tư đồng bộ hệ thống cảng biển, hậu cần logistics, kinh doanh đa loại hình dịch vụ theo chuỗi đạt chuẩn quốc tế. Hoạt động quảng bá thương hiệu, định vị thương hiệu hệ thống cảng biển Quảng Ninh đến các hãng tàu lớn, các doanh nghiệp cung ứng dịch vụ cảng biển trên thế giới.

Trong lĩnh vực du lịch, Quảng Ninh chú trọng đầu tư xây dựng hệ thống cảng biển nước sâu, các âu tàu du lịch đẳng cấp quốc tế gắn với phát triển kinh tế chuỗi khu kinh tế, khu đô thị biển - ven biển cận kề. Bên cạnh đó, tỉnh Quảng Ninh cũng tạo điều kiện để các nhà đầu tư có tiềm lực để đầu tư, nâng cao dịch vụ du lịch đẳng cấp trên các đảo thuộc vùng biển Vân Đồn - Cô Tô, Hải Hà (xã Cái Chiên), Móng Cái (xã Vĩnh Trung, xã Vĩnh Thực...).

Hiện nay, tiêu chí du lịch xanh đang được tỉnh Quảng Ninh chú trọng. Đơn cử, ngày 22/4 vừa qua, UBND huyện Vân Đồn đã có Kế hoạch số 1299/KH-UBND về giảm thiểu rác thải nhựa tại 5 xã đảo trên địa bàn. Theo đó, từ ngày 27/4, khách du lịch sẽ không được mang các sản phẩm nhựa dùng một lần ra các xã đảo Quan Lạn, Minh Châu, Ngọc Vừng, Thắng Lợi, Bản Sen (huyện Vân Đồn).

Quảng Ninh chú trọng phát triển kinh tế biển theo hướng bền vững
Quảng Ninh khuyến khích, tạo điều kiện để các nhà đầu tư có tiềm lực đầu tư, phát triển du lịch biển. (Ảnh: Thế Hoàng)

Trong lĩnh vực phát triển kinh tế hàng hải, theo định hướng đến năm 2030, tỉnh Quảng Ninh đặt mục tiêu tổng doanh thu dịch vụ cảng biển đạt khoảng 47.500 tỷ đồng, tăng trưởng bình quân đạt 18,5%/năm; dịch vụ cảng biển đóng góp khoảng 3%-3,5% trong GRDP của tỉnh.

Về kinh tế thủy sản, mục tiêu đến năm 2030, tổng giá trị sản xuất thủy sản toàn tỉnh Quảng Ninh ước đạt 31.510 tỷ đồng, tăng trưởng gấp khoảng 2,3 lần so với năm 2020. Qua đó tạo việc làm cho khoảng 50.000 lao động.

Để đạt được mục tiêu trên, tỉnh Quảng Ninh đã tích cực xây dựng đồng bộ các giải pháp bảo vệ, phát triển nguồn lợi thủy sản sớm quy hoạch phát triển nghề nuôi biển bền vững; phát triển hợp lý phương tiện khai thác hải sản xa bờ; đầu tư, nâng cấp các cảng cá, bến cá, khu neo đậu tàu thuyền, tổ chức tốt dịch vụ hậu cần nghề cá...

Nuôi biển theo tiêu chí xanh

Trao đổi với phóng viên Báo Công Thương, ông Phan Thanh Nghị, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quảng Ninh cho biết, theo Quy hoạch tỉnh Quảng Ninh thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến 2050 diện tích dành cho nuôi trồng thủy sản là trên 95.000 ha; trong đó diện tích khu vực biển để phát triển nuôi biển là 45.146 ha.

Quảng Ninh chú trọng phát triển bền vững kinh tế biển
Đoàn công tác Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và tỉnh Quảng Ninh kiểm tra cơ sở nuôi trồng thủy sản ở huyện Vân Đồn. (Ảnh: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quảng Ninh)

Theo đó, Quảng Ninh ưu tiên các phương thức nuôi công nghệ hiện đại, tiên tiến đảm bảo có kiểm soát theo hướng giảm mật độ nuôi trong vùng 03 hải lý; bố trí sắp xếp nuôi từ 3 đến 6 hải lý đảm bảo an toàn kỹ thuật, an toàn sinh học phù hợp sức tải môi trường, cấp mã cơ sở nuôi, thích ứng với biến đổi khí hậu, sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP... Khuyến khích ứng dụng thành tựu công nghệ thông tin, công nghệ nuôi mới, nuôi biển công nghệ cao, sử dụng thức ăn công nghiệp nhằm giảm áp lực khai thác nguồn cá tự nhiên làm thức ăn; phát triển các mô hình nuôi đa canh, nuôi kết hợp với trải nghiệm để nâng cao hiệu quả sản xuất.

Để phát triển nuôi biển theo tiêu chí xanh, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ thúc đẩy chu trình OCOP để các hợp tác xã, doanh nghiệp liên tục sáng tạo sản phẩm OCOP thủy sản cho phù hợp. Công tác bảo tồn biển thể hiện ở khía cạnh tập trung xây dựng, tổ chức và mở rộng công tác đồng quản lý ở các khu vực bảo tồn và đưa các hoạt động khám phá, giáo dục và du lịch vào các khu vực như hệ sinh thái rừng ngập mặn Ramsan, Vườn quốc gia Bái Tử Long, Khu bảo tồn biển Cô Tô – Đảo Trần, các khu bảo vệ nguồn lợi thủy sản…

Hy vọng qua những chính sách thiết thực, cụ thể trên, kinh tế biển Quảng Ninh sẽ phát triển hiệu quả, bền vững, đóng góp vào sự phát triển chung của tỉnh Quảng Ninh.

Thế Hoàng
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: tỉnh Quảng Ninh

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Yên Bái: Tạo động lực phát triển công nghiệp bền vững, hiệu quả

Yên Bái: Tạo động lực phát triển công nghiệp bền vững, hiệu quả

Sản xuất công nghiệp Yên Bái đã có bước tăng trưởng khá, từng bước vững chắc, thể hiện được vai trò là động lực quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.
Saigon Co.op cam kết tiêu thụ mận hậu và nông sản tỉnh Sơn La

Saigon Co.op cam kết tiêu thụ mận hậu và nông sản tỉnh Sơn La

Tại huyện Mộc Châu, Uỷ ban nhân dân tỉnh Sơn La và Saigon Co.op vừa tổ chức lễ khởi hành đưa quả mận hậu Sơn La vào hệ thống phân phối của Saigon Co.op.
Thái Bình: Xử phạt 14 người trong nhóm nằm, ngồi tập Yoga giữa đường giao thông

Thái Bình: Xử phạt 14 người trong nhóm nằm, ngồi tập Yoga giữa đường giao thông

Cơ quan chức năng đã tiến hành xử phạt vi phạm hành chính nhóm người tập Yoga trong tư thế nằm, ngồi trên đường bộ để chụp ảnh gây cản trở giao thông.
2 tân Phó Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh là ai?

2 tân Phó Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh là ai?

Ông Dương Ngọc Hải và bà Trần Thị Diệu Thúy được HĐND TP. Hồ Chí Minh bầu giữ chức Phó Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh, nhiệm kỳ 2021-2026.
Thái Bình: Sau sắp xếp, thành lập 10 xã mới với nhiều tên mới độc, lạ

Thái Bình: Sau sắp xếp, thành lập 10 xã mới với nhiều tên mới độc, lạ

HĐND tỉnh Thái Bình vừa tán thành chủ trương sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn tỉnh Thái Bình giai đoạn 2023-2025, trong đó thành lập mới 10 xã

Tin cùng chuyên mục

Sôi nổi Giải đua thuyền Kayak tỉnh Tuyên Quang mở rộng năm 2024

Sôi nổi Giải đua thuyền Kayak tỉnh Tuyên Quang mở rộng năm 2024

Ngày 19/5, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Tuyên Quang phối hợp với UBND huyện Na Hang tổ chức Giải đua thuyền Kayak tỉnh Tuyên Quang mở rộng năm 2024.
Bác Hồ với đất và người Thái Nguyên

Bác Hồ với đất và người Thái Nguyên

Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn dành sự quan tâm và những tình cảm đặc biệt đối với tỉnh Thái Nguyên, nơi Người đã gắn bó trong suốt 9 năm kháng chiến.
Dự án Khu công nghiệp Quảng Trị đang được thi công đến đâu?

Dự án Khu công nghiệp Quảng Trị đang được thi công đến đâu?

Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh Quảng Trị đã đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo các sở, ngành có liên quan hỗ trợ, hướng dẫn doanh nghiệp giải quyết các khó khăn.
Kiên Giang: Khánh thành tượng Bác Hồ tại TP. Phú Quốc

Kiên Giang: Khánh thành tượng Bác Hồ tại TP. Phú Quốc

Tượng Bác Hồ tại TP. Phú Quốc là một công trình mang ý nghĩa chính trị, văn hóa, lịch sử đặc biệt quan trọng của tỉnh Kiên Giang.
Công bố Vùng an toàn dịch bệnh và loạt hoạt động giúp Tây Ninh định hình lại ngành chăn nuôi

Công bố Vùng an toàn dịch bệnh và loạt hoạt động giúp Tây Ninh định hình lại ngành chăn nuôi

Được công nhận Vùng an toàn dịch bệnh mở ra cơ hội xuất khẩu các sản phẩm gia cầm cho tỉnh Tây Ninh nói riêng, Việt Nam nói chung.
2 Phó Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh nhận nhiệm vụ mới

2 Phó Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh nhận nhiệm vụ mới

Sáng nay, 2 Phó Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh là ông Dương Anh Đức và Ngô Minh Châu được Ban Thường vụ Thành ủy TP. Hồ Chí Minh điều động nhận nhiệm vụ mới.
Khởi công các công trình trọng điểm tại thành phố Thanh Hóa

Khởi công các công trình trọng điểm tại thành phố Thanh Hóa

UBND TP. Thanh Hóa (tỉnh Thanh Hóa) đã tổ chức lễ khởi công các công trình trọng điểm về một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP. Thanh Hóa.
Kỳ họp thứ 15 HĐND TP. Hồ Chí Minh khóa X bàn nhiều quyết sách quan trọng

Kỳ họp thứ 15 HĐND TP. Hồ Chí Minh khóa X bàn nhiều quyết sách quan trọng

Kỳ họp thứ 15 HĐND TP. Hồ Chí Minh khóa X tập trung thảo luận, thông qua các Nghị quyết liên quan đến các lĩnh vực kinh tế, ngân sách, đầu tư công…
180 gian hàng tham gia Hội chợ xúc tiến thương mại ngành Công Thương Hải Phòng năm 2024

180 gian hàng tham gia Hội chợ xúc tiến thương mại ngành Công Thương Hải Phòng năm 2024

Diễn ra trong 6 ngày, Hội chợ Xúc tiến thương mại ngành Công Thương Hải Phòng 2024 đã thu hút 180 gian hàng đến từ 150 đơn vị, doanh nghiệp.
Bà Rịa - Vũng Tàu: Cái Mép - Thị Vải cần những gì để trở thành cảng trung chuyển quốc tế?

Bà Rịa - Vũng Tàu: Cái Mép - Thị Vải cần những gì để trở thành cảng trung chuyển quốc tế?

Theo quy hoạch đến 2050, Cái Mép - Thị Vải sẽ trở thành cảng trung chuyển quốc tế tầm cỡ châu Á và thế giới. Vậy cần làm gì để cảng này đạt được mục tiêu trên?
Huyện Đam Rông (Lâm Đồng) đề nghị sử dụng địa danh để đăng ký bảo hộ nhãn hiệu sầu riêng

Huyện Đam Rông (Lâm Đồng) đề nghị sử dụng địa danh để đăng ký bảo hộ nhãn hiệu sầu riêng

UBND huyện Đam Rông đề nghị tỉnh Lâm Đồng cho phép sử dụng địa danh “Đam Rông” để đăng ký bảo hộ nhãn hiệu chứng nhận “Sầu riêng Đam Rông”.
Ngành Công Thương Hà Nội tăng tốc đạt chỉ tiêu giai đoạn 5 năm

Ngành Công Thương Hà Nội tăng tốc đạt chỉ tiêu giai đoạn 5 năm

Ngành Công Thương Hà Nội đang tăng tốc thực hiện những giải pháp nhằm đạt các chỉ tiêu giai đoạn 5 năm 2021-2025 đã được giao.
Thanh Hoá triển khai các biện pháp cấp bách phòng cháy, chữa cháy rừng

Thanh Hoá triển khai các biện pháp cấp bách phòng cháy, chữa cháy rừng

Nguy cơ cháy rừng có thể xảy ra trong mùa hè nắng nóng, tỉnh Thanh Hóa đã yêu cầu các ngành chức năng triển khai các biện pháp phòng cháy, chữa cháy rừng.
Quảng Bình: Đầu tư hệ thống xử lý nước thải tại các khu công nghiệp còn gặp khó

Quảng Bình: Đầu tư hệ thống xử lý nước thải tại các khu công nghiệp còn gặp khó

Trong điều kiện hạn mức hỗ trợ không còn, ngân sách địa phương khó khăn nên việc bố trí nguồn vốn để xây dựng nhà máy xử lý nước thải tập trung chưa thực hiện.
Sôi động Ngày hội hái quả Mận hậu Mộc Châu 2024

Sôi động Ngày hội hái quả Mận hậu Mộc Châu 2024

Sáng ngày 18/5, tại thị trấn Nông trường Mộc Châu (Sơn La) đã diễn ra Ngày hội hái quả với sự tham dự đông đảo của người dân địa phương và du khách.
Hòa Bình: Người trăn trở tìm đầu ra cho cây mía đường

Hòa Bình: Người trăn trở tìm đầu ra cho cây mía đường

Chị Lê Thị Nhâm, Phó Giám đốc Công ty Tiến Ngân (TP. Hòa Bình) luôn trăn trở làm sao để mở rộng thêm thị trường, tìm đầu ra cho cây mía đường.
Hơn 40 doanh nghiệp tham gia khảo sát Khu du lịch quốc gia Mộc Châu

Hơn 40 doanh nghiệp tham gia khảo sát Khu du lịch quốc gia Mộc Châu

Nhằm phát triển du lịch Mộc Châu xanh và bền vững, tỉnh Sơn La đã tổ chức đoàn khảo sát với gần 40 doanh nghiệp du lịch thuộc Câu lạc bộ lữ hành Unesco Hà Nội.
Sóc Trăng: Đẩy mạnh tuyên truyền về hoạt động sản xuất, kinh doanh vàng trang sức

Sóc Trăng: Đẩy mạnh tuyên truyền về hoạt động sản xuất, kinh doanh vàng trang sức

Sóc Trăng vừa mới tổ chức Hội nghị nhằm tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật về hoạt động sản xuất, gia công và kinh doanh vàng trang sức, mỹ nghệ.
Thừa Thiên Huế: Thành lập Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Hỗ trợ doanh nghiệp

Thừa Thiên Huế: Thành lập Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Hỗ trợ doanh nghiệp

Chiều ngày 17/5, tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức lễ công bố quyết định thành lập Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Hỗ trợ doanh nghiệp.
Thái Bình: Tìm giải pháp tháo gỡ khó khăn cho một loạt dự án nhà ở thương mại

Thái Bình: Tìm giải pháp tháo gỡ khó khăn cho một loạt dự án nhà ở thương mại

Ngày 17/5, UBND tỉnh Thái Bình đã tổ chức cuộc họp thảo luận một số nội dung liên quan đến chủ trương đầu tư một số dự án và quy định về xác định giá đất...
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động