Chuỗi sản xuất dần hoàn thiện, xuất khẩu lúa gạo giữ vững vị thế

Chuỗi sản xuất của ngành lúa gạo Việt đang được hoàn thiện mạnh mẽ, góp phần giúp giá trị xuất khẩu không chỉ duy trì tốt trong giai đoạn dịch bệnh mà còn hồi phục ngay khi bước vào bình thường mới.

Thuận lợi tiếp tục đan xen thách thức

Ngay từ đầu năm 2022, các doanh nghiệp lúa gạo đã liên tục đón nhận tin vui khi thị trường hồi phục, dịch bệnh trong nước dần kiểm soát. Điều này giúp giá trị xuất khẩu của ngành lúa gạo tăng trưởng mạnh 45,4% về lượng và tăng 28,2% về trị giá so với tháng 1/2021, đạt lần lượt 505.741 tấn và 246 triệu USD trong tháng 1/2022.

Chuỗi sản xuất dần hoàn thiện, xuất khẩu lúa gạo giữ vững vị thế
Đóng gói gạo xuất khẩu

Trong các tháng sắp tới, nhiều doanh nghiệp lúa gạo cho biết đang tiếp tục nhận được những đơn hàng giá trị cao với số lượng lớn từ nhà nhập khẩu. “Chúng tôi đã liên tục xuất khẩu các đơn hàng cho đối tác trong 2 tháng đầu năm nay. Từ tháng 3 trở đi, chúng tôi sẽ tiếp tục giao khoảng 15.000 tấn gạo 100% tấm sang thị trường Hàn Quốc với giá 369 USD/tấn, cao hơn mức giá bình quân của Việt Nam đang chào bán khoảng 31 USD/tấn. Ngoài thị trường Hàn Quốc, chúng tôi đã có một số hợp đồng đi các nước EU và Châu Á khác”- ông Phạm Thái Bình - Tổng giám đốc Công ty CP Nông nghiệp Công nghệ cao Trung An cho biết.

Tuy vậy, cũng như các ngành hàng khác, doanh nghiệp lúa gạo, nhất là những doanh nghiệp vừa và nhỏ đang phải đối mặt với chi phí đầu vào như cước tàu biển, chi phí vận tải nội địa, giá các loại vật tư nông nghiệp như phân bón, thuốc trừ sâu tăng quá mạnh… khiến chi phí sản xuất bị đội lên, ăn mòn vào lợi nhuận. Việc giá xăng dầu tăng mạnh trong gần 2 tháng đầu năm nay cộng với các chi phí đầu vào như nguyên liệu, cước tàu biển đang ảnh hưởng nặng nề tới hoạt động xuất khẩu của chúng tôi. Bởi lẽ khi giá xăng dầu tăng thì các dịch vụ khác như vận tải trong nước, chi phí nguyên liệu… sẽ lại xu hướng tăng theo, từ đó kéo chi phí sản xuất tăng. Để duy trì sản xuất chúng tôi phải cân đối giảm giá thành hàng hóa ở mức cho phép, đồng thời giảm mua lúa gạo vào thời điểm hiện tại để tránh lỗ”- ông Phan Văn Có - Giám đốc Marketing Công ty TNHH Vrice chia sẻ.

Hoàn thiện chuỗi sản xuất lúa gạo để nâng sức cạnh tranh

Trong bối cảnh đó, theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam, các doanh nghiệp lớn đầu ngành sản xuất lúa gạo đã và đang từng bước hoàn thiện chuỗi giá trị của mình để giảm chi phí sản xuất, nâng cao giá trị hạt gạo. Cụ thể những doanh nghiệp đầu ngành như Lộc Trời, Tân Long, Vinaseed, Trung An… ngoài đầu tư vùng nguyên liệu theo mô hình hợp tác với người nông dân còn đẩy mạnh ứng dụng các công nghệ hiện đại vào canh tác lúa nhằm tạo ra cánh đồng thông minh, giúp tăng năng suất và giảm công sức cho người nông dân.

Chẳng hạn với Tập đoàn Tân Long, vào ngày 8/2/2022 đã cùng UBND tỉnh An Giang, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Kiên Giang ký kết thỏa thuận hợp tác về việc phối hợp xây dựng vùng nguyên liệu lúa gạo đạt chuẩn và phát triển liên kết theo chuỗi giá trị trên địa bàn 2 tỉnh An Giang, Kiên Giang. Theo chia sẻ từ ông Trương Sỹ Bá - Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Tân Long, kế hoạch này được đánh giá là cơ hội thuận lợi giúp người trồng lúa đảm bảo được đầu ra nhờ cơ chế nông dân canh tác theo đơn đặt hàng và định hướng thị trường từ doanh nghiệp; giảm chi phí vật tư nông nghiệp đầu vào; ứng dụng đồng bộ công nghệ - khoa học kỹ thuật tạo nên những cánh đồng thông minh và sản phẩm lúa gạo đạt chất lượng tốt nhất nhờ hệ thống xử lý sau thu hoạch hiện đại.

Hay với Công ty CP Tập đoàn Lộc Trời, vào ngày 9/2 vừa qua ngoài thành lập 2 công ty thành viên đã ký kết mua bán - tài trợ sản xuất 2 triệu tấn lúa trị giá hơn 12 ngàn tỷ đồng trong năm 2022 với các công ty, đại lý nông sản, các ngân hàng. Theo Lộc Trời, đơn hàng 2 triệu tấn lúa và hợp đồng tài trợ 12 ngàn tỷ đồng là minh chứng cho sự tin tưởng của các đối tác trong nước và quốc tế đối với mô hình kinh doanh tổ chức sản xuất quy mô lớn theo đơn hàng của Lộc Trời. Đây cũng là nền tảng để ứng dụng quy trình sản xuất khoa học, giảm lượng giống sử dụng, giảm phân bón - thuốc, quản lý tốt tài nguyên nước, từ đó giảm giá thành, tăng chất lượng, tăng lợi nhuận cho cả nông dân và doanh nghiệp.

Xuất khẩu gạo trong năm 2022 được Hiệp hội Lương thực Việt Nam dự báo vẫn đảm bảo trên 6 triệu tấn. Mục tiêu này đang đi đúng trọng tâm của ngành lúa là giảm sản lượng xuất khẩu và tăng giá trị nhờ vào các chủng loại gạo chất lượng cao, giá cao, giúp tăng kim ngạch xuất khẩu.
Mai Ca
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Xuất khẩu dệt may liệu có “cửa” phục hồi?

Xuất khẩu dệt may liệu có “cửa” phục hồi?

Tháng 4/2024, xuất khẩu dệt may tăng 2,8%, đánh dấu tháng thứ 5 liên tiếp tăng trưởng cùng với tình hình thị trường khởi sắc cho thấy ngành có “cửa” phục hồi.
Phát triển nguồn nhân lực logistics đáp ứng nhu cầu của thị trường

Phát triển nguồn nhân lực logistics đáp ứng nhu cầu của thị trường

Nhu cầu nhân lực chất lượng cao với ngành logistics đòi hỏi việc xây dựng và tổ chức đào tạo cũng như quản lý chuỗi cung ứng theo định hướng ứng dụng.
Xuất khẩu gạo sang EU: Duy trì đà tăng trưởng

Xuất khẩu gạo sang EU: Duy trì đà tăng trưởng

Mặc dù khu vực EU chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng lượng xuất khẩu gạo của Việt Nam nhưng thị trường này tiếp tục duy trì đà tăng trưởng.
Nhiều cơ hội hợp tác phát triển dịch vụ logistics giữa Việt Nam và Trung Quốc

Nhiều cơ hội hợp tác phát triển dịch vụ logistics giữa Việt Nam và Trung Quốc

Sự tăng trưởng vượt bậc của kim ngạch thương mại giữa Việt Nam và Trung Quốc đang mang lại nhiều cơ hội cho hoạt động hợp tác logistics giữa hai bên.
Xuất khẩu gỗ khởi sắc nhưng vẫn đối mặt nhiều nỗi lo

Xuất khẩu gỗ khởi sắc nhưng vẫn đối mặt nhiều nỗi lo

Đơn hàng xuất khẩu gỗ đang tăng trưởng tích cực và đứng thứ 5 kim ngạch thế giới; tuy nhiên, ngành gỗ Việt Nam đang đối mặt với nhiều thách thức lớn.

Tin cùng chuyên mục

Lượng tồn kho đang cạn dần, giá cà phê xuất khẩu bật tăng

Lượng tồn kho đang cạn dần, giá cà phê xuất khẩu bật tăng

4 tháng đầu năm, giá cà phê xuất khẩu tăng 49,1% lên mức 3.389 USD/tấn. Lượng tồn kho cạn dần giúp cà phê tạo mặt bằng mới sau khi lao dốc 2 tuần qua.
Giá sắn xuất khẩu tăng 18% trong 4 tháng

Giá sắn xuất khẩu tăng 18% trong 4 tháng

Theo Tổng cục Hải quan, điểm sáng của mặt hàng sắn là giá xuất khẩu bình quân trong 4 tháng đầu năm đạt 452 USD/tấn, tăng 18% so với cùng kỳ năm trước.
Báo cáo Xuất nhập khẩu Việt Nam: Đề xuất có bản bằng tiếng Anh

Báo cáo Xuất nhập khẩu Việt Nam: Đề xuất có bản bằng tiếng Anh

Báo cáo Xuất nhập khẩu Việt Nam năm 2023 được đánh giá là tài liệu tham khảo quan trọng giúp bắc thêm những nhịp cầu thị trường cho doanh nghiệp.
Phải thiết lập đường dây nóng tại chợ, trung tâm thương mại để tiếp nhận phản ánh của người tiêu dùng

Phải thiết lập đường dây nóng tại chợ, trung tâm thương mại để tiếp nhận phản ánh của người tiêu dùng

Nghị định 55/2024/NĐ-CP quy định rõ việc thiết lập, niêm yết công khai đường dây nóng tại chợ và trung tâm thương mại để tiếp nhận phản ánh của người dân.
Việt Nam nhập gần 4 triệu tấn thép cán nóng sau 4 tháng, gấp 1,5 lần sản xuất trong nước

Việt Nam nhập gần 4 triệu tấn thép cán nóng sau 4 tháng, gấp 1,5 lần sản xuất trong nước

Tháng 4 vừa qua, nhập khẩu thép cán nóng (HRC) vào Việt Nam tiếp tục tăng mạnh, trong đó thép cán nóng nhập khẩu từ Trung Quốc chiếm 71%.
Cơ quan, tổ chức được ủy quyền đã cấp 1.508.142 bộ C/O ưu đãi, trị giá 86,1 tỷ USD

Cơ quan, tổ chức được ủy quyền đã cấp 1.508.142 bộ C/O ưu đãi, trị giá 86,1 tỷ USD

C/O ưu đãi (mẫu E và RCEP) cấp cho hàng hóa Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc đứng đầu với trị giá hơn 19,4 tỷ USD.
Thái Bình: Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến, quảng bá, giới thiệu sản phẩm địa phương

Thái Bình: Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến, quảng bá, giới thiệu sản phẩm địa phương

Những năm qua, tỉnh Thái Bình cũng đã chỉ đạo thực hiện nhiều hoạt động xúc tiến thương mại, mang lại hiệu quả tích cực.
Bộ Công Thương Việt Nam luôn quan tâm các hoạt động xúc tiến thương mại với thị trường Kazakhstan

Bộ Công Thương Việt Nam luôn quan tâm các hoạt động xúc tiến thương mại với thị trường Kazakhstan

Để nâng tầm hợp tác kinh tế Việt Nam - Kazakhstan, cơ quan hai nước cần tích cực hợp tác, tổ chức đa dạng các hoạt động xúc tiến thương mại, đầu tư.
Ngành cao su đối diện với những thách thức gì từ Quy định chống phá rừng của EU?

Ngành cao su đối diện với những thách thức gì từ Quy định chống phá rừng của EU?

EU là khách hàng quan trọng của cao su Việt Nam, tuy nhiên, Quy định chống phá rừng (EUDR) khiến ngành hàng này đối diện với những thách thức không nhỏ.
Khai thác tối đa tiềm năng hợp tác hàng không Việt Nam – Kazakhstan

Khai thác tối đa tiềm năng hợp tác hàng không Việt Nam – Kazakhstan

Hàng không và du lịch được coi là điểm sáng trong quan hệ hợp tác thương mại, du lịch giữa hai nước Việt Nam – Kazakhstan.
Hội chợ triển lãm hàng công nghiệp nông thôn: Cơ hội để các địa phương quảng bá sản phẩm truyền thống

Hội chợ triển lãm hàng công nghiệp nông thôn: Cơ hội để các địa phương quảng bá sản phẩm truyền thống

Hội chợ triển lãm hàng công nghiệp nông thôn tiêu biểu khu vực phía Bắc - Hà Nội 2024 là cơ hội lớn để các địa phương quảng bá sản phẩm truyền thống, tiêu biểu.
"Cầu nối" thúc đẩy xúc tiến thương mại, hợp tác đầu tư Việt - Lào

"Cầu nối" thúc đẩy xúc tiến thương mại, hợp tác đầu tư Việt - Lào

Với nhiều tiềm năng và lợi thế sẵn có, hành trình kết nối xúc tiến thương mại, đầu tư giữa Việt Nam - Lào đã có nhiều khởi sắc.
Giá cà phê Robusta tăng, thị trường cà phê diễn biến ra sao?

Giá cà phê Robusta tăng, thị trường cà phê diễn biến ra sao?

Giá cà phê 2 sàn diễn biến trái chiều trong phiên vừa qua. Giá Robusta tại London giao tháng 7/2024 tăng trong khi giá Arabica giao tháng 7/2024 lại giảm.
Đề nghị doanh nghiệp rà soát xuất khẩu thép không gỉ cán nguội sang Hàn Quốc

Đề nghị doanh nghiệp rà soát xuất khẩu thép không gỉ cán nguội sang Hàn Quốc

Cục Phòng vệ thương mại, Bộ Công Thương khuyến nghị doanh nghiệp rà soát tình hình xuất khẩu thép không gỉ cán nguội sang Hàn Quốc trong giai đoạn 2020 đến nay.
Những mặt hàng công nghiệp chế biến đạt kim ngạch xuất khẩu trên 10 tỷ USD

Những mặt hàng công nghiệp chế biến đạt kim ngạch xuất khẩu trên 10 tỷ USD

Trong khi các mặt hàng xuất khẩu đều giảm trong năm 2023, máy tính, sản phẩm điện tử và linh kiện là điểm sáng khi có tăng trưởng đạt 57,3 tỷ USD.
Khai mạc Hội chợ xúc tiến thương mại nông nghiệp, sản phẩm OCOP Hà Nội năm 2024

Khai mạc Hội chợ xúc tiến thương mại nông nghiệp, sản phẩm OCOP Hà Nội năm 2024

Tiếp nối thành công của các kỳ Hội chợ trước, tối ngày 16/5, HPA tổ chức khai mạc Hội chợ xúc tiến thương mại nông nghiệp, sản phẩm OCOP Hà Nội năm 2024.
Trung Quốc và Lào là 2 thị trường xuất khẩu ớt chính của Việt Nam

Trung Quốc và Lào là 2 thị trường xuất khẩu ớt chính của Việt Nam

Trung Quốc và Lào là 2 thị trường xuất khẩu ớt chính của Việt Nam với sản lượng đạt lần lượt 4.518 tấn và 340 tấn, chiếm đến 95,7% sản lượng xuất khẩu.
Phát triển bền vững logistics và thương mại điện tử: 3 yếu tố mấu chốt

Phát triển bền vững logistics và thương mại điện tử: 3 yếu tố mấu chốt

Theo giới chuyên gia, có 3 yếu tố mấu chốt cho sự phát triển bền vững của logistics và thương mại điện tử, đó là: Nhận thức, nhân lực và xây dựng hệ sinh thái.
Hà Nội: Kết nối tiêu thụ sản phẩm cho các doanh nghiệp, hợp tác xã

Hà Nội: Kết nối tiêu thụ sản phẩm cho các doanh nghiệp, hợp tác xã

Chiều 16/5, HPA đã phối hợp với Liên minh Hợp tác xã TP. Hà Nội tổ chức Hội nghị xúc tiến thương mại, kết nối tiêu thụ sản phẩm cho các DN, hợp tác xã.
Thương mại biên giới: Duy nhất xuất nhập khẩu qua Trung Quốc tăng trưởng dương

Thương mại biên giới: Duy nhất xuất nhập khẩu qua Trung Quốc tăng trưởng dương

Trong tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới đất liền Việt Nam năm 2023, chỉ duy nhất sang Trung Quốc ghi nhận sự tăng trưởng dương.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động