Chợ truyền thống buôn bán ế ẩm vì bán hàng online phát triển

Thói quen mua bán hàng trên mạng đã làm thay đổi bức tranh sôi động, nhộn nhịp thường thấy trước kia ở các khu chợ truyền thống.
Người bán hàng online nợ thuế sẽ bị công khai trên truyền thông và cấm xuất cảnh Từ chuyện Shopee cho trả hàng trong 15 ngày: Khi bán hàng online không còn là “miếng bánh” dễ ăn

Mấy năm trở lại đây, internet phát triển nhanh, đặc biệt từ sau dịch Covid-19, thói quen tiêu dùng, mua sắm của người dân thay đổi rõ rệt. Một bộ phận lớn người tiêu dùng hình thành thói quen mua, bán hàng online.

Mua hàng online được nhiều người lựa chọn

Thói quen mua bán hàng trên mạng đã làm thay đổi bức tranh sôi động, nhộn nhịp thường thấy trước kia ở các khu chợ truyền thống. Ở các chợ truyền thống không còn khung cảnh tấp nập người mua, người bán như trước. Đặc biệt, ở hai chợ đầu mối lớn của Hà Nội là chợ Đồng Xuân và chợ Hôm giờ khách vắng đi nhiều, cảnh nhộn nhịp không còn thấy nữa, thay vào đó là cảnh các tiểu thương ngồi nhàn rỗi lướt điện thoại.

Chợ truyền thống buôn bán ế ẩm vì bán hàng online phát triển
Chợ Đồng Xuân, một trong các chợ truyền thống lớn của Hà Nội. Ảnh Kim Xuyến

Đến chợ Đồng Xuân lúc 11 giờ trưa một ngày đầu tháng 5, không khó để tìm cho mình một chỗ đỗ xe thoải mái. Trong chợ số lượng người bán nhiều hơn người mua, thi thoảng có những tốp khách du lịch qua lại nhưng phần lớn họ cũng chỉ thăm thú, xem chứ mua hàng rất ít.

“Ế lắm!” là câu trả lời của nhiều tiểu thương đang kinh doanh tại chợ Đồng Xuân và chợ Hôm khi được hỏi về tình hình buôn bán gần đây ra sao.

Chị Thủy – một hộ kinh doanh quần áo ở chợ Đồng Xuân than vãn: “Giờ buôn bán chán lắm, khách bây giờ họ ngồi một chỗ mua hàng online nhiều chả mấy người còn đi chợ nữa nên hàng bán mỗi ngày chả đáng bao nhiêu”. Chị Thủy cũng chia sẻ thêm: Chưa có bao giờ bán hàng chán như hai năm trở lại đây, cứ tình trạng này không biết tiểu thương trong chợ có thể duy trì việc kinh doanh thêm bao lâu nữa.

Chợ truyền thống buôn bán ế ẩm vì bán hàng online phát triển
Chợ Đồng Xuân vắng khách mua hàng. Ảnh Kim Xuyến

Thêm một điều khó cho tiểu thương ở các khu chợ truyền thống là họ mất nhiều chi phí vào mặt bằng, vận chuyển, bến bãi nên giá thành khó có thể cạnh tranh được với các hộ kinh doanh online.

Một gian hàng ở chợ Đồng Xuân nằm ở tầng 1 có vị trí đẹp giá thuê trước đây vào khoảng 20 triệu đồng/tháng, giờ đây giá đã giảm đi non nửa nhưng cũng không có người thuê mới. Anh Bình - một người trông giữ xe ở chợ Đồng Xuân cho biết: “Nhiều tiểu thương ở đây nhờ rao bán quầy mà cũng chưa tìm được người mua. Giờ người ta sang Ninh Hiệp với mua online hết có đi chợ mấy đâu nên ở đây vắng lắm” - anh Bình chia sẻ.

Một chiếc áo phông bình thường bán lẻ ở chợ Đồng Xuân có giá từ 100.000 đồng đến 160.000 đồng trong khi đó mua trên mạng cũng với mẫu mã và chất liệu như vậy chỉ khoảng 70.000 đồng – 120.000 đồng được giao đến tận nơi. Sự khác biệt về giá cả và sự tiện lợi càng làm cho mô hình kinh doanh truyền thống ít có sức cạnh tranh với các hình thức bán hàng online.

“Khách mua hàng ít, hàng hóa bán chậm nên người buôn bán ở đây giờ bán hàng chỉ đủ ăn chứ không còn làm giàu như trước kia nữa” - Bà Oanh - một người bán nước lâu năm ở chợ Hôm nói.

Chợ truyền thống không đủ sức cạnh tranh với mua bán online

Tình trạng buôn bán ế ẩm không chỉ ở các chợ đầu mối, các chợ nhỏ ở ven đô cũng rơi vào tình cảnh tương tự. Cô Nhung – một người bán vải ở chợ Canh (xã Vân Canh – huyện Hoài Đức, Hà Nội) hay về chợ Đồng Xuân lấy hàng cho biết: Giờ buôn bán ế ẩm lắm! Trước kia mỗi tháng cô về chợ Đồng Xuân lấy hàng 7 – 10 lần, giờ đây tháng chỉ về 1 - 2 lần. “Hàng bán chậm cũng chán lắm nhưng mình làm nghề này mấy chục năm quen rồi giờ cũng chẳng biết làm gì nên cứ duy trì vậy thôi”. Cô Nhung chia sẻ.

Chợ truyền thống buôn bán ế ẩm vì bán hàng online phát triển
Tiểu thương ngồi nhàn rỗi lướt điện thoại. Ảnh Kim Xuyến

Phương thức kinh doanh kiểu cũ đã ngấm sâu vào tiểu thương ở các khu chợ truyền thống. Thay đổi thói quen để hội nhập với xu hướng phát triển kinh tế thị trường cần một lộ trình dài đòi hỏi các cơ quan chức năng và các tiểu thương nỗ lực nhiều hơn nữa. Trong đó, các tiểu thương cần thay đổi tư duy bán hàng, thay đổi cách phục vụ, tiếp cận và học hỏi công nghệ để nâng cao chất lượng dịch vụ và doanh số bán hàng.

Giới trẻ ngày nay được tiếp xúc sớm với công nghệ thông tin nên việc ứng dụng vào công việc và cuộc sống nhanh nhậy hơn cũng là một ưu thế. Còn những người kinh doanh theo kiểu truyền thống thường rơi vào lứa tuổi trung niên thậm chí là người cao tuổi nên việc kinh doanh online với họ đúng là một rào cản khó có thể vượt qua.

Đại diện Ban quản lý chợ Hôm chia sẻ: Các tiểu thương ở đây phần lớn là những người trung niên hoặc đã cao tuổi nên trình độ và hiểu biết của họ về internet rất hạn chế. Hướng dẫn họ nộp thuế qua điện thoại đã khó nói gì đến buôn bán online.

Phải thừa nhận rằng bán hàng online đang là xu thế ưu việt được nhiều người lựa chọn. Khi mua hàng online khách hàng được hưởng những tiện ích mà kiểu mua hàng truyền thống chưa làm được đó là giá cả cạnh tranh và công khai, mua bán tiện lợi mọi lúc, mọi nơi chỉ bằng một chiếc điện thoại, chất lượng hàng hóa được đảm bảo, không ưng có thể trả lại mà không mất phí, giao hàng nhanh chóng và thuận tiện… Những điều này càng làm cho tương lai của các chợ truyền thống thêm phần ảm đạm.

Để hạn chế tình trạng buôn bán ế ẩm của các tiểu thương cũng như làm sống lại những nét văn hóa truyền thống đã thành thói quen bao đời của người Việt, thiết nghĩ, cần có những giải pháp tháo gỡ tình trạng khó khăn cho các chợ truyền thống. Các cơ quan chức năng cần phát huy những sáng kiến, ý tưởng kết hợp giữa truyền thống và hiện đại, đẩy mạnh tuyên truyền, tập huấn cho các tiểu thương thay đổi thói quen phục vụ, từng bước nâng cao hiểu biết về công nghệ thông tin… Các Ban Quản lý chợ cần tăng cường hướng dẫn tiểu thương và đưa ra những chương trình, mục tiêu hành động cụ thể để chợ truyền thống lại hấp dẫn người mua theo một cách mới riêng.

Gia Hân
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: hộ kinh doanh

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Ứng dụng công nghệ trong hoạt động logistics: Giúp doanh nghiệp tăng năng suất, giảm chi phí

Ứng dụng công nghệ trong hoạt động logistics: Giúp doanh nghiệp tăng năng suất, giảm chi phí

Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động logistics không chỉ giúp doanh nghiệp giảm chi phí sản xuất mà còn phát triển bền vững.
Chuyển đổi số trong logistics - chìa khóa cho phát triển thương mại điện tử và nền kinh tế

Chuyển đổi số trong logistics - chìa khóa cho phát triển thương mại điện tử và nền kinh tế

Ứng dụng công nghệ, chuyển đổi số trong logistics chính là chìa khóa cho phát triển thương mại điện tử và nền kinh tế.
Ứng dụng công nghệ để phát triển ngành Thương mại điện tử và Logistics hiện đại, bền vững

Ứng dụng công nghệ để phát triển ngành Thương mại điện tử và Logistics hiện đại, bền vững

Ngày 16/5, Bộ Công Thương tổ chức hội thảo ‘‘Ứng dụng công nghệ để phát triển ngành Thương mại điện tử và Logistics hiện đại, bền vững’’.
Giới thiệu Sàn thương mại điện tử 3 tỉnh Bình Thuận - Ninh Thuận - Lâm Đồng

Giới thiệu Sàn thương mại điện tử 3 tỉnh Bình Thuận - Ninh Thuận - Lâm Đồng

Sở Công Thương Bình Thuận đã phối hợp tổ chức Hội nghị giới thiệu Sàn thương mại điện tử 3 tỉnh Bình Thuận - Ninh Thuận - Lâm Đồng

Tin cùng chuyên mục

Ẩn số phiên livestream 100 tỷ đồng: Người trong nghề "bóc" tỷ lệ huỷ đơn

Ẩn số phiên livestream 100 tỷ đồng: Người trong nghề "bóc" tỷ lệ huỷ đơn

Phiên livestream của chủ kênh Quyền Leo Daily với tổng doanh thu đạt hơn 100 tỷ đồng chỉ 17 giờ tạo ra kỷ lục mới cho ngành thương mại điện tử.
Cục thuế TP. Hà Nội nói gì về lùm xùm tiếp thị liên kết của Shopee?

Cục thuế TP. Hà Nội nói gì về lùm xùm tiếp thị liên kết của Shopee?

Lùm xùm chính sách tiếp thị liên kết của Shopee khiến các đối tác có nguy cơ bị truy thu thuế lũy tiến tới 35%, đại diện Cục thuế TP. Hà Nội nói gì?
Hà Nội xử lý 921 tổ chức, cá nhân kinh doanh thương mại điện tử

Hà Nội xử lý 921 tổ chức, cá nhân kinh doanh thương mại điện tử

Cục Thuế thành phố Hà Nội đã rà soát, kiểm tra 1.749 tổ chức, cá nhân theo chuyên đề thương mại điện tử, xử lý 921 tổ chức, cá nhân; tăng thu 104 tỷ đồng.
Cuộc thi tìm hiểu pháp luật về căn cước, định danh và xác thực điện tử của Việt Nam

Cuộc thi tìm hiểu pháp luật về căn cước, định danh và xác thực điện tử của Việt Nam

Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số vừa có công văn tuyên truyền cuộc thi tìm hiểu pháp luật về căn cước, định danh và xác thực điện tử của Việt Nam.
Thương mại điện tử xuyên biên giới và những thách thức với hàng Việt

Thương mại điện tử xuyên biên giới và những thách thức với hàng Việt

Liên doanh liên kết tạo sức mạnh cộng đồng doanh nghiệp Việt, chú trong thị trường nội địa gắn với xuất khẩu trực tiếp, qua các trang thương mại điện tử...
Thương mại điện tử: Cơ hội đưa nông sản Việt vươn xa

Thương mại điện tử: Cơ hội đưa nông sản Việt vươn xa

Kết nối tiêu thụ, tạo đầu ra cho nông sản qua sàn thương mại điện tử được quan tâm đẩy mạnh nhằm tăng cơ hội xuất khẩu, đưa nông sản Việt “vươn xa”.
Thách thức về liên kết vùng, tính bền vững trong thương mại điện tử

Thách thức về liên kết vùng, tính bền vững trong thương mại điện tử

Theo các chuyên gia, tương phản với sự tăng trưởng nhanh về quy mô của thương mại điện tử là tính không bền vững, thiếu sự liên kết giữa các vùng.
Dự báo thương mại điện tử tiếp tục tăng trưởng mạnh trong quý 2/2024

Dự báo thương mại điện tử tiếp tục tăng trưởng mạnh trong quý 2/2024

Theo các tổ chức nhận định, lĩnh vực thương mại điện tử nước ta tiếp tục phát triển mạnh mẽ và dự báo tiếp tục tăng trưởng trong quý 2/2024.
Doanh nghiệp Việt tìm cơ hội tăng trưởng trên thương mại điện tử

Doanh nghiệp Việt tìm cơ hội tăng trưởng trên thương mại điện tử

Hội thảo "Mật Mã Ecom: Mở lối tăng trưởng trên thương mại điện tử" vừa được tổ chức thành công với sự tham gia của hơn 100 doanh nghiệp.
Bắc Giang: Hỗ trợ tối đa để các hợp tác xã phát triển hơn nữa

Bắc Giang: Hỗ trợ tối đa để các hợp tác xã phát triển hơn nữa

Toàn tỉnh Bắc Giang có 1.116 hợp tác xã, việc tiếp cận nguồn vốn của các hợp tác xã hiện được tỉnh Bắc Giang quan tâm nên đã phát huy được hiệu quả kinh tế.
VECOM công bố báo cáo chỉ số thương mại điện tử Việt Nam (EBI) năm 2024

VECOM công bố báo cáo chỉ số thương mại điện tử Việt Nam (EBI) năm 2024

Theo VECOM, TP. Hồ Chí Minh tiếp tục dẫn đầu xếp hạng Chỉ số Thương mại điện tử Việt Nam 2024 với 87 điểm. Đứng thứ hai là Hà Nội với 84,3 điểm.
Gen Z ưu tiên ứng dụng thương mại điện tử để tìm kiếm thông tin mua sắm

Gen Z ưu tiên ứng dụng thương mại điện tử để tìm kiếm thông tin mua sắm

Có đến 50% người dùng Gen Z thường xuyên truy cập các nền tảng thương mại trên mạng xã hội đã dịch chuyển sang trang thương mại điện tử để mua sắm.
Hội nghị Thúc đẩy liên kết vùng trong phát triển thương mại điện tử tại Điện Biên, các tỉnh vùng Tây Bắc

Hội nghị Thúc đẩy liên kết vùng trong phát triển thương mại điện tử tại Điện Biên, các tỉnh vùng Tây Bắc

Sáng nay (ngày 20/4) diễn ra Hội nghị Thúc đẩy liên kết vùng trong phát triển thương mại điện tử tại Điện Biên và các tỉnh vùng Tây Bắc.
Cách nào để nông sản duy trì “đất sống” trên sàn thương mại điện tử?

Cách nào để nông sản duy trì “đất sống” trên sàn thương mại điện tử?

Mặc dù sàn thương mại điện tử được nhận định là giải pháp cứu tinh cho nông sản nhưng để nông sản lên sàn trụ vững còn nhiều việc phải làm.
Kỳ cuối:

Kỳ cuối: 'Rút ngắn' khoảng cách thương mại xuyên biên giới

Để hiện thực hoá giấc mơ đưa hàng Việt xuyên biên giới cần bản lĩnh "dám mơ lớn" của chính doanh nghiệp và sự hỗ trợ từ cơ quan quản lý Nhà nước và Chính phủ.
Kỳ 3: Hành trình đưa sản phẩm Việt ra thế giới

Kỳ 3: Hành trình đưa sản phẩm Việt ra thế giới

Từ doanh thu tăng trưởng vượt mong đợi, doanh nghiệp cho rằng, sàn thương mại điện tử đóng vai trò quan trọng trong hành trình đưa sản phẩm Việt ra quốc tế.
Vì sao Tim Cook coi Việt Nam là mắt xích quan trọng trong chuỗi cung ứng của Apple?

Vì sao Tim Cook coi Việt Nam là mắt xích quan trọng trong chuỗi cung ứng của Apple?

Chuyến thăm gần đây của Giám đốc điều hành Tim Cook ngày càng chứng tỏ tầm quan trọng của Việt Nam trong chuỗi cung ứng của Apple.
Kỳ 2: "Giai đoạn vàng" để xuất khẩu trực tuyến tăng tốc

Kỳ 2: "Giai đoạn vàng" để xuất khẩu trực tuyến tăng tốc

Xuất khẩu trực tuyến-thương mại điện tử xuyên biên giới đang mở ra cơ hội cho doanh nghiệp tiếp cận thị trường toàn cầu, là thời cơ 'vàng' để hàng Việt vươn xa.
Ngành thuế quyết liệt truy thu nợ thuế trên các sàn thương mại điện tử, livestream

Ngành thuế quyết liệt truy thu nợ thuế trên các sàn thương mại điện tử, livestream

Để hoàn thành nhiệm vụ cả năm, ngành thuế sẽ đẩy mạnh truy thu nợ thuế, gia tăng quản lý thuế trên các sàn thương mại, kinh doanh trực tuyến, livestream...
Thúc đẩy xúc tiến thương mại, phân phối hàng hóa qua nền tảng số

Thúc đẩy xúc tiến thương mại, phân phối hàng hóa qua nền tảng số

Đó là yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ tại Nghị quyết số 44/NQ-CP phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3 năm 2024 và Hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động