Ghi nhận xứng đáng những đóng góp, hy sinh của quân và dân Thanh Hóa

Trong Chiến dịch Điện Biên Phủ, tỉnh Thanh Hóa đã dồn sức người và sức của, chi viện cho các mặt trận, đóng góp vào thắng lợi chung của dân tộc Việt Nam.
Tài dùng người của Bác Hồ trong chiến dịch Điện Biên Phủ Tài liệu lưu trữ về Chiến dịch Điện Biên Phủ: Những trang sử thiêng liêng, sống mãi cùng thời gian

Trong không khí kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (1954 - 2024), phóng viên Báo Công Thương đã được gặp gỡ những người lính cách đây 70 năm đã góp phần làm nên chiến thắng vẻ vang của Chiến dịch Điện Biên Phủ.

Ký ức không thể nào quên

Ông Nguyễn Bá Viết (89 tuổi), trú tại phường Đông Hải, TP. Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa, nguyên là chuyến sĩ Điện Biên còn nhớ như in từ những ngày vừa nhập ngũ, băng rừng lội suối, vượt mưa bom bão đạn trong chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử. "Năm 18 tuổi, theo tiếng gọi của Đảng và Bác Hồ, tôi cùng hơn 10 thanh niên xã Đông Hải (huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa, nay là phường Đông Hải, TP. Thanh Hóa) tình nguyện xung phong lên đường nhập ngũ. Chúng tôi bắt đầu hành quân từ Thanh Hóa đi Điện Biên Phủ, lúc đó chưa ai biết nhiệm vụ của mình là gì. Từ Thanh Hóa, chúng tôi hành quân qua đường rừng núi sang Hòa Bình, vượt dốc Cun, xuống chợ Bờ, qua suối Rút vào Mộc Châu (Sơn La). Sau đó, băng qua đèo Pha Đin xuống Tuần Giáo vào Điện Biên Phủ" - ông Viết vẫn nhớ như in.

Ghi nhận xứng đáng những đóng góp, hy sinh của quân và dân Thanh Hóa
Chiến sĩ Điện Biên Nguyễn Bá Viết còn nhớ như in từ những ngày vừa nhập ngũ, băng rừng lội suối, vượt mưa bom bão đạn trong Chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử. (Ảnh: Minh Anh)

Lên đến Điện Biên Phủ, ông Viết được phân công vào Đại đội 388, Tiểu đoàn 89, Trung đoàn 36, Sư đoàn 308 phụ trách thông tin, liên lạc của Đại đội 388; sau đó lên làm thông tin liên lạc của Tiểu đoàn 89. Khi chuẩn bị bắt đầu Chiến dịch Điện Biện Phủ, ngày 13/3/1954, sau khi nhận lệnh của đồng chí Lê Chí Thọ (Tiểu đoàn phó Tiểu đoàn 89) về mở cuộc tiến công mở màn chiến dịch là cuộc tiến công vào cụm cứ điểm Him Lam, ông Viết đã lập tức thông tin cho 3 đại đội thuộc tiểu đoàn của mình, tức tốc hành quân tấn công cụm cứ điểm Him Lam. Sau một đêm giành giật 3 lần, đến gần sáng thì quân ta tiêu diệt toàn bộ quân địch ở đồi Him Lam. Cũng sáng hôm đó, khi nghe tin chiến thắng cũng là khi ông Viết nghe tin đồng chí Lê Chí Thọ cùng nhiều anh em khác trong Tiểu đoàn 89 đã anh dũng hy sinh.

“Sự hy sinh của đồng chí Thọ đã làm cho tôi cảm thấy đau lòng, vì một người anh em, một người đồng chí thân cận cùng mình, chia sẻ những gian khổ bấy lâu nay đã anh dũng hy sinh. Mãi đến sau chiến thắng Điện Biên Phủ, tôi mới biết anh Thọ cùng quê với mình”, giọng nói của ông Viết bỗng trùng xuống khi nhắc về Tiểu đoàn phó của mình. Sau sự hy sinh của đồng chí Thọ cùng nhiều đồng chí khác trong Tiểu đoàn 89, toàn bộ Tiểu đoàn không hề suy giảm ý chí chiến đấu mà càng hăng hái hơn, quyết tâm hơn để giành thắng lợi trong cuộc chiến với quân thù, quyết giải phóng Điện Biên Phủ sớm nhất có thể.

Khi Chiến dịch Điện Biên Phủ toàn thắng, Tiểu đoàn 89 tiếp tục hành quân về Bắc Giang, mở ra trận chiến cầu Lồ. Tuy nhiên, khi đang chiến đấu, toàn tiểu đoàn nhận được lệnh dừng chiến do ta và Pháp đàm phán hiệp định Giơ-ne-vơ. Sau đó, Tiểu đoàn 89, Trung đoàn 36, Sư đoàn 308 hành quân vào tiếp quản Thủ đô Hà Nội. Người lính già năm nay đã gần 90 tuổi chia sẻ: “Với anh Thọ, tôi không chỉ xem anh là chỉ huy, đồng đội mà với tôi, anh như một người anh em ruột thịt. Vì đất nước, vì sự tự do của dân tộc anh đã dũng cảm hy sinh khi chưa kịp lấy vợ, sinh con. Khi biết nhà tôi và anh Thọ gần nhau, mỗi lần đến ngày giỗ của anh, tôi đều nhờ con đưa xuống nhà cháu ruột, nơi thờ phụng anh để thắp cho anh nén nhang. Khi đó, những hồi ức về Chiến dịch Điện Biên Phủ, nơi tôi cùng anh, cùng đồng đội kề vai sát cánh lại như đang mới diễn ra ngày hôm qua”.

Ghi nhận xứng đáng những đóng góp, hy sinh của quân và dân Thanh Hóa
Ông Nguyễn Sỹ Huy còn nhớ như in bầu trời Mường Thanh thời điểm đó, không lúc nào ngớt tiếng bom tiếng súng, đêm đêm pháo nổ sáng như ban ngày. (Ảnh Minh Anh)

Cũng giống như nhiều thanh niên thời gian ấy, ông Nguyễn Sỹ Huy (sinh năm 1931), trú tại phố Thành Tráng, phường Quảng Thành, TP. Thanh Hoá đã trốn bố mẹ để lên đường nhập ngũ. Tháng 10/1952, ông Huy vào đơn vị 293 đội 34 lên Tây Bắc làm nhiệm vụ phá bom, mở đường cùng với bộ đội và dân công hoả tuyến cho Chiến dịch Điện Biên Phủ. Khi nhận nhiệm vụ phá bom thì không may hẹn giờ bom nổ sai, khiến 3 anh em trong tổ đều bị thương nhưng may mắn cả 3 đã sống sót. Trong dòng hồi tưởng, ông Huy vẫn nhớ như in bầu trời Mường Thanh thời điểm đó, không lúc nào ngớt tiếng bom tiếng súng, đêm đêm pháo nổ sáng như ban ngày.

Khi nhắc về Chiến dịch Điện Biên Phủ huyền thoại, người lính già Bùi Văn Đức (90 tuổi), trú phố Phù Lưu, phường Quảng Thắng, TP. Thanh Hoá lại như trở về những năm tháng tuổi trẻ sát cánh cùng đồng đội chiến đấu để bảo vệ Tổ quốc. Ông Đức kể: “Tôi tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ năm 19 tuổi. Hành quân từ Thanh Hoá đi Mộc Châu sau đó quay về Phú Thọ luyện tập để tăng cường cho Chiến dịch Điện Biên”.

Ghi nhận xứng đáng những đóng góp, hy sinh của quân và dân Thanh Hóa
Ông Bùi Văn Đức nay đã ở tuổi 90 với 60 năm tuổi Đảng (Ảnh: Minh Anh)

Vào chiến dịch, ông được bổ sung vào sư đoàn 12, tiểu đoàn 428, đại đội 39 làm nhiệm vụ phòng ngự ở ngã tư sân bay Mường Thanh, Điện Biên. Thực hiện nhiệm vụ, ông và đồng đội phải đào các hầm, hào, đánh lấn bằng bùi nhùi rơm. “Chiều tối 7/5, sau khi nghe tin toàn bộ quân địch tại khu trung tâm cứ điểm Điện Biên Phủ đã đầu hàng. Chúng tôi không kìm được sự sung sướng, ôm nhau nhảy múa, hô vang: Hồ Chủ tịch muôn năm! Hoan hô Đại tướng Võ Nguyên Giáp!”- ông Đức nhớ lại những phút giây lịch sử trong ngày chiến thắng. Hiện nay, dù đã ở tuổi 90 với 60 năm tuổi Đảng, nhưng ông vẫn là người có uy tín tại địa phương với nhiều huân huy chương như: Huy chương hạng Nhất chống Pháp; Huy hiệu Chiến sỹ Điện Biên.

Dồn sức người, sức của cho Chiến dịch Điện Biên Phủ

Cách đây vừa tròn 70 năm, ngày 7/5/1954, cuộc kháng chiến chống Pháp của dân tộc Việt Nam kết thúc thắng lợi bằng chiến thắng Điện Biên Phủ. Trong suốt 9 năm kháng chiến trường kỳ chống thực dân Pháp xâm lược, quân và dân Thanh Hóa vừa chiến đấu, vừa phục vụ chiến đấu, chi viện sức người, sức của cho các mặt trận, các chiến trường, đóng góp xứng đáng vào thắng lợi chung của dân tộc Việt Nam.

Tính từ đầu năm 1951, khi bộ đội ta mở chiến dịch Trung du cho tới Chiến dịch Điện Biên Phủ, Thanh Hóa đã huy động và vận chuyển đáp ứng tới 70% nhu cầu vật chất cần thiết cho các chiến dịch. Tính riêng về lực lượng, Thanh Hóa đã động viên được 56.792 thanh niên tòng quân, bổ sung cho các chiến trường. Trong đó, Chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử đánh dấu sự đóng góp lớn nhất của hậu phương Thanh Hóa. Trong toàn chiến dịch, tỉnh Thanh Hóa đã đóng góp 30% người trong độ tuổi lao động tham gia dân công với tổng số dân công lên đến 178.924 người và 27 triệu ngày công; hơn 3.500 xe đạp thồ được huy động với gần 16.000 lượt vận chuyển, 1.126 chiếc thuyền, đặc biệt có cả 31 chiếc ô tô, 180 xe bò, 42 ngựa, 3 thớt voi.

Ghi nhận xứng đáng những đóng góp, hy sinh của quân và dân Thanh Hóa
Xe đạp của ông Trịnh Ngọc, dân công xe đạp thồ thị xã Thanh Hóa, vận chuyển 345,5kg/chuyến phục vụ Chiến dịch Điện Biên Phủ (Ảnh Quốc Huy chụp tại Bảo tàng tỉnh Thanh Hóa)

Ngoài ra, Thanh Hóa đã vận chuyển ra mặt trận Điện Biên 9.000 nghìn tấn gạo, chiếm 56%; 450 tấn cá khô, 2.000 con lợn, 1.300 con bò, 250.000 quả trứng, 150 tấn đậu, 20.000 chai, lọ nước mắm cùng hàng trăm tấn rau các loại, chiếm 40% số thực phẩm sử dụng trong chiến dịch.

Trong dịp về thăm Thanh Hóa lần thứ hai (ngày 13/6/1957), khi đánh giá về công lao của Nhân dân Thanh Hóa trong Chiến dịch Điện Biên Phủ, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khen ngợi “Bây giờ tiếng Việt Nam đến đâu, tiếng Điện Biên Phủ đến đó. Tiếng Điện Biên Phủ đến đâu, đồng bào Thanh Hóa cũng có một phần vinh dự đến đó”. Đó chính là sự ghi nhận xứng đáng cho những đóng góp, hy sinh của tỉnh Thanh Hóa trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc; là động lực để tỉnh Thanh Hóa tiếp tục đoàn kết, quyết tâm xây dựng quê hương, đất nước ngày càng giàu đẹp.

Hoàng Minh - Quốc Huy
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Tỉnh Thanh Hóa

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Kỳ họp thứ 15 HĐND TP. Hồ Chí Minh khóa X bàn nhiều quyết sách quan trọng

Kỳ họp thứ 15 HĐND TP. Hồ Chí Minh khóa X bàn nhiều quyết sách quan trọng

Kỳ họp thứ 15 HĐND TP. Hồ Chí Minh khóa X tập trung thảo luận, thông qua các Nghị quyết liên quan đến các lĩnh vực kinh tế, ngân sách, đầu tư công…
180 gian hàng tham gia Hội chợ xúc tiến thương mại ngành Công Thương Hải Phòng năm 2024

180 gian hàng tham gia Hội chợ xúc tiến thương mại ngành Công Thương Hải Phòng năm 2024

Diễn ra trong 6 ngày, Hội chợ Xúc tiến thương mại ngành Công Thương Hải Phòng 2024 đã thu hút 180 gian hàng đến từ 150 đơn vị, doanh nghiệp.
Bà Rịa - Vũng Tàu: Cái Mép - Thị Vải cần những gì để trở thành cảng trung chuyển quốc tế?

Bà Rịa - Vũng Tàu: Cái Mép - Thị Vải cần những gì để trở thành cảng trung chuyển quốc tế?

Theo quy hoạch đến 2050, Cái Mép - Thị Vải sẽ trở thành cảng trung chuyển quốc tế tầm cỡ châu Á và thế giới. Vậy cần làm gì để cảng này đạt được mục tiêu trên?
Huyện Đam Rông (Lâm Đồng) đề nghị sử dụng địa danh để đăng ký bảo hộ nhãn hiệu sầu riêng

Huyện Đam Rông (Lâm Đồng) đề nghị sử dụng địa danh để đăng ký bảo hộ nhãn hiệu sầu riêng

UBND huyện Đam Rông đề nghị tỉnh Lâm Đồng cho phép sử dụng địa danh “Đam Rông” để đăng ký bảo hộ nhãn hiệu chứng nhận “Sầu riêng Đam Rông”.
Ngành Công Thương Hà Nội tăng tốc đạt chỉ tiêu giai đoạn 5 năm

Ngành Công Thương Hà Nội tăng tốc đạt chỉ tiêu giai đoạn 5 năm

Ngành Công Thương Hà Nội đang tăng tốc thực hiện những giải pháp nhằm đạt các chỉ tiêu giai đoạn 5 năm 2021-2025 đã được giao.

Tin cùng chuyên mục

Thanh Hoá triển khai các biện pháp cấp bách phòng cháy, chữa cháy rừng

Thanh Hoá triển khai các biện pháp cấp bách phòng cháy, chữa cháy rừng

Nguy cơ cháy rừng có thể xảy ra trong mùa hè nắng nóng, tỉnh Thanh Hóa đã yêu cầu các ngành chức năng triển khai các biện pháp phòng cháy, chữa cháy rừng.
Quảng Bình: Đầu tư hệ thống xử lý nước thải tại các khu công nghiệp còn gặp khó

Quảng Bình: Đầu tư hệ thống xử lý nước thải tại các khu công nghiệp còn gặp khó

Trong điều kiện hạn mức hỗ trợ không còn, ngân sách địa phương khó khăn nên việc bố trí nguồn vốn để xây dựng nhà máy xử lý nước thải tập trung chưa thực hiện.
Sôi động Ngày hội hái quả Mận hậu Mộc Châu 2024

Sôi động Ngày hội hái quả Mận hậu Mộc Châu 2024

Sáng ngày 18/5, tại thị trấn Nông trường Mộc Châu (Sơn La) đã diễn ra Ngày hội hái quả với sự tham dự đông đảo của người dân địa phương và du khách.
Hòa Bình: Người trăn trở tìm đầu ra cho cây mía đường

Hòa Bình: Người trăn trở tìm đầu ra cho cây mía đường

Chị Lê Thị Nhâm, Phó Giám đốc Công ty Tiến Ngân (TP. Hòa Bình) luôn trăn trở làm sao để mở rộng thêm thị trường, tìm đầu ra cho cây mía đường.
Hơn 40 doanh nghiệp tham gia khảo sát Khu du lịch quốc gia Mộc Châu

Hơn 40 doanh nghiệp tham gia khảo sát Khu du lịch quốc gia Mộc Châu

Nhằm phát triển du lịch Mộc Châu xanh và bền vững, tỉnh Sơn La đã tổ chức đoàn khảo sát với gần 40 doanh nghiệp du lịch thuộc Câu lạc bộ lữ hành Unesco Hà Nội.
Sóc Trăng: Đẩy mạnh tuyên truyền về hoạt động sản xuất, kinh doanh vàng trang sức

Sóc Trăng: Đẩy mạnh tuyên truyền về hoạt động sản xuất, kinh doanh vàng trang sức

Sóc Trăng vừa mới tổ chức Hội nghị nhằm tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật về hoạt động sản xuất, gia công và kinh doanh vàng trang sức, mỹ nghệ.
Thừa Thiên Huế: Thành lập Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Hỗ trợ doanh nghiệp

Thừa Thiên Huế: Thành lập Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Hỗ trợ doanh nghiệp

Chiều ngày 17/5, tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức lễ công bố quyết định thành lập Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Hỗ trợ doanh nghiệp.
Thái Bình: Tìm giải pháp tháo gỡ khó khăn cho một loạt dự án nhà ở thương mại

Thái Bình: Tìm giải pháp tháo gỡ khó khăn cho một loạt dự án nhà ở thương mại

Ngày 17/5, UBND tỉnh Thái Bình đã tổ chức cuộc họp thảo luận một số nội dung liên quan đến chủ trương đầu tư một số dự án và quy định về xác định giá đất...
Quảng Ninh:  Đồn Biên phòng Trà Cổ đẩy mạnh đấu tranh chống buôn lậu khu vực biên giới

Quảng Ninh: Đồn Biên phòng Trà Cổ đẩy mạnh đấu tranh chống buôn lậu khu vực biên giới

Thời gian qua, Đồn Biên phòng Trà Cổ đã chủ động triển khai đồng bộ biện pháp đấu tranh với các loại tội phạm, góp phần giữ bình yên khu vực biên giới.
Nam Định: Cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư dự án trăm triệu USD

Nam Định: Cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư dự án trăm triệu USD

Dự án nhà máy giấy bao bì công nghệ cao có tổng vốn đầu tư 100 triệu USD vừa được tỉnh Nam Định cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
Tuyên Quang nỗ lực thực hiện chuyển đổi số

Tuyên Quang nỗ lực thực hiện chuyển đổi số

Năm 2022,Tuyên Quang xếp thứ 48/63 tỉnh, thành về chuyển đổi số, địa phương này đang nỗ lực xây dựng chính quyền số, kinh tế số, xã hội số.
Đà Nẵng: Mời doanh nghiệp tham gia tháng khuyến mại kích cầu mua sắm

Đà Nẵng: Mời doanh nghiệp tham gia tháng khuyến mại kích cầu mua sắm

Tháng khuyến mại kích cầu mua sắm đợt 1 năm 2024 trên địa bàn thành phố Đà Nẵng sẽ diễn ra từ ngày 6/6 đến ngày 8/8/2024.
Quảng Bình: Bố trí nguồn lực sửa chữa các hồ có nguy cơ mất an toàn

Quảng Bình: Bố trí nguồn lực sửa chữa các hồ có nguy cơ mất an toàn

Bố trí nguồn lực phục vụ công tác đầu tư đảm bảo an toàn đập, hồ; ưu tiên duy tu sửa chữa các hồ có nguy cơ mất an toàn trên địa bàn tỉnh Quảng Bình.
Thái Nguyên "mở rộng cửa" đón các nhà đầu tư nước ngoài

Thái Nguyên "mở rộng cửa" đón các nhà đầu tư nước ngoài

Thái Nguyên cam kết hỗ trợ và tạo mọi điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp đến khảo sát, hợp tác, đầu tư tại tỉnh.
Nhận diện thách thức, xây dựng Bà Rịa – Vũng Tàu thành trung tâm kinh tế biển quốc gia

Nhận diện thách thức, xây dựng Bà Rịa – Vũng Tàu thành trung tâm kinh tế biển quốc gia

Hiện nay, có nhiều nút thắt cần được tháo gỡ để Bà Rịa - Vũng Tàu hiện thực hóa mục tiêu trở thành thành trung tâm kinh tế biển quốc gia vào năm 2030.
TP. Hồ Chí Minh: Đầu tư 650 tỷ đồng lắp đặt điện mặt trời áp mái cho 440 trụ sở công

TP. Hồ Chí Minh: Đầu tư 650 tỷ đồng lắp đặt điện mặt trời áp mái cho 440 trụ sở công

Tổng số trụ sở cơ quan, đơn vị công lắp đặt điện mặt trời áp mái là 440 trụ sở với tổng công suất khoảng 43,312 MWp, dự kiến tổng mức đầu tư khoảng 650 tỷ đồng.
Lâm Đồng: Quyết tâm phối hợp giữ vững rừng giáp ranh

Lâm Đồng: Quyết tâm phối hợp giữ vững rừng giáp ranh

Trong mọi tình huống, không chủ quan, lơ là công tác quản lý, bảo vệ rừng tại khu vực giáp ranh giữa tỉnh Lâm Đồng và tỉnh Ninh Thuận.
Lai Châu: Đối thoại, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp kinh doanh vận tải

Lai Châu: Đối thoại, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp kinh doanh vận tải

Lãnh đạo Sở Giao thông vận tải tỉnh Lai Châu đã đổi thoại với các đơn vị quản lý, khai thác bến xe, doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải.
Phú Yên: Dừng thi công dự án nếu phát hiện nguy cơ mất an toàn

Phú Yên: Dừng thi công dự án nếu phát hiện nguy cơ mất an toàn

Phú Yên yêu cầu các đơn vị, địa phương cương quyết dừng thi công xây dựng các dự án, công trình khi phát hiện có nguy cơ mất an toàn.
Lạng Sơn: Tập huấn nâng cao nguồn nhân lực để phát triển sản phẩm OCOP

Lạng Sơn: Tập huấn nâng cao nguồn nhân lực để phát triển sản phẩm OCOP

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lạng Sơn tổ chức hội nghị tập huấn nâng cao nguồn nhân lực cho Chương trình OCOP.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động