Khám phá nét đặc sắc của trang phục truyền thống dân tộc Khơ Mú

Bộ trang phục truyền thống dân tộc Khơ Mú, tỉnh Điện Biên vừa mang những nét chung lại chứa đựng những nét riêng mang đậm bản sắc của dân tộc mình.
“Nghệ nhân” trong lòng đồng bào dân tộc Khơ Mú Lễ cầu mùa dân tộc Khơ Mú

Dân tộc Khơ Mú,tỉnh Điện Biên vốn gắn liền tập quán canh tác làm nương rẫy gần gũi với thiên nhiên, cho nên trang phục truyền thống của họ cũng mộc mạc nhưng đậm đà bản sắc.

Khám phá nét đặc sắc của trang phục truyền thống dân tộc Khơ Mú
Trang phục truyền thống dân tộc Khơ Mú mộc mạc đậm đà bản sắc

Bộ trang phục truyền thống của phụ nữ dân tộc Khơ Mú gồm có: Khăn màu đen đội đầu, áo cỏm màu đen với hàng cúc ở ngực, ngoài ra còn có dây lưng, váy, xà cạp, khăn đội đầu, bộ xà tích thắt lưng…

Khám phá nét đặc sắc của trang phục truyền thống dân tộc Khơ Mú
Phụ nữ Khơ Mú trong trang phục truyền thống
Khám phá nét đặc sắc của trang phục truyền thống dân tộc Khơ Mú
Phụ nữ Khơ Mú thường mặc áo màu chàm, đen, dài đến eo

Trang phục truyền thống nữ dân tộc Khơ Mú có nhiều điểm tương đồng so với trang phục phụ nữ người Thái, song vẫn có nét riêng biệt để nhận diện. Điểm nhận diện rõ nhất về trang phục của người phụ nữ Khơ Mú đó là chiếc áo. Nếu như phụ nữ Thái mặc áo nhiều màu sắc khác nhau thì áo của phụ nữ Khơ Mú thường màu đen, dài đến eo. Cổ áo cắt theo hình chữ V nẹp viền bằng dải thổ cẩm, mặt trước áo đáp tấm vải thổ cẩm rộng khoảng 20 cm thêu hoa văn rực sỡ chạy từ cổ áo đến hết thân áo. Đây là điểm nhấn thu hút nhất của chiếc áo phụ nữ dân tộc Khơ Mú.

Khám phá nét đặc sắc của trang phục truyền thống dân tộc Khơ Mú
Hoa văn chạy từ cổ áo đến hết thân áo là điểm nhấn thu hút của các cô gái Khơ Mú
Khám phá nét đặc sắc của trang phục truyền thống dân tộc Khơ Mú
Váy màu đen, dài từ eo xuống mắt cá chân

Váy của phụ nữ Khơ Mú có nhiều nét pha trộn với váy của người Thái và Lào. Váy màu đen, dài từ eo xuống mắt cá chân. Thân váy, gấu váy được thêu họa tiết hoa văn dọc chạy theo thân váy. Váy khi mặc được giữ lại bởi chiếc thắt lưng quấn quanh eo, thắt lưng bằng lụa, màu sáng, điểm thắt nút thường nằm ở phần hông bên phải.

Khám phá nét đặc sắc của trang phục truyền thống dân tộc Khơ Mú
Khăn đội đầu tạo phong cách riêng biệt cho phụ nữ Khơ Mú

Bằng cách phối nhiều màu sắc và kỹ thuật thể hiện, hoa văn trên khăn đội đầu của phụ nữ dân tộc Khơ Mú trở nên vô cùng tinh tế, bố cục chặt chẽ. Khi đội khăn, người Khơ Mú đã biết tạo cho mình một phong cách riêng biệt. Khăn đội đầu của phụ nữ dân tộc Khơ Mú được trang trí thêm các họa tiết hoa văn bằng chỉ thêu, những sợi tua và hoa vải màu ở hai đầu khăn. Mảng trang trí đẹp mắt này là sự giao thoa văn hóa giữa người Khơ Mú với người Thái trong vùng. Do vậy, loại khăn này cũng được gọi là "khăn piêu” như cách gọi của người Thái.

Chiêm ngưỡng bộ trang phục truyền thống của phụ nữ dân tộc Khơ Mú, dễ dàng nhận thấy bên cạnh tiếp thu những tinh hoa trang phục truyền thống của người Thái, đồng bào dân tộc Khơ Mú đã sáng tạo nên bộ trang phục truyền thống của dân tộc mình vừa mang những nét chung lại chứa đựng những nét riêng mang đậm bản sắc của dân tộc mình.

Khám phá nét đặc sắc của trang phục truyền thống dân tộc Khơ Mú
Trang phục của nam dân tộc Khơ Mú mộc mạc giản dị

Trong khi đó, trang phục của nam dân tộc Khơ Mú mộc mạc giản dị, được may bằng vải bông nhuộm chàm. Vào những dịp lễ, tết, cưới hỏi, đàn ông người Khơ Mú thường mặc áo dài màu đen và đội mũ nồi đối với người già, áo ngắn có khuy bằng vải đen đối với người trẻ tuổi. Trang phục truyền thống là một trong những nét văn hóa đặc trưng được dân tộc Khơ Mú đang được đồng bào tiếp tục gìn giữ và phát huy nét đẹp này.

Khám phá nét đặc sắc của trang phục truyền thống dân tộc Khơ Mú
Trang phục truyền thống của dân tộc Khơ Mú luôn được đồng bào gìn giữ và bảo tồn

Thời gian qua, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch đã phối hợp Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Điện Biên và các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức xây dựng và nhân rộng mô hình bảo tồn, phát huy trang phục truyền thống của dân tộc Khơ Mú, tỉnh Điện Biên gắn với xây dựng nông thôn mới.

Phạm Tiệp
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: trang phục truyền thống

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Phát huy hiệu quả hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao cần bắt đầu từ thể chế, chính sách

Phát huy hiệu quả hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao cần bắt đầu từ thể chế, chính sách

Theo Bộ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng, để phát huy hiệu quả hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao cần bắt đầu từ thể chế, chính sách.
Ngày mai (12/5) diễn ra Hội thảo Văn hoá 2024 tại tỉnh Quảng Ninh

Ngày mai (12/5) diễn ra Hội thảo Văn hoá 2024 tại tỉnh Quảng Ninh

Hội thảo Văn hoá 2024 - Chính sách và nguồn lực cho phát triển thiết chế văn hóa, thể thao sẽ diễn ra vào ngày mai (12/5), tại tỉnh Quảng Ninh.
Việt Nam - Philippines thúc đẩy hợp tác, giao lưu văn hoá

Việt Nam - Philippines thúc đẩy hợp tác, giao lưu văn hoá

Chương trình hợp tác văn hóa Việt Nam-Philippines trong giai đoạn 2024-2029 góp phần thúc đẩy phát triển quan hệ hữu nghị truyền thống giữa hai nước.
Tiến hành khai quật khảo cổ đợt 2 tại phế tích Đại Hữu tại Bình Định

Tiến hành khai quật khảo cổ đợt 2 tại phế tích Đại Hữu tại Bình Định

Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch vừa cấp phép tiến hành khai quật khảo cổ đợt 2 tại phế tích Đại Hữu, tỉnh Bình Định, trên diện tích 300m2.
Hội thảo Văn hóa năm 2024 sẽ diễn ra tại Quảng Ninh vào ngày 12/5

Hội thảo Văn hóa năm 2024 sẽ diễn ra tại Quảng Ninh vào ngày 12/5

Hội thảo Văn hóa năm 2024 chủ đề “Chính sách và nguồn lực cho phát triển thiết chế văn hóa, thể thao" sẽ được tổ chức tại tỉnh Quảng Ninh, ngày 12/5.

Tin cùng chuyên mục

Vì sao ở Hưng Yên có lễ hội cầu mưa?

Vì sao ở Hưng Yên có lễ hội cầu mưa?

Lễ hội cầu mưa được tổ chức từ ngày 6 - 8/4 hàng năm (tức 13-15/5/2024), tại chùa Pháp Vân, xã Lạc Hồng, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên.
“Cửu đỉnh - Hoàng Cung Huế” là di sản tư liệu thứ 4 của Huế được UNESCO ghi danh

“Cửu đỉnh - Hoàng Cung Huế” là di sản tư liệu thứ 4 của Huế được UNESCO ghi danh

Những bản đúc nổi trên Cửu đỉnh đặt trong Thế Tổ Miếu ở Hoàng cung Huế vừa được công nhận là di sản tư liệu thế giới.
Đại tá Trần Hồng kể chuyện “săn” khoảnh khắc bình dị của Đại tướng Võ Nguyên Giáp

Đại tá Trần Hồng kể chuyện “săn” khoảnh khắc bình dị của Đại tướng Võ Nguyên Giáp

Nhắc lại kỷ niệm ghi lại những khoảnh khắc đời thường, bình dị về Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Đại tá, Nhà nhiếp ảnh Trần Hồng không khỏi bồi hồi, xúc động.
Lễ hội đền Đồng Cổ là biểu tượng thiêng liêng của người Việt Nam

Lễ hội đền Đồng Cổ là biểu tượng thiêng liêng của người Việt Nam

Lễ hội đền Đồng Cổ năm nay được tổ chức ngày 11/5/2024 (tức 4/4 âm lịch) tại đền Đồng Cổ, số 353 phố Thụy Khuê, phường Bưởi, quận Tây Hồ, Hà Nội.
Chương trình nghệ thuật xiếc “Sống mãi với Điện Biên”: Đưa lịch sử đến gần hơn với thế hệ trẻ

Chương trình nghệ thuật xiếc “Sống mãi với Điện Biên”: Đưa lịch sử đến gần hơn với thế hệ trẻ

Chiến thắng Điện Biên Phủ đã được tái hiện sinh động, giàu cảm xúc qua nghệ thuật xiếc, qua đó đưa lịch sử đến gần hơn với thế hệ trẻ.
Hà Nội: Độc đáo ẩm thực ở ngõ chợ Đồng Xuân

Hà Nội: Độc đáo ẩm thực ở ngõ chợ Đồng Xuân

Ngõ Đồng Xuân là địa chỉ được nhiều người Hà Nội, khách du lịch hay những kiều bào về thăm quê tìm đến để thưởng thức những món ăn mang đậm phong cách Hà Thành.
Ra mắt sách ảnh “Điện Biên Phủ - Những khoảnh khắc từ lịch sử” bằng 3 thứ tiếng

Ra mắt sách ảnh “Điện Biên Phủ - Những khoảnh khắc từ lịch sử” bằng 3 thứ tiếng

Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật xuất bản cuốn sách ảnh "Điện Biên Phủ - Những khoảnh khắc từ lịch sử".
Chiến thắng Điện Biên Phủ: Nguồn cảm hứng bất tận cho sáng tạo nghệ thuật

Chiến thắng Điện Biên Phủ: Nguồn cảm hứng bất tận cho sáng tạo nghệ thuật

Chiến thắng Điện Biên Phủ đã được thể hiện giàu cảm xúc qua các tác phẩm mỹ thuật đang được giới thiệu rộng rãi tới công chúng Thủ đô.
Phát động Ngày hội tuyên truyền hướng nghiệp năm 2024 ngành văn hoá

Phát động Ngày hội tuyên truyền hướng nghiệp năm 2024 ngành văn hoá

Ngày 4/5, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức Ngày hội tuyên truyền hướng nghiệp năm 2024 phục vụ tuyển sinh, đào tạo phát triển nguồn nhân lực văn hóa.
Chương trình nghệ thuật đặc biệt kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ: Gấp rút triển khai đúng tiến độ

Chương trình nghệ thuật đặc biệt kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ: Gấp rút triển khai đúng tiến độ

Chương trình nghệ thuật đặc biệt kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ đang được gấp rút triển khai, đảm bảo đúng tiến độ đề ra.
Trải nghiệm “Sắc màu phiên chợ non nước Cao Bằng"

Trải nghiệm “Sắc màu phiên chợ non nước Cao Bằng"

Du khách được mua bán, trao đổi, chế biến món ăn, thưởng thức tiếng khèn, say sưa giữa khúc hát sli, lượn… tại phiên chợ “Sắc màu phiên chợ non nước Cao Bằng".
Hoa hậu Du lịch Việt Nam 2024: Tìm kiếm “đại sứ” quáng bá hình ảnh, nét đẹp văn hoá đất nước

Hoa hậu Du lịch Việt Nam 2024: Tìm kiếm “đại sứ” quáng bá hình ảnh, nét đẹp văn hoá đất nước

Cuộc thi Hoa hậu Du lịch Việt Nam 2024, tiếp tục góp phần quảng bá vẻ đẹp Việt, hình ảnh, du lịch Việt với tới bạn bè quốc tế.
Họa màu - Dân gian: Tôn vinh di sản văn hoá Việt

Họa màu - Dân gian: Tôn vinh di sản văn hoá Việt

Thông qua Triển lãm “Họa màu - Dân gian”, LaToa Indochine đã giới thiệu, quảng bá nhiều tác phẩm tranh sơn mài độc đáo đến với du khách.
Phố phường Hà Nội rực rỡ cờ hoa chào lễ 30/4 và 1/5

Phố phường Hà Nội rực rỡ cờ hoa chào lễ 30/4 và 1/5

Những ngày này, trên đường phố Hà Nội rực rỡ cờ hoa chào mừng kỷ niệm 47 năm ngày Ngày Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước 30/4 và Quốc tế lao động 1/5.
Chiến thắng Điện Biên Phủ được tái hiện ấn tượng qua mỹ thuật

Chiến thắng Điện Biên Phủ được tái hiện ấn tượng qua mỹ thuật

Người dân Hà Nội đang có cơ hội được sống lại với những khoảnh khắc trên chiến trường Điện Biên Phủ qua tác phẩm mỹ thuật tại Triển lãm “Đường lên Điện Biên”.
Xe đạp thồ - “vua vận tải” trong Chiến dịch Điện Biên Phủ

Xe đạp thồ - “vua vận tải” trong Chiến dịch Điện Biên Phủ

Xe đạp thồ “vua vận tải” được dân công sử dụng để vận chuyển lương thực, thuốc men phục vụ Chiến dịch Điện Biên Phủ là biểu tượng cho tinh thần, ý chí.
"Điện Biên Phủ - Tinh thần bất diệt": Chạm vào dòng chảy của lịch sử dân tộc

"Điện Biên Phủ - Tinh thần bất diệt": Chạm vào dòng chảy của lịch sử dân tộc

Sáng nay (25/4), Bảo tàng Lịch sử quốc gia chính thức khai mạc trưng bày chuyên đề “Điện Biên Phủ - Tinh thần bất diệt”.
Nét văn hóa đặc sắc trong lễ hội làng Lệ Mật

Nét văn hóa đặc sắc trong lễ hội làng Lệ Mật

Hàng năm, lễ hội làng Lệ Mật diễn ra từ ngày 20-23/3 âm lịch (tức ngày 28/4-1/5/2024), tại đình Lệ Mật, phường Việt Hưng, quận Long Biên, TP. Hà Nội.
Thái Bình: Lễ hội Bổng Điền khơi dậy truyền thống lịch sử dân tộc Việt

Thái Bình: Lễ hội Bổng Điền khơi dậy truyền thống lịch sử dân tộc Việt

Lễ hội truyền thống Bổng Điền diễn ra trong 4 ngày, từ ngày 20 - 23/4/2024 tại Khu di tích đình - đền Bổng Điền, Thái Bình thành công tốt đẹp.
Bảo tàng Lịch sử quốc gia sắp trưng bày chuyên đề Điện Biên Phủ - Tinh thần bất diệt

Bảo tàng Lịch sử quốc gia sắp trưng bày chuyên đề Điện Biên Phủ - Tinh thần bất diệt

Nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ Bảo tàng Lịch sử quốc gia tổ chức trưng bày chuyên đề: “Điện Biên Phủ - Tinh thần bất diệt” vào ngày 25/4.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động