Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa:

Ngành Công Thương góp phần tô thắm lý luận, khẳng định đường lối đúng đắn của Đảng

Những thành tựu trong gần 40 năm đổi mới là minh chứng, luận cứ đanh thép phản bác mọi xuyên tạc về kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.
Ngành Công Thương tô thắm lý luận, khẳng định đường lối đúng đắn của Đảng Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên tiếp và làm việc với Đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam

Bài 2: Thành tựu kinh tế - luận cứ đanh thép phản bác mọi xuyên tạc

Để đấu tranh, phản bác những luận điệu xuyên tạc kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa của Việt Nam, trước hết cần nhận diện những luận điệu gian trá, lấp liếm của các thế lực thù địch, những đối tượng chống phá, đi ngược với con đường cách mạng, đường lối của Đảng ta.

Ngành Công Thương góp phần tô thắm lý luận, khẳng định đường lối đúng đắn của Đảng
Luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch về kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa

Những luận điệu xuyên tạc này thường tập trung vào những vẫn đề như: Phủ nhận tính có thể hay khả năng thực hiện của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Cho rằng sẽ không thể có được cái gọi là kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; việc định hướng xã hội chủ nghĩa là tù mù, kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa lại càng tù mù, rằng Việt Nam chưa có kinh tế thị trường đúng nghĩa.

Tiếp đến, những luận điều này “gượng gạo” phân tích rằng kinh tế thị trường và định hướng xã hội chủ nghĩa là mâu thuẫn nhau, không thể dung hòa. Kinh tế thị trường là tự do, trong khi định hướng xã hội chủ nghĩa là chuyên chế; kinh tế thị trường là đa nguyên, trong khi chủ nghĩa xã hội là nhất nguyên; kinh tế thị trường là dân chủ, trong khi định hướng xã hội chủ nghĩa là độc đoán…

Một luận điệu nữa mà chúng thường nhắm tới là kinh tế thị trường xã chủ nghĩa là không có cơ sở lý thuyết khoa học, có chăng là sự gán ghép khiên cưỡng lý thuyết thị trường với với lý luận Mác-Lênin đã lỗi thời…

Những luận điệu xuyên tạc trên rõ ràng đã thể hiện rõ tính chống phá, thù địch và thực sự cũng là của những kẻ không có nền tảng về lý luận. Mọi cơ sở lý thuyết khoa học đều dựa, xây dựng trên thực tiễn và có sự đúc kết, phát triển. Những thành tựu nổi bật trong phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta chính là luận cứ đanh thép nhất phản bác mọi xuyên tạc, phủ nhận kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.

Ngành Công Thương góp phần tô thắm lý luận, khẳng định đường lối đúng đắn của Đảng
Tại Lễ công bố Bộ sách Lịch sử Công Thương Việt Nam (12/5/2023), Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên nhấn mạnh: Nhìn lại chặng đường 72 năm xây dựng và phát triển, chúng ta có quyền tự hào về truyền thống vẻ vang của ngành Công Thương Việt Nam. Dù trong từng giai đoạn, thời kỳ, chia tách rồi sáp nhập với các tên gọi khác nhau; dù chức năng, nhiệm vụ có những lúc thay đổi hoặc ngay cả khi có cán bộ chủ chốt của ngành mắc sai lầm, khuyết điểm nhưng ngành Công Thương vẫn luôn giữ vững vai trò tiên phong trong xây dựng và phát triển kinh tế đất nước; kịp thời tham mưu cho Đảng, Nhà nước nhiều chủ trương, chính sách quan trọng, nhất là ở những thời điểm bước ngoặt của lịch sử đất nước…

Có thể khẳng định, thành tựu phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam qua gần 40 năm đổi mới là luận cứ đanh thép nhất, đập tan mọi luận điệu xuyên tạc về kinh tế thị trường định ướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Trong thành tựu đổi mới của đất nước, ngành Công Thương, với sự điều hành của Bộ Công Thương – bộ kinh tế đa ngành, tự hào đã đóng góp xứng đáng vào thành tựu chung trong công cuộc đổi mới đất nước. Thành tựu của ngành Công Thương đã góp phần tô thắm lý luận, khẳng định chủ trương đúng đắn của Đảng phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta...

Ngành Công Thương góp phần tô thắm lý luận, khẳng định đường lối đúng đắn của Đảng
Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên làm việc với Bộ trưởng Thương mại Hoa Kỳ Gina Raimondo trong khuôn khổ chuyến công tác của Thủ tướng tới Hoa Kỳ hồi tháng 9/2023

Đánh giá tổng thể, nếu xét về quy mô, nền kinh tế của nước ta đứng thứ 5 trong khu vực ASEAN và thứ 35 trong 40 nền kinh tế lớn nhất trên thế giới… Có thể thấy rằng, từ một nước nghèo đói, lạc hậu, đến nay, quy mô nền kinh tế của nước ta không ngừng được mở rộng, GDP năm 2023 đạt khoảng 430 tỉ đô la Mỹ (USD). Nếu như ở những năm 1990, GDP bình quân đầu người ở nước ta dưới 100 USD thì năm 2023, GDP bình quân đầu người là 4.300 USD.

Bên cạnh đó, từ một nền kinh tế đóng cửa khép kín, Việt Nam thành một nền kinh tế có mức độ hội nhập toàn cầu khi trở thành đối tác thương mại lớn thứ 22 toàn cầu, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu năm 2023 đạt gần 700 tỷ USD, thu hút lượng đầu tư lớn từ nước ngoài đạt 23 tỷ USD. Đây là mức đầu tư cao nhất của Việt Nam từ trước đến nay, ngay cả khi các thị trường lớn bị thu hẹp và chuỗi cung ứng toàn cầu còn nhiều đứt gãy.

Ngành Công Thương góp phần tô thắm lý luận, khẳng định đường lối đúng đắn của Đảng
Trong giai đoạn xảy ra đại dịch Covid-19, hàng hóa tiêu dùng vẫn đảm bảo, kênh phân phối hiệu quả

Về đối ngoại, từ một nước bị bao vây, cấm vận, đến nay nước ta đã mở rộng, làm sâu sắc thêm quan hệ ngoại giao với 193 nước, trong đó có 3 nước quan hệ đặc biệt, 6 nước đối tác chiến lược toàn diện, 12 nước đối tác chiến lược và 12 nước đối tác toàn diện.

Nhìn vào thành tựu của công cuộc gần 40 năm đổi mới gắn với chủ trương phát triển kinh tế thị trường định hướng kinh tế xã hội ở Việt Nam, có thể thấy rõ những con số, kết quả mang đậm “dấu ấn” của ngành Công Thương liên quan đến kinh tế, thị trường nội địa, xuất nhập khẩu, hội nhập kinh tế quốc tế…

Trước hết nhìn vào thị trường nội địa, dù đâu đó còn xảy ra tăng “nóng”, còn có chuyện găm hàng, đầu cơ… nhưng có lẽ người dân Việt Nam đã thực sự được sống trong một đất nước có hàng hóa dồi dào, giá cả phù hợp, chất lượng hàng hóa ngày một nâng cao, kênh phân phối đa dạng để người tiêu dùng thành “thượng để”, đáp ứng “khi bạn cần là có”. Với những người đã từng trải qua thời kỳ bao cấp có lẽ thị trường, hàng hóa hiện nay đúng là “giấc mơ đã thành hiện thực”. Để hiện thực hóa giấc mơ đó, cùng với nền sản xuất chung, dấu ấn trong điều tiết thị trường, tạo lập các kênh phân phối của ngành Công Thương vô cùng rõ nét. Thậm chí, ngay trong đại dịch Covid -19, thế giới và nhiều quốc gia đứt gãy nguồn cung… tại Việt Nam dưới sự chỉ đạo của Chính phủ, sự điều tiết của Bộ Công Thương, lượng hàng hóa tiêu dùng vẫn giữ được sự ổn định, các kênh phân phối phát huy hiệu quả để đưa hàng hóa đến với người dân trong đại dịch.

Cùng với hàng hóa tiêu dùng, vấn đề an ninh năng lượng được đảm bảo, đáp ứng ổn định điện cho sản xuất, tiêu dùng. Đến nay, trên khắp cả nước, từ các thôn bản vùng sâu, vùng xa, hải đảo, biên giới cơ bản đều đã có ánh sáng điện lưới quốc gia…

Lĩnh vực sản xuất công nghiệp duy trì đã tăng trưởng, qui mô, công nghệ ngày một hiện đại. Các vấn đề về đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, tận dụng thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư để số hóa, công nghệ hóa phương thức sản xuất, kinh doanh, đẩy mạnh phát triển một số ngành công nghiệp nền tảng, nhất là công nghiệp hỗ trợ, cơ khí chế tạo… Phát triển năng lượng bền vững, năng lượng tái tạo xanh, sạch, tận dụng tốt cơ hội của việc tham gia các hiệp định thương mại tự do quan trọng đã ký kết để mở rộng, đa dạng hóa thị trường và mặt hàng xuất khẩu.

Dấu ấn lớn nhất là việc Việc Nam từ một nước có nền sản xuất lạc hậu, thiếu thốn nhiều thứ nay đã trở thành “quốc gia xuất khẩu” khi tổng kim ngạch xuất nhập khẩu năm 2023 đạt 683 tỷ USD, trong đó xuất khẩu đạt 354,5 tỷ USD, nhập khẩu đạt 328,5 tỷ USD. Cán cân thương mại tiếp tục ghi nhận xuất siêu năm thứ 8 liên tiếp với mức thặng đạt gần 30 tỷ USD, tăng gần gấp 3 lần năm 2022…

Ngay trong những tháng đầu năm 2024, dù tình hình thế giới có nhiều biến động, căng thẳng, xung đột vũ trang ở một số khu vực… nhưng trong quý I/2024, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa của cả nước vẫn đạt trên 178 tỷ USD (tăng 15,5% so với cùng kỳ năm trước), trong đó, xuất khẩu ước đạt 93,06 tỷ USD.

Ngành Công Thương góp phần tô thắm lý luận, khẳng định đường lối đúng đắn của Đảng
Việt Nam đã trở thành quốc gia xuất khẩu hàng hóa, sản phẩm dịch vụ với thương hiệu ngày một khẳng định

Song song với kim ngạch xuất khẩu ngày một gia tăng, thì thứ bậc Thương hiệu quốc gia Việt Nam cũng “song hành”. Việt Nam là quốc gia có giá trị thương hiệu tăng trưởng giá trị nhanh nhất thế giới giai đoạn 5 năm từ 2019 - 2023 khi đạt 102% và xếp thứ 33 trong Top 121 thương hiệu quốc gia mạnh trên thế giới tham gia xếp hạng. Điều đó chứng tỏ hàng hóa, sản phẩm của Việt Nam, hình ảnh, thương hiệu Việt Nam đang ngày một vươn xa. Một Việt Nam phát triển với mô hình kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đã và đang khẳng định giá trị “thương hiệu” trên trường quốc tế.

Nguyễn Quang
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Bộ Công Thương

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Tư tưởng kinh tế của Các Mác vẫn đi cùng thời đại

Tư tưởng kinh tế của Các Mác vẫn đi cùng thời đại

Sau hơn hai thế kỷ, tư tưởng kinh tế của Các Mác vẫn có sức sống, những quy luật được ông vạch ra vẫn đang chi phối nhiều mặt của kinh tế thế giới
Đấu tranh chống lại luận điệu mưu toan phủ nhận giá trị của Ngày giải phóng miền Nam 30/4/1975

Đấu tranh chống lại luận điệu mưu toan phủ nhận giá trị của Ngày giải phóng miền Nam 30/4/1975

Ngày 30/4/1975 là mốc son chói lọi trong tiến trình lịch sử của dân tộc Việt Nam, nhưng đâu đó vẫn âm ỉ những luận điệu hằn học về một ''ngày quốc hận''.
Thay cán bộ nhưng không đổi đường lối

Thay cán bộ nhưng không đổi đường lối

Nhiều cán bộ đảng viên, có cả cán bộ cấp cao trong bộ máy Đảng và Nhà nước ta do thoái hóa, biến chất, tham nhũng đã bị xử lý kỷ luật, cho thôi giữ các chức vụ.
Tổng Bí thư Trần Phú: Tấm gương ngời sáng về sự kiên trung, tận hiến cho sự nghiệp cách mạng

Tổng Bí thư Trần Phú: Tấm gương ngời sáng về sự kiên trung, tận hiến cho sự nghiệp cách mạng

Tinh thần bất khuất, những cống hiến to lớn của đồng chí Trần Phú để lại cho các thế hệ mai sau tấm gương ngời sáng của một người chiến sĩ cách mạng kiên trung.
Bài 3: Phát huy hơn nữa vai trò bệ đỡ từ chính sách, tạo "cú huých" đủ mạnh

Bài 3: Phát huy hơn nữa vai trò bệ đỡ từ chính sách, tạo "cú huých" đủ mạnh

Theo các chuyên gia, công nghiệp hỗ trợ vẫn còn nhiều tiềm năng để phát triển, tuy nhiên cần có những chính sách hỗ trợ đủ mạnh, tạo bệ đỡ cho doanh nghiệp.

Tin cùng chuyên mục

Longform | Lực lượng Quản lý thị trường: Đổi mới công tác truyền thông bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Longform | Lực lượng Quản lý thị trường: Đổi mới công tác truyền thông bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Công tác thông tin, tuyên truyền của Tổng cục Quản lý thị trường luôn bám sát sự chỉ đạo của Ban Cán sự Đảng, lãnh đạo Bộ Công Thương.
Bài 3: Hướng tới một nền kinh tế cạnh tranh minh bạch, hiệu quả

Bài 3: Hướng tới một nền kinh tế cạnh tranh minh bạch, hiệu quả

Quyền lợi người tiêu dùng bị xâm phạm không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của nhân dân, mà còn suy giảm năng lực cạnh tranh quốc gia và nền kinh tế.
Bài 2: Doanh nghiệp hiện thực hóa khát vọng tự chủ công nghiệp

Bài 2: Doanh nghiệp hiện thực hóa khát vọng tự chủ công nghiệp

Để chen chân vào chuỗi cung ứng toàn cầu, các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ đã phải liên tục thay đổi, nhằm đáp ứng tiêu chuẩn mà các nhà mua hàng đưa ra.
Ngành Công Thương phát triển kinh tế gắn với bảo vệ môi trường

Ngành Công Thương phát triển kinh tế gắn với bảo vệ môi trường

Là Bộ kinh tế đa ngành, Bộ Công Thương đã bám sát và nghiêm túc triển khai thực hiện các Nghị quyết của Đảng về phát triển kinh tế gắn với bảo vệ môi trường.
Bài 1: Tầm quan trọng của tự chủ công nghiệp

Bài 1: Tầm quan trọng của tự chủ công nghiệp

Công nghiệp hỗ trợ được xem là động lực trực tiếp tạo ra giá trị gia tăng, giúp tăng sức cạnh tranh của sản phẩm công nghiệp, từ đó giúp tự chủ công nghiệp.
Bài 3 (Bài cuối):

Bài 3 (Bài cuối): ''Hoá giải'' thách thức tạo ''đòn bẩy'' cho phát triển công nghiệp

Luật Công nghiệp trọng điểm được kỳ vọng sẽ chắp cánh cho mục tiêu Việt Nam trở thành nền kinh tế mạnh, phát triển bền vững, có ngành công nghiệp hiện đại.
Bài 2: Chuyển biến tích cực từ trung ương đến địa phương

Bài 2: Chuyển biến tích cực từ trung ương đến địa phương

Những năm qua, các cơ quan quản lý Nhà nước từ trung ương đến địa phương đã phát huy hiệu quả vai trò trong sự nghiệp bảo vệ người tiêu dùng.
Bài 2: Vì sao Bộ Công Thương phải xây dựng Luật Công nghiệp trọng điểm?

Bài 2: Vì sao Bộ Công Thương phải xây dựng Luật Công nghiệp trọng điểm?

Những quyết sách quan trọng của Đảng về phát triển công nghiệp đã mang đến gam màu sáng cho nền kinh tế, tuy nhiên ngành này phát triển chưa như kỳ vọng.
Khi ông Cù Huy Hà Vũ lợi dụng mạng xã hội TikTok để “đánh bóng” hình ảnh

Khi ông Cù Huy Hà Vũ lợi dụng mạng xã hội TikTok để “đánh bóng” hình ảnh

Trong một clip 1 phút 48 giây được đăng tải trên mạng xã hội TikTok, Cù Huy Hà Vũ phát biểu rằng, mục tiêu của ông ta là 'phụng sự lợi ích của quốc gia'.
Bài 2: Giữ vững đà xuất khẩu và uy tín cho hàng hoá Việt Nam trên sân chơi kinh tế toàn cầu

Bài 2: Giữ vững đà xuất khẩu và uy tín cho hàng hoá Việt Nam trên sân chơi kinh tế toàn cầu

Để giữ vững đà xuất khẩu hàng hoá, công tác đấu tranh ngăn chặn các hành vi gian lận xuất xứ, lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại sẽ được đẩy mạnh.
Bài 1: Từ khái niệm đến luật hóa công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Bài 1: Từ khái niệm đến luật hóa công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Tại Việt Nam, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng không chỉ được luật hoá mà còn là vấn đề luôn nhận được sự quan tâm của Lãnh đạo Đảng, Nhà nước.
Bài 1: Tư duy, tầm nhìn dài hạn và những quyết sách mang tính chiến lược của Đảng

Bài 1: Tư duy, tầm nhìn dài hạn và những quyết sách mang tính chiến lược của Đảng

Dưới sự chỉ đạo của Đảng, Chính phủ đã xác định những nội hàm hết sức quan trọng về phát triển công nghiệp, coi công nghiệp là "xương sống" của nền kinh tế.
Cần nghiêm khắc xử lý việc TikTok thả nổi thông tin xuyên tạc về lãnh đạo Việt Nam

Cần nghiêm khắc xử lý việc TikTok thả nổi thông tin xuyên tạc về lãnh đạo Việt Nam

Cứ mỗi dịp Việt Nam có các ngày kỷ niệm lớn, mạng xã hội như Facebook, YouTube rồi TikTok lại xuất hiện những tài khoản “dự đoán, phân tích” về nhân sự A, B.
Bài 1: Khẳng định vai trò chiến lược, bảo đảm môi trường cạnh tranh bình đẳng

Bài 1: Khẳng định vai trò chiến lược, bảo đảm môi trường cạnh tranh bình đẳng

Trong những năm qua, công tác phòng vệ thương mại đã từng bước được đẩy mạnh cả về phạm vi, mức độ, góp phần nâng cao hiệu quả của hội nhập kinh tế quốc tế.
Không thể lợi dụng dân chủ xuyên tạc về quản lý giá xăng dầu ở Việt Nam

Không thể lợi dụng dân chủ xuyên tạc về quản lý giá xăng dầu ở Việt Nam

Những hành động xuyên tạc các chủ trương điều hành kinh tế, trong đó có quản lý giá xăng dầu luôn nằm trong tâm điểm chống phá của các thế lực thù địch.
Sức mạnh chiến tranh nhân dân Việt Nam trong chiến dịch Điện Biên Phủ

Sức mạnh chiến tranh nhân dân Việt Nam trong chiến dịch Điện Biên Phủ

Dưới sự lãnh đạo của Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, quân và dân ta đã làm nên Chiến thắng Điện Biên Phủ lẫy lừng.
Điện khí hoá thúc đẩy quá trình xây dựng nông thôn mới

Điện khí hoá thúc đẩy quá trình xây dựng nông thôn mới

Việc phát triển hệ thống lưới điện nông thôn là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, được xem là động thực thúc đẩy quá trình xây dựng nông thôn mới.
Nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực cho ngành Công Thương theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng

Nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực cho ngành Công Thương theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng

Những năm gần đây, các cơ sở giáo dục ngành Công Thương luôn chú trọng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho ngành theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng.
Ngành Công Thương góp phần tô thắm lý luận, khẳng định đường lối đúng đắn của Đảng

Ngành Công Thương góp phần tô thắm lý luận, khẳng định đường lối đúng đắn của Đảng

Mô hình kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam là đột phá cơ bản về lý luận và được minh chứng tính đúng đắn bằng thành tựu đổi mới...
Bài cuối: Hoàn thiện chính sách xây dựng thương hiệu nông sản hướng đến xuất khẩu

Bài cuối: Hoàn thiện chính sách xây dựng thương hiệu nông sản hướng đến xuất khẩu

Khẳng định việc xây dựng và bảo hộ thương hiệu nông sản Việt “muộn còn hơn không”, do đó, hoàn thiện chính sách pháp luật là việc cần phải làm.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động