Lệnh 249: Doanh nghiệp cần lưu ý gì?

Lệnh 249 (Biện pháp quản lý an toàn thực phẩm xuất nhập khẩu) của cơ quan Hải quan Trung Quốc có hiệu lực từ ngày 1/1/2022 đã được Bộ Công Thương dịch sơ lược với 6 Chương và 79 Điều nhằm đưa cái nhìn tổng quan về Lệnh này, trong đó, đưa ra những vấn đề đáng lưu ý nhằm khuyến nghị đến các doanh nghiệp khi xuất khẩu vào thị trường Trung Quốc.
Hỗ trợ doanh nghiệp sớm đăng ký mã số xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc Gần 1.700 doanh nghiệp xuất khẩu được Tổng cục Hải quan Trung Quốc cấp mã số

Áp lực với doanh nghiệp là rất lớn

Theo Vụ trưởng Vụ Thị trường châu Á - châu Phi (Bộ Công Thương), đối với Lệnh 249, cơ quan Hải quan Trung Quốc với 6 lưu ý. Cụ thể, họ đặt ra yêu cầu đánh giá sự phù hợp, nghĩa là hệ thống đánh giá an toàn thực phẩm của Việt Nam và Trung Quốc là như nhau thì sẽ công nhận lẫn nhau; lần đầu tiên chính thức chấp nhận phương án đánh giá trực tuyến; yêu cầu cơ sở sản xuất phải tự chịu trách nhiệm về an toàn thực phẩm với thực phẩm mình sản xuất; thay đổi yêu cầu về ghi nhãn; đưa ra nguyên tắc quản lý nhập khẩu với thực phẩm sử dụng nguyên liệu mới; đưa ra nguyên tắc quản lý nhập khẩu với thực phẩm chưa có tiêu chuẩn quốc gia.

Tính đến ngày 08/02/2022, Tổng cục Hải quan Trung Quốc đã phê duyệt 1.528 mã sản phẩm nông sản thực phẩm cho các doanh nghiệp của Việt Nam.
Tính đến ngày 7/3/2022, cơ quan Hải quan Trung Quốc đã cấp 1.853 mã số cho doanh nghiệp trong nước

Về thông tin lần đầu tiên chính thức chấp nhận phương án đánh giá trực tuyến, ông Tô Ngọc Sơn - Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường châu Á - châu Phi - cho hay, rất nhiều ý kiến cho rằng, việc này thuận lợi cho các Bộ ngành do không phải sang Trung Quốc để đàm phán cũng như không phải đón các đoàn chuyên gia Trung Quốc vào Việt Nam tiến hành kiểm tra các doanh nghiệp trong nước trước khi xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc. Tuy nhiên, mặt trái của việc này đó là nếu trường hợp doanh nghiệp xuất khẩu sang thị trường này gặp vấn đề thì họ sẽ điều tra và phỏng vấn trực tiếp doanh nghiệp đó. “Doanh nghiệp hiểu như thế nào đối với Lệnh 248 (Quy định về đăng ký và quản lý doanh nghiệp sản xuất thực phẩm nhập khẩu nước ngoài), Lệnh 249; hiểu như thế nào về các quy định của Trung Quốc liên quan đến vấn đề an toàn thực phẩm, nếu doanh nghiệp không trả lời được thì sẽ bị tạm dừng tư cách xuất khẩu”, ông Sơn lưu ý.

Do đó, quy định này một mặt sẽ thuận tiện cho doanh nghiệp trong nước, tuy nhiên, áp lực đối với doanh nghiệp là rất lớn trong công tác tổ chức sản xuất. Buộc doanh nghiệp phải tìm hiểu các quy định pháp luật về an toàn thực phẩm của thị trường Trung Quốc.

Đối với thay đổi về yêu cầu ghi nhãn, theo quy định trong Lệnh 249, doanh nghiệp xuất khẩu sẽ phải in mã số doanh nghiệp cùng các thông tin liên quan lên bao bì đóng gói. Mã này không được cắt dán, mà phải in trực tiếp, cả trong lẫn ngoài bao bì, tới phần đóng gói nhỏ nhất không thể chia được. Mã số doanh nghiệp xuất khẩu sẽ do Tổng cục Hải quan Trung Quốc cấp, và được thông báo đến các cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam trong thời gian tới. Bao bì bên ngoài sản phẩm phải có nhãn hiệu chắc chắn, rõ ràng, dễ đọc bằng tiếng Trung Quốc/ tiếng Anh, hoặc tiếng Trung Quốc và nước xuất khẩu (khu vực). Các thông tin cần có: nước xuất khẩu, tên sản phẩm, số đăng ký của nhà sản xuất, số lô sản xuất, bao bì bên ngoài phải ghi thông số kỹ thuật, nơi sản xuất (cụ thể đến huyện/ tỉnh/ thành phố), và điểm đến phải ghi rõ là Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, đồng thời có dấu kiểm dịch của cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam.

Theo Bộ Công Thương, sau khi doanh nghiệp nhận được mã số xuất khẩu do cơ quan Hải quan Trung Quốc cấp sẽ phải tổ chức điều chỉnh lại sản phẩm của mình. Việc doanh nghiệp vừa đăng ký xuất khẩu, vừa tổ chức sản xuất là một áp lực rất lớn.

Ông Tô Ngọc Sơn nhận định, thị trường Trung Quốc đặt ra những yêu cầu rất lớn. Do đó, doanh nghiệp cần hết sức lưu ý bởi nếu không có sự chuẩn bị sẵn sàng từ trước sẽ dẫn đến phát sinh chi phí rất nhiều. “Trong tài liệu tóm tắt giới thiệu quy định về Lệnh số 248, 249 và một số hướng dẫn liên quan cho doanh nghiệp do Bộ Công Thương biên soạn có hình ảnh mẫu nhãn mang tính tiêu chuẩn của thị trường Trung Quốc. Doanh nghiệp cần tìm hiểu kỹ về việc này”, ông Tô Ngọc Sơn cho biết thêm.

Về việc đưa ra nguyên tắc quản lý nhập khẩu với thực phẩm chưa có tiêu chuẩn quốc gia của cơ quan Hải quan trung Quốc, theo ông Tô Ngọc Sơn, có những sản phẩm trong thời kỳ mới như thực phẩm biến đổi gen, thực phẩm nhân tạo, Trung Quốc đã mở sẵn đường để kiểm soát các sản phẩm này. Điều này cũng cho thấy, công tác hoàn thiện cơ chế chính sách pháp luật của Trung Quốc đang trước và đi đầu thế giới. Trung Quốc đang trở thành thị trường dẫn dắt toàn cầu về xu thế mới trong đó có tiêu chuẩn chất lượng.

Thay đổi để thích nghi với yêu cầu của thị trường

Theo Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), trong nhiều năm gần đây, Trung Quốc giữ vị trí là đối tác thương mại lớn nhất và cũng là thị trường nhập khẩu, nhập siêu lớn nhất của Việt Nam, đồng thời là thị trường xuất khẩu lớn thứ 2 của Việt Nam, sau Hoa Kỳ. Hiện nay, Việt Nam là đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc trong các nước ASEAN, là thị trường xuất khẩu lớn thứ 6 và là thị trường nhập khẩu lớn thứ 11 của Trung Quốc.

Đối với nhóm hàng nông thủy sản, Trung Quốc là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam, bình quân chiếm 27% tổng kim ngạch xuất khẩu nông thủy sản của cả nước và chiếm 30% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa các loại sang thị trường này.

Với dân số hơn 1,4 tỷ người, chiếm 18,7% tổng dân số toàn thế giới, nhu cầu nhập khẩu các sản phẩm nông thủy sản của thị trường Trung Quốc phục vụ nhu cầu tiêu dùng nội địa cũng như sản xuất chế biến hàng xuất khẩu là rất lớn và đa dạng, phong phú. 32 tỉnh, thành phố của Trung Quốc đều có nhu cầu khác nhau đối với từng loại sản phẩm cụ thể, trong đó nhiều tỉnh, thành phố với dân số lớn đã có thể coi là một thị trường hấp dẫn.

Về những khó khăn của doanh nghiệp trong xuất khẩu nông sản, thực phẩm, ông Nông Đức Lai - Tham tán Thương mại, Đại sứ quán Việt Nam tại Trung Quốc - cho hay: Trung Quốc vẫn chưa mở cửa thị trường cho nhiều loại sản phẩm nông thủy sản cho Việt Nam. Bên cạnh đó, Trung Quốc đưa ra các quy định, tiêu chuẩn ngặt nghèo hơn về chất lượng, truy xuất nguồn gốc, bao bì đóng gói. Mặt khác, do ảnh hưởng, tác động của dịch Covid-19, Trung Quốc tăng cường các biện pháp kiểm tra, kiểm soát đối với hàng hóa, phương tiện nhập cảnh… Nông sản, thực phẩm Việt Nam hiện vẫn khó khăn trong tiếp cận hệ thống phân phối, siêu thị lớn.

Cũng theo ông Nông Đức Lai, tình trạng vi phạm khi xuất khẩu nông sản, thực phẩm của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc trong thời gian qua chủ yếu do vi phạm các tiêu chuẩn chất lượng an toàn thực phẩm như: phụ gia thực phẩm vượt quá tiêu chuẩn cho phép; kim loại nặng vượt quá tiêu chuẩn quy định; có vi sinh vật gây bệnh. Bên cạnh đó, còn có nguyên nhân vi phạm về quy trình thủ tục gồm: không đầy đủ chứng nhận theo yêu cầu nhập khẩu; sản phẩm không nằm trong danh mục nhập khẩu. Ngoài ra, còn có các vi phạm về tem nhãn, bao bì, thời hạn sử dụng…. “Đối với sản phẩm bánh pía, trong bối cảnh dịch Covid-19, phía Trung Quốc tăng cường kiểm tra hàng hóa xuất khẩu, hàng hóa tắc nghẽn tại cảng, trong khi thời hạn sử dụng bánh pía là 2 tháng, dẫn đến tình trạng khi lấy hàng hóa ra thì hàng hóa vi phạm thời hạn sử dụng”, ông Nông Đức Lai cho biết.

Do đó, ông Nông Đức Lai khuyến nghị, các doanh nghiệp cần hết sức lưu ý, thay đổi để thích nghi cũng như đáp ứng các yêu cầu của thị trường Trung Quốc. Đừng để vi phạm hay tái phạm nhiều lần dẫn đến bị dừng tư cách xuất khẩu, bởi lẽ khi đã dừng rồi thì việc khôi phục lại tư cách xuất khẩu sẽ rất khó khăn.

Đồng quan điểm về vấn đề này, theo ông Tô Ngọc Sơn, doanh nghiệp cần phải tuân thủ các yêu cầu từ thị trường Trung Quốc. Nếu doanh nghiệp vẫn coi đây là thị trường dễ tính, hàng gì cũng đi được thì không sớm thì muộn chúng ta sẽ dần dần mất thị trường này. “Thương hiệu nông sản của Việt Nam đang bị đe dọa bởi liên tục có những vụ vi phạm của hàng xuất khẩu tại thị trường Trung Quốc. Do đó, các doanh nghiệp đã được cấp mã số đăng ký xuất khẩu cần hết sức lưu ý, bởi khi đã bị tạm dừng thì rất khó quay trở lại thị trường này”, ông Tô Ngọc Sơn lưu ý.

Thời hạn để doanh nghiệp được cấp phép xuất khẩu vào thị trường Trung Quốc, theo quy định mới là 5 năm. Trong khoảng từ 3-6 tháng trước khi giấy phép hết hạn, doanh nghiệp cần chủ động gia hạn đăng ký. Nếu bỏ qua bước này, doanh nghiệp sẽ phải đăng ký lại từ đầu.
Nguyễn Hạnh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Trung Quốc

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Xuất khẩu dệt may liệu có “cửa” phục hồi?

Xuất khẩu dệt may liệu có “cửa” phục hồi?

Tháng 4/2024, xuất khẩu dệt may tăng 2,8%, đánh dấu tháng thứ 5 liên tiếp tăng trưởng cùng với tình hình thị trường khởi sắc cho thấy ngành có “cửa” phục hồi.
Phát triển nguồn nhân lực logistics đáp ứng nhu cầu của thị trường

Phát triển nguồn nhân lực logistics đáp ứng nhu cầu của thị trường

Nhu cầu nhân lực chất lượng cao với ngành logistics đòi hỏi việc xây dựng và tổ chức đào tạo cũng như quản lý chuỗi cung ứng theo định hướng ứng dụng.
Xuất khẩu gạo sang EU: Duy trì đà tăng trưởng

Xuất khẩu gạo sang EU: Duy trì đà tăng trưởng

Mặc dù khu vực EU chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng lượng xuất khẩu gạo của Việt Nam nhưng thị trường này tiếp tục duy trì đà tăng trưởng.
Nhiều cơ hội hợp tác phát triển dịch vụ logistics giữa Việt Nam và Trung Quốc

Nhiều cơ hội hợp tác phát triển dịch vụ logistics giữa Việt Nam và Trung Quốc

Sự tăng trưởng vượt bậc của kim ngạch thương mại giữa Việt Nam và Trung Quốc đang mang lại nhiều cơ hội cho hoạt động hợp tác logistics giữa hai bên.
Xuất khẩu gỗ khởi sắc nhưng vẫn đối mặt nhiều nỗi lo

Xuất khẩu gỗ khởi sắc nhưng vẫn đối mặt nhiều nỗi lo

Đơn hàng xuất khẩu gỗ đang tăng trưởng tích cực và đứng thứ 5 kim ngạch thế giới; tuy nhiên, ngành gỗ Việt Nam đang đối mặt với nhiều thách thức lớn.

Tin cùng chuyên mục

Lượng tồn kho đang cạn dần, giá cà phê xuất khẩu bật tăng

Lượng tồn kho đang cạn dần, giá cà phê xuất khẩu bật tăng

4 tháng đầu năm, giá cà phê xuất khẩu tăng 49,1% lên mức 3.389 USD/tấn. Lượng tồn kho cạn dần giúp cà phê tạo mặt bằng mới sau khi lao dốc 2 tuần qua.
Giá sắn xuất khẩu tăng 18% trong 4 tháng

Giá sắn xuất khẩu tăng 18% trong 4 tháng

Theo Tổng cục Hải quan, điểm sáng của mặt hàng sắn là giá xuất khẩu bình quân trong 4 tháng đầu năm đạt 452 USD/tấn, tăng 18% so với cùng kỳ năm trước.
Báo cáo Xuất nhập khẩu Việt Nam: Đề xuất có bản bằng tiếng Anh

Báo cáo Xuất nhập khẩu Việt Nam: Đề xuất có bản bằng tiếng Anh

Báo cáo Xuất nhập khẩu Việt Nam năm 2023 được đánh giá là tài liệu tham khảo quan trọng giúp bắc thêm những nhịp cầu thị trường cho doanh nghiệp.
Phải thiết lập đường dây nóng tại chợ, trung tâm thương mại để tiếp nhận phản ánh của người tiêu dùng

Phải thiết lập đường dây nóng tại chợ, trung tâm thương mại để tiếp nhận phản ánh của người tiêu dùng

Nghị định 55/2024/NĐ-CP quy định rõ việc thiết lập, niêm yết công khai đường dây nóng tại chợ và trung tâm thương mại để tiếp nhận phản ánh của người dân.
Việt Nam nhập gần 4 triệu tấn thép cán nóng sau 4 tháng, gấp 1,5 lần sản xuất trong nước

Việt Nam nhập gần 4 triệu tấn thép cán nóng sau 4 tháng, gấp 1,5 lần sản xuất trong nước

Tháng 4 vừa qua, nhập khẩu thép cán nóng (HRC) vào Việt Nam tiếp tục tăng mạnh, trong đó thép cán nóng nhập khẩu từ Trung Quốc chiếm 71%.
Cơ quan, tổ chức được ủy quyền đã cấp 1.508.142 bộ C/O ưu đãi, trị giá 86,1 tỷ USD

Cơ quan, tổ chức được ủy quyền đã cấp 1.508.142 bộ C/O ưu đãi, trị giá 86,1 tỷ USD

C/O ưu đãi (mẫu E và RCEP) cấp cho hàng hóa Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc đứng đầu với trị giá hơn 19,4 tỷ USD.
Thái Bình: Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến, quảng bá, giới thiệu sản phẩm địa phương

Thái Bình: Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến, quảng bá, giới thiệu sản phẩm địa phương

Những năm qua, tỉnh Thái Bình cũng đã chỉ đạo thực hiện nhiều hoạt động xúc tiến thương mại, mang lại hiệu quả tích cực.
Bộ Công Thương Việt Nam luôn quan tâm các hoạt động xúc tiến thương mại với thị trường Kazakhstan

Bộ Công Thương Việt Nam luôn quan tâm các hoạt động xúc tiến thương mại với thị trường Kazakhstan

Để nâng tầm hợp tác kinh tế Việt Nam - Kazakhstan, cơ quan hai nước cần tích cực hợp tác, tổ chức đa dạng các hoạt động xúc tiến thương mại, đầu tư.
Ngành cao su đối diện với những thách thức gì từ Quy định chống phá rừng của EU?

Ngành cao su đối diện với những thách thức gì từ Quy định chống phá rừng của EU?

EU là khách hàng quan trọng của cao su Việt Nam, tuy nhiên, Quy định chống phá rừng (EUDR) khiến ngành hàng này đối diện với những thách thức không nhỏ.
Khai thác tối đa tiềm năng hợp tác hàng không Việt Nam – Kazakhstan

Khai thác tối đa tiềm năng hợp tác hàng không Việt Nam – Kazakhstan

Hàng không và du lịch được coi là điểm sáng trong quan hệ hợp tác thương mại, du lịch giữa hai nước Việt Nam – Kazakhstan.
Hội chợ triển lãm hàng công nghiệp nông thôn: Cơ hội để các địa phương quảng bá sản phẩm truyền thống

Hội chợ triển lãm hàng công nghiệp nông thôn: Cơ hội để các địa phương quảng bá sản phẩm truyền thống

Hội chợ triển lãm hàng công nghiệp nông thôn tiêu biểu khu vực phía Bắc - Hà Nội 2024 là cơ hội lớn để các địa phương quảng bá sản phẩm truyền thống, tiêu biểu.
"Cầu nối" thúc đẩy xúc tiến thương mại, hợp tác đầu tư Việt - Lào

"Cầu nối" thúc đẩy xúc tiến thương mại, hợp tác đầu tư Việt - Lào

Với nhiều tiềm năng và lợi thế sẵn có, hành trình kết nối xúc tiến thương mại, đầu tư giữa Việt Nam - Lào đã có nhiều khởi sắc.
Giá cà phê Robusta tăng, thị trường cà phê diễn biến ra sao?

Giá cà phê Robusta tăng, thị trường cà phê diễn biến ra sao?

Giá cà phê 2 sàn diễn biến trái chiều trong phiên vừa qua. Giá Robusta tại London giao tháng 7/2024 tăng trong khi giá Arabica giao tháng 7/2024 lại giảm.
Đề nghị doanh nghiệp rà soát xuất khẩu thép không gỉ cán nguội sang Hàn Quốc

Đề nghị doanh nghiệp rà soát xuất khẩu thép không gỉ cán nguội sang Hàn Quốc

Cục Phòng vệ thương mại, Bộ Công Thương khuyến nghị doanh nghiệp rà soát tình hình xuất khẩu thép không gỉ cán nguội sang Hàn Quốc trong giai đoạn 2020 đến nay.
Những mặt hàng công nghiệp chế biến đạt kim ngạch xuất khẩu trên 10 tỷ USD

Những mặt hàng công nghiệp chế biến đạt kim ngạch xuất khẩu trên 10 tỷ USD

Trong khi các mặt hàng xuất khẩu đều giảm trong năm 2023, máy tính, sản phẩm điện tử và linh kiện là điểm sáng khi có tăng trưởng đạt 57,3 tỷ USD.
Khai mạc Hội chợ xúc tiến thương mại nông nghiệp, sản phẩm OCOP Hà Nội năm 2024

Khai mạc Hội chợ xúc tiến thương mại nông nghiệp, sản phẩm OCOP Hà Nội năm 2024

Tiếp nối thành công của các kỳ Hội chợ trước, tối ngày 16/5, HPA tổ chức khai mạc Hội chợ xúc tiến thương mại nông nghiệp, sản phẩm OCOP Hà Nội năm 2024.
Trung Quốc và Lào là 2 thị trường xuất khẩu ớt chính của Việt Nam

Trung Quốc và Lào là 2 thị trường xuất khẩu ớt chính của Việt Nam

Trung Quốc và Lào là 2 thị trường xuất khẩu ớt chính của Việt Nam với sản lượng đạt lần lượt 4.518 tấn và 340 tấn, chiếm đến 95,7% sản lượng xuất khẩu.
Phát triển bền vững logistics và thương mại điện tử: 3 yếu tố mấu chốt

Phát triển bền vững logistics và thương mại điện tử: 3 yếu tố mấu chốt

Theo giới chuyên gia, có 3 yếu tố mấu chốt cho sự phát triển bền vững của logistics và thương mại điện tử, đó là: Nhận thức, nhân lực và xây dựng hệ sinh thái.
Hà Nội: Kết nối tiêu thụ sản phẩm cho các doanh nghiệp, hợp tác xã

Hà Nội: Kết nối tiêu thụ sản phẩm cho các doanh nghiệp, hợp tác xã

Chiều 16/5, HPA đã phối hợp với Liên minh Hợp tác xã TP. Hà Nội tổ chức Hội nghị xúc tiến thương mại, kết nối tiêu thụ sản phẩm cho các DN, hợp tác xã.
Thương mại biên giới: Duy nhất xuất nhập khẩu qua Trung Quốc tăng trưởng dương

Thương mại biên giới: Duy nhất xuất nhập khẩu qua Trung Quốc tăng trưởng dương

Trong tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới đất liền Việt Nam năm 2023, chỉ duy nhất sang Trung Quốc ghi nhận sự tăng trưởng dương.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động