Chống buôn lậu, gian lận thương mại: Không có "vùng cấm" trong đấu tranh

Không có vùng cấm trong đấu tranh chống gian lận thương mại, buôn lậu, sản xuất hàng giả, hàng nhái là những ý kiến được đồng thuận tại tọa đàm sáng 16/12.
Ban Chỉ đạo 389 quốc gia: Mở đợt cao điểm chống buôn lậu, gian lận thương mại dịp Tết Nguyên đán 2023 Ngày 16/12 diễn ra Toạ đàm Chống buôn lậu, hàng giả, hàng nhái, bảo vệ doanh nghiệp, người tiêu dùng

Vi phạm gia tăng trên nhiều "mặt trận"

Sáng 16/12/2022, Toạ đàm “Cao điểm chống buôn lậu, sản xuất hàng giả, hàng nhái, bảo vệ doanh nghiệp, người tiêu dùng” đã được Báo Công Thương tổ chức. Tại đây, quan điểm: Không có “vùng cấm” trong đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại đã được các diễn giả tiếp tục khẳng định, đồng thời đưa ra nhiều giải pháp để có thể ngăn chặn tốt hơn nữa thực trạng này trong thời gian tới.

Theo ông Nguyễn Minh Tuấn- Phó Chánh Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo 389 quốc gia, có thể thấy sau khi Chính phủ chủ trương thích ứng an toàn, linh hoạt và kiểm soát hiệu quả dịch bệnh Covid-19, hoạt động sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu hàng hóa trở lại bình thường nên tình hình buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả có chiều hướng gia tăng trên các tuyến biên giới, vùng biển, hàng không và địa bàn nội địa, với phương thức, thủ đoạn mới và tinh vi hơn.

Chống buôn lậu, gian lận thương mại: Không có

Các mặt hàng lợi dụng để buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả chủ yếu là hàng tiêu dùng, thiết yếu như xăng dầu, khoáng sản, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, gỗ và sản phẩm từ gỗ, vật tư nông nghiệp, sản phẩm và nguyên liệu sản phẩm dược phẩm, thực phẩm chức năng, mỹ phẩm, vật tư y tế, sản phẩm và nguyên liệu may mặc, sắt, thép, vật liệu xây dựng, cơ khí, điện tử, linh kiện điện tử, điện thoại di động, kim khí quý, đá quý, ngoại tệ, rượu, bia, sữa, đường cát, thuốc lá, bánh kẹo và các mặt hàng cấm như ma túy, vũ khí, pháo nổ, vật liệu nổ, động vật hoang dã.

Bên cạnh đó, hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, hoạt động gian lận về thuế, vi phạm về giá, lợi dụng môi trường thương mại điện tử để kinh doanh, vận chuyển, tiêu thụ hàng nhập lậu, hàng không rõ nguồn gốc, xuất xứ, hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng vi phạm quyền sở hữu trí tuệ... tuy không phức tạp nhưng diễn ra trên hầu hết các địa bàn, nhất là ở khu vực đô thị, các địa bàn trọng điểm các tỉnh Yên Bái, Tuyên Quang, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hòa Bình.

Đơn cử, tại 13 tỉnh Lào Cai, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Điện Biên, Lai Châu, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Yên Bái, Bắc Kạn, Cao Bằng, Hòa Bình, Sơn La, Hà Giang, thời gian qua đã ghi nhận 15.631 vụ buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, tăng 46% so với cùng kỳ năm 2021. Các lực lượng chức năng đã xử lý vi phạm hành chính 11.478 vụ, tăng 44,9% so với cùng kỳ năm 2021.

Trong đó, buôn bán, vận chuyển trái phép hàng cấm, lậu là 3.551 vụ; gian lận thương mại, gian lận thuế 9.154 vụ; hàng giả, hàng vi phạm quyền sở hữu trí tuệ 267 vụ. Các địa phương đã khởi tố 2.764 vụ án hình sự, tăng 450% so với cùng kỳ năm 2021, với 3.268 đối tượng, tăng 780% so với cùng kỳ năm 2021; thu nộp ngân sách nhà nước hơn 429,3 tỷ đồng, tăng 45,9% so với cùng kỳ năm 2021.

Với những phương thức, thủ đoạn tinh vi khó lường, tập trung vào một số hành vi như: không khai báo, khai hải quan không đúng với thực tế hàng hóa; che giấu nguồn gốc, tuyến đường của lô hàng; nhập khẩu hàng hóa không đáp ứng điều kiện tiêu chuẩn, quy chuẩn; hàng hóa vi phạm được cất giấu tinh vi, giấu lẫn trong hàng hóa không vi phạm nhằm trốn tránh sự kiểm soát của các cơ quan chức năng trong và ngoài nước; lợi dụng các loại hình tạm nhập tái xuất, vận chuyển hàng hóa để buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới... lợi dụng hoạt động thương mại điện tử để kinh doanh hàng cấm, hàng lậu, hàng không rõ nguồn gốc, xuất xứ, hàng vi phạm quyền sở hữu trí tuệ, gây ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng…

Nêu thực trạng, ông Trần Hữu Linh- Tổng Cục trưởng Tổng cục Quản lý thị trường (Bộ Công Thương) cho biết, từ đầu năm 2022, Bộ Công Thương và các bộ ngành đã dự báo sức mua sẽ tăng cao do trước đó người tiêu dùng đã hình thành thói quen mua hàng trên không gian mạng trong thời điểm dịch Covid -19 diễn ra. Kéo theo đó, đúng như dự báo hàng lậu, hàng giả, sản xuất kinh doanh hàng hoá nội địa sẽ tăng hơn so với các năm trước đây. Cụ thể, trong thời gian qua, lực lượng Quản lý thị trường đã kiểm tra ở nhiều địa phương nhận thấy rằng, vấn nạn hảng giả, gian lận thương mại xuất hiện ở nhiều nơi, ở nhiều địa phương lớn, cả địa bàn hẻo lánh.

Bên cạnh đó, năm 2022, tình trạng hàng lậu vận chuyển qua đường mòn, lối mở hầu như không có. Tuy nhiên, hàng lậu, hàng giả lại chuyển hướng đi theo các cửa khẩu tại miền Trung, Tây Nam Bộ, thậm chí hàng giả còn vận chuyển ra phía Bắc.

Qua công tác kiểm tra tại một số địa phương như: Tuyên Quang, Bình Dương, Thanh Hoá…vẫn tiếp tục phát triển, quy mô có tổ chức hơn, việc đưa hàng lậu vào nội địa với nhiều thủ đoạn tinh vi hơn.

Cách đây 3 tuần, lực lượng chức năng đã bắt giữ số lượng lớn dầu gội đầu, kem dưỡng da giả nhãn hiệu nước ngoài. Qua đấu tranh phát một lượng lớn hàng giả, hàng nhái sản xuất trong nước nhưng lại vận chuyển quay trở lại biên giới để nhập vào Việt Nam.

Nêu thực trạng, ông Vũ Như Hà- Phó Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu (C03)- Bộ Công an thông tin, qua công tác đấu tranh, phối hợp với các lực lượng, Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu cho thấy không chỉ công an mà tất cả các lực lượng đã quyết liệt tấn công, truy quét từ đó đã giải quyết được nhiều vụ việc tại địa bàn nóng như An Giang, Long An, Quảng Ninh.

Đáng chú ý, trong năm 2022, lực lượng công an đã bắt giữ 3670 vụ buôn lậu, buôn bán hàng giả, hàng nhái, trong , trong đó đã khởi tố 1250, tạo sức răn đe phòng ngừa đối với các loại hình tội phạm. Đặc biệt, thời gian qua, các loại hình tội phạm đã dùng nhiều phương thức thủ đoạn tinh vi, phức tạp, có sự cấu kết với tội phạm hình sự như lừa đảo, rửa tiền, vận chuyển mua bán ngoại tệ…đòi hỏi lực lượng phải phối hợp nhiều hơn nữa.

Tập trung giải pháp đấu tranh trước, trong và sau Tết Nguyên đán

Phó Chánh Văn phòng Nguyễn Minh Tuấn cho hay, thời gian tới cần tập trung xây dựng, chỉ đạo tổ chức triển khai thực hiện hiệu quả Kế hoạch cao điểm chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán Quý Mão 2023.

Chủ động nắm chắc diễn biến tình hình; nhận diện phương thức, thủ đoạn hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả; xác định đối tượng, tuyến, địa bàn, mặt hàng trọng điểm cần tập trung lực lượng, phương tiện, biện pháp đấu tranh; xác định trách nhiệm của cơ quan, đơn vị ở trung ương và địa phương trong quản lý, kiểm tra, kiểm soát địa bàn, lĩnh vực.

Trên cơ sở đó triển xây dựng, triển khai các phương án tăng cường lực lượng, phương tiện tuần tra, kiểm soát chặt chẽ trên các tuyến biên giới, cửa khẩu đường bộ, đường sắt, đường sông, đường biển đường hàng không các đường mòn, lối mở, khu vực tập kết hàng hóa gần biên giới để ngăn chặn hàng cấm, hàng giả, hàng kém chất lượng nhập lậu vào nội địa; kiểm soát chặt chẽ các chợ đầu mối, trung tâm thương mại, đại lý, cửa hàng tạp hóa, sàn giao dịch thương mại điện tử, mua, bán qua mạng... kịp thời phát hiện các hành vi lợi dụng để kinh doanh, vận chuyển hàng cấm, hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng vi phạm quyền sở hữu trí tuệ..., tập trung vào hàng hóa nhập khẩu có điều kiện, hàng hóa có thuế suất cao, hàng cấm, hàng giả, hàng phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong dịp Tết Nguyên đán như pháo nổ, thuốc lá, xăng dầu, khoáng sản, kim khí quý, ngoại tệ, hàng điện tử, điện thoại, thời trang cao cấp, thực phẩm, rượu, bia, bánh kẹo, hoa quả, dược phẩm, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, gia súc, gia cầm…;

Thành lập các đoàn công tác liên ngành triển khai nắm tình hình, kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn các lực lượng đơn vị, địa phương tổ chức đấu tranh hiệu quả với các hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả thuộc lĩnh vực, địa bàn quản lý, phụ trách.

Về phía Văn phòng Thường trực sẽ thực hiện các đoàn làm việc tại các Bộ, ngành, địa phương đôn đốc việc triển khai thực hiện Kế hoạch cao điểm này. Văn phòng Thường trực là đầu mối tiếp nhận thông tin, điều phối các lực lượng để tạo sự gắn kết trong việc thực hiện các nhiệm vụ được xác định tại Kế hoạch; kịp thời tham mưu, đề xuất lãnh đạo Ban Chỉ đạo 389 quốc gia chỉ đạo, xử lý những vấn đề vướng mắc phát sinh trong quá trình triển khai, thực hiện.

Liên quan đến thương mại điện tử, hiện thương mại điện tử là xu thế phát triển tất yếu trong hoạt động kinh doanh thương mại, vấn đề của chúng ta là tìm cách hạn chế tối đa mặt tiêu cực, hạn chế được tội phạm. Các loại hình tội phạm không chỉ là buôn bán hàng giả, mà còn có những tội phạm như trốn thuế, lừa đảo vì vậy, chúng tôi cho rằng cần phải có sự phối kiểm soát chặt chẽ hàng hoá từ khâu sản xuấ, trung gian rồi đến người tiêu dùng.

“Đối với loại hình này, do đặc thù có nhiều đối tác tham gia, các cơ quan phải hoàn thiện thể chế, chính sách, xác định rõ chủ thể của các đơn vị tham gia từ nhà mạng, nhà sản xuất, trách nhiệm của người tiêu dùng. Thời gian tới, các lực lượng chức năng như Công an, Quản lý thị trường, Thuế, Hải quan, các hiệp hội ngành hàng cần phải có sự phối hợp chặt chẽ với nhau hơn nữa, là vấn đề rất bức thiết đặt ra trong thời gian tới”- Phó Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu nhấn mạnh.

Thực hiện chỉ đạo, C03 đã ban hành kế hoạch triển khai tới 63 tỉnh thành đẩy mạnh thực hiện các giải pháp trong giai đoạn cao điểm dịp cuối năm và Tết Nguyên đán, tiếp tục tham mưu hoàn thiện thể chế chính sách, bịt chặt lỗ hổng trong quy định để các đối tượng tội phạm không thể lợi dụng.

Đồng thời, chủ động phát động, chủ trì triển khai nhiều hoạt động, chuyên án để triệt phá các đường dây buôn lậu trên các tuyến, tập trung vào địa bàn trọng điểm, sản phẩm trọng điểm.

Khẳng định nhiệm vụ của lực lượng C03, ông Vũ Như Hà cho hay: Cục cũng phối hợp chặt chẽ với các lực lượng chức năng công tác tuần tra, kiểm soát; đồng thời, tập trung trọng tâm vào các loại mặt hàng trọng điểm là hàng cấm, hàng có giá trị lớn, thuế suất cao, hàng xuất nhập khẩu có điều kiện…; loại hình xuất nhập khẩu trọng điểm như gia công, sản xuất xuất khẩu, đầu tư miễn thuế, vận chuyển độc lập, hàng hóa tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập, chuyển cửa khẩu, quá cảnh và hàng hóa gửi kho ngoại quan… tại các cửa khẩu, các tuyến trọng điểm nhằm phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời, có hiệu quả các hành vi buôn lậu. “Mặt khác, Cục sẽ đẩy nhanh công tác điều tra, nhất là vụ buôn lậu vàng, đô la, sớm đưa ra xét xử để có tính răn đe, nâng cao nhận thức trong toàn thể xã hội đối với vấn nạn hàng giả, hàng nhái”- ông Vũ Như Hà nhấn mạnh.

Về phía Tổng cục Quản lý thị trường, ông Trần Hữu Linh chia sẻ, Tổng cục đã ban hành Kế hoạch số 10/KH-TCQLTT cao điểm chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả các tháng cuối năm 2022, dịp trước, trong và sau tết Nguyên đán Quý Mão 2023. Trong đó, yêu cầu cục quản lý thị trường các tỉnh, thành phố xác định tuyến, địa bàn, đối tượng, mặt hàng trọng điểm, từ đó xây dựng kế hoạch, phương án cụ thể để triển khai hiệu quả các văn bản chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo 389 quốc gia, Bộ Công Thương, Tổng cục Quản lý thị trường trong đợt cao điểm; tập trung thực hiện hiệu quả Kế hoạch đấu tranh, phòng, chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc, xuất xứ, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ giai đoạn 2021-2025.

Nhóm phóng viên
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: thương mại điện tử

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Đề xuất Quốc hội phê chuẩn Văn kiện gia nhập CPTPP của Vương quốc Anh tại Kỳ họp thứ 7

Đề xuất Quốc hội phê chuẩn Văn kiện gia nhập CPTPP của Vương quốc Anh tại Kỳ họp thứ 7

Thường trực Ủy ban Đối ngoại nhất trí với đề xuất Quốc hội phê chuẩn Văn kiện gia nhập CPTPP của Vương quốc Anh tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV.
Điều tra, xử lý nghiêm minh các trường hợp tàu cá vi phạm quy định về VMS

Điều tra, xử lý nghiêm minh các trường hợp tàu cá vi phạm quy định về VMS

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu Bộ Công an xử kịp thời phát hiện, điều tra, xử lý nghiêm minh, triệt để các tàu cá vi phạm về VMS.
Đề nghị giải quyết dứt điểm tình trạng lãng phí tài nguyên đất đai

Đề nghị giải quyết dứt điểm tình trạng lãng phí tài nguyên đất đai

Đề nghị giải quyết dứt điểm tình trạng lãng phí tài nguyên đất đai của các dự án chậm đưa vào sử dụng, để hoang hóa, hay bị dừng thực hiện sau thanh kiểm tra...
Chỉnh huấn cán bộ theo ngôn ngữ dân gian của Tổng Bí thư

Chỉnh huấn cán bộ theo ngôn ngữ dân gian của Tổng Bí thư

Sử dụng thành ngữ, tục ngữ, hò vè để chấn chỉnh thói hư, tật xấu một số cán bộ, đảng viên là phong cách huấn thị vừa dễ nhớ,thâm thúy mà sâu sắc của Tổng Bí thư
Quyền Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân tiếp các Đại sứ trình Quốc thư

Quyền Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân tiếp các Đại sứ trình Quốc thư

Sáng 15/5, tại Phủ Chủ tịch, Quyền Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân đã tiếp các Đại sứ Armenia, New Zealand, Thổ Nhĩ Kỳ và Peru đến trình Quốc thư.

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng Chính phủ: Khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo là nguồn tài nguyên vô tận

Thủ tướng Chính phủ: Khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo là nguồn tài nguyên vô tận

Theo Thủ tướng, nếu các nguồn tài nguyên thiên nhiên là hữu hạn, ngày càng khan hiếm, thì khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo là nguồn tài nguyên vô tận.
Thông tin mới về nội dung Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV

Thông tin mới về nội dung Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV

Sáng 15/5, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về việc chuẩn bị Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV và tổng kết Kỳ họp bất thường lần thứ 7, Quốc hội khóa XV.
Giải quyết, trả lời kiến nghị của cử tri đạt 99,5%

Giải quyết, trả lời kiến nghị của cử tri đạt 99,5%

Sáng 15/5, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về báo cáo kết quả giám sát việc giải quyết, trả lời kiến nghị của cử tri gửi đến Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV
Cử tri, nhân dân lo lắng về giá vàng liên tục biến động và tăng cao

Cử tri, nhân dân lo lắng về giá vàng liên tục biến động và tăng cao

Cử tri và nhân dân cũng lo lắng giá vàng liên tục biến động và tăng cao sẽ tác động xấu đến nền kinh tế và đời sống người dân.
Thủ tướng Phạm Minh Chính tham dự Lễ chào mừng Ngày Khoa học và Công nghệ Việt Nam

Thủ tướng Phạm Minh Chính tham dự Lễ chào mừng Ngày Khoa học và Công nghệ Việt Nam

Ngày 15/5/2024, tại Hà Nội, Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Lễ chào mừng Ngày Khoa học và Công nghệ Việt Nam 18/5 và Kỷ niệm 65 năm thành lập (1959- 2024).
Tiểu ban Văn kiện Đại hội XIV của Đảng làm việc với Tỉnh ủy Kiên Giang

Tiểu ban Văn kiện Đại hội XIV của Đảng làm việc với Tỉnh ủy Kiên Giang

Đoàn công tác Tiểu ban Văn kiện Đại hội XIV của Đảng vừa có buổi khảo sát và làm việc tại tỉnh Kiên Giang.
Kỷ luật Bộ trưởng, nguyên Bộ trưởng Lao động-Thương binh và Xã hội

Kỷ luật Bộ trưởng, nguyên Bộ trưởng Lao động-Thương binh và Xã hội

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký các Quyết định thi hành kỷ luật Bộ trưởng, nguyên Bộ trưởng Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội.
Vì sao phải lùi thời gian hoàn thành Cầu Đại Ngãi nối Trà Vinh và Sóc Trăng?

Vì sao phải lùi thời gian hoàn thành Cầu Đại Ngãi nối Trà Vinh và Sóc Trăng?

Bộ Giao thông vận tải (GTVT) vừa báo cáo Thủ tướng Chính phủ về tiến độ thực hiện dự án cầu Đại Ngãi trên quốc lộ 60, nối tỉnh Sóc Trăng và Trà Vinh.
4 chính sách đề xuất mới phù hợp thực tiễn của tỉnh Nghệ An

4 chính sách đề xuất mới phù hợp thực tiễn của tỉnh Nghệ An

Chiều 14/5, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm bổ sung một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tỉnh Nghệ An.
Đề xuất chính sách phát triển lĩnh vực vi mạch bán dẫn, trí tuệ nhân tạo tại Đà Nẵng

Đề xuất chính sách phát triển lĩnh vực vi mạch bán dẫn, trí tuệ nhân tạo tại Đà Nẵng

Trong các chính sách đặc thù phát triển thành phố Đà Nẵng đề xuất thực hiện thí điểm, có chính sách phát triển lĩnh vực vi mạch bán dẫn, trí tuệ nhân tạo.
Thủ tướng: Kinh tế xanh, kinh tế số sẽ là đột phá trong quan hệ Việt Nam - Trung Quốc

Thủ tướng: Kinh tế xanh, kinh tế số sẽ là đột phá trong quan hệ Việt Nam - Trung Quốc

Sáng 14/5, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì tọa đàm với Đoàn 19 Tập đoàn hàng đầu của Trung Quốc về phát triển kinh tế xanh, kinh tế số.
Việt Nam kêu gọi lệnh ngừng bắn ở Gaza, ủng hộ Nhà nước Palestine sớm được gia nhập Liên Hợp Quốc

Việt Nam kêu gọi lệnh ngừng bắn ở Gaza, ủng hộ Nhà nước Palestine sớm được gia nhập Liên Hợp Quốc

Tại phiên họp khẩn về tình hình Trung Đông và vấn đề Palestine, Việt Nam ủng hộ nghị quyết Đại hội đồng về vấn đề thành viên Liên Hợp Quốc của Palestine.
Tạo bước chuyển biến mạnh mẽ, toàn diện trong phát triển văn hóa

Tạo bước chuyển biến mạnh mẽ, toàn diện trong phát triển văn hóa

Sáng 14/5, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025-2035.
Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo khẩn trương khắc phục sự cố hầm lò tại Quảng Ninh

Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo khẩn trương khắc phục sự cố hầm lò tại Quảng Ninh

Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo khẩn trương khắc phục sự cố hầm lò xảy ra tại TP. Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh làm chết 03 công nhân và bị thương 01 công nhân.
Đầu tư, sản xuất, kinh doanh phải bảo đảm các điều kiện an toàn về phòng cháy

Đầu tư, sản xuất, kinh doanh phải bảo đảm các điều kiện an toàn về phòng cháy

Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ sẽ bổ sung quy định cụ thể hơn về trách nhiệm, yêu cầu trong hoạt động đầu tư, sản xuất, kinh doanh
Vẫn vững vàng 2 trụ cột công nghiệp và thương mại

Vẫn vững vàng 2 trụ cột công nghiệp và thương mại

Ngày này cách đây 73 năm, Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà đã ký Sắc lệnh số 21/SL đổi tên Bộ Kinh tế thành Bộ Công Thương.
Cháy trung tâm thương mại Ba Lan: Kịp thời đồng hành, hỗ trợ người Việt Nam

Cháy trung tâm thương mại Ba Lan: Kịp thời đồng hành, hỗ trợ người Việt Nam

Bộ Ngoại giao chỉ đạo Đại sứ quán Việt Nam tại Ba Lan đồng hành hỗ trợ bà con gặp khó khăn, phối hợp với cơ quan sở tại để đảm bảo quyền lợi cho người Việt Nam.
Tổ chức Hội nghị Hội đồng Tư vấn về Văn hóa - Xã hội năm 2024

Tổ chức Hội nghị Hội đồng Tư vấn về Văn hóa - Xã hội năm 2024

Chiều ngày 13/5, tại tỉnh Phú Thọ, Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam đã tổ chức Hội nghị Hội đồng Tư vấn về Văn hóa - Xã hội năm 2024.
Phó Thủ tướng: Không làm thay, đùn đẩy trách nhiệm trong đổi mới công ty nông, lâm nghiệp

Phó Thủ tướng: Không làm thay, đùn đẩy trách nhiệm trong đổi mới công ty nông, lâm nghiệp

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái yêu cầu trong sắp xếp, đổi mới công ty nông, lâm nghiệp, khó khăn ở cấp nào, cấp đó phải đứng ra xử lý; không làm thay.
Đoàn Tiểu ban Văn kiện Đại hội XIV làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy An Giang

Đoàn Tiểu ban Văn kiện Đại hội XIV làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy An Giang

Ngày 13/5, thực hiện kế hoạch công tác, Đoàn Tiểu ban Văn kiện Đại hội XIV đã có buổi làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy An Giang.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động