Bộ Công Thương gửi thẩm định Nghị định về cơ chế mua bán điện trực tiếp

Bộ Công Thương vừa có văn bản gửi Bộ Tư pháp thẩm định dự thảo Nghị định về cơ chế mua bán điện trực tiếp (cơ chế DPPA).
Bộ Công Thương họp Ban soạn thảo, Tổ biên tập xây dựng Nghị định về DPPA Cơ chế mua bán điện trực tiếp: Thúc đẩy phát triển năng lượng tái tạo và thị trường điện cạnh tranh

Triển khai nhiệm vụ tại Nghị quyết số 103/2023/QH15 ngày 09 tháng 11 năm 2023 của Quốc hội về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024 và các chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, ngày 09 tháng 4 năm 2024, Bộ Công Thương đã ký quyết định thành lập Ban soạn thảo, Tổ biên tập Nghị định quy định cơ chế mua bán điện trực tiếp giữa đơn vị phát điện và khách hàng sử dụng điện lớn (cơ chế DPPA).

Ngày 10/4 đã họp lần thứ nhất, thảo luận và hoàn thiện Dự thảo 1 Nghị định của Chính phủ quy định cơ chế DPPA sau khi nhận được 14 văn bản góp ý từ các thành viên Ban soạn thảo, Tổ biên tập. Ngay sau đó, đã hoàn thiện dự thảo 2 và đăng công khai trên các trang website, đồng thời gửi lấy ý kiến các bộ, ngành cơ quan liên quan vào ngày 16/4.

Ngày 23/4, tiếp tục họp, thảo luận, rà soát, bổ sung Dự thảo 2 Nghị định trên cơ sở ý kiến góp ý của các thành viên Ban soạn thảo, Tổ biên tập. Ngày 24/4, Bộ Công Thương đã tổ chức Hội thảo tham vấn ý kiến với các đơn vị liên quan.

Theo báo cáo của Cục Điều tiết Điện lực, tính đến ngày 25/4/2024, Ban soạn thảo, Tổ biên tập nhận được văn bản góp ý của 30 đơn vị. Trên cơ sở ý kiến góp ý, Ban soạn thảo, Tổ biên tập đã nghiên cứu tiếp thu giải trình Dự thảo 2 Nghị định quy định cơ chế DPPA theo hướng rút gọn, hoàn thiện hồ sơ thẩm định (Tờ trình Chính phủ về Dự thảo Nghị định; Dự thảo 3 Nghị định quy định cơ chế DPPA; Báo cáo Chính phủ đánh giá tác động của chính sách; Bảng tổng hợp tổng hợp các góp ý, đề xuất sửa đổi, bổ sung và giải trình của Bộ Công Thương) gửi Bộ Tư pháp, đồng thời báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

Ngày 26/4 năm 2024, Văn phòng Chính phủ có Công văn số 2840/VPCP-CN thông báo ý kiến của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà về việc đồng ý với đề nghị của Bộ Công Thương về việc xây dựng, ban hành Nghị định quy định cơ chế DPPA theo trình tự, thủ tục rút gọn. Bộ Công Thương đã gửi văn bản tới Bộ Tư pháp về việc thẩm định Dự thảo Nghị định cơ chế DPPA.

Ngay sau khi có văn bản thẩm định của Bộ Tư pháp, Bộ Công Thương sẽ triển khai các công tác rà soát, tiếp thu giải trình ý kiến thẩm định của Bộ Tư pháp và hoàn thiện Dự thảo Nghị định trước khi trình Chính phủ xem xét phê duyệt.

Dự thảo Nghị định về cơ chế DPPA tập trung vào 2 chính sách: (1) mua bán điện trực tiếp giữa đơn vị phát điện và khách hàng lớn qua đường dây truyền tải riêng (2) mua bán điện trực tiếp giữa đơn vị phát điện và khách hàng lớn qua lưới điện quốc gia.

Bộ Công Thương gửi thẩm định Nghị định về cơ chế mua bán điện trực tiếp
Bộ Công Thương hoàn thành và gửi thẩm định dự thảo Nghị định về cơ chế mua bán điện trực tiếp

Cùng với dự thảo Nghị định, Bộ Công Thương cũng gửi kèm báo cáo đánh giá tác động về chính sách với những phân tích cụ thể về 2 phương án đối với mỗi chính sách.

Đối với chính sách mua bán điện trực tiếp qua đường dây riêng, Bộ Công Thương đề xuất lựa chọn phương án 2 vì có nhiều tác động tích cực. Cụ thể về kinh tế sẽ tạo động lực và khuyến khích đầu tư vào các dự án năng lượng tái tạo; tạo ra cơ hội việc làm mới cho người dân; giảm chi phí vận hành trung gian, tăng tính hiệu quả trong việc sử dụng điện.

Phương án 2 về mặt xã hội – môi trường, sẽ giúp khách hàng chủ động lựa chọn nguồn cung cấp điện; có quyền kiểm soát hơn về nguồn điện và các dịch vụ kèm theo. Khuyến khích sử dụng điện từ các nguồn năng lượng tái tạo, góp phần vào mục tiêu giảm lượng khí thải carbon và bảo vệ môi trường, giảm sự phụ thuộc vào nguồn năng lượng gây ô nhiễm.

Không có tác động, ảnh hương đến hệ thống pháp luật; không phát sinh thêm thủ tục hành chính.

Đối với chính sách mua bán điện trực tiếp qua lưới điện quốc gia, Bộ Công Thương đề xuất chọn phương án 2 vì nó phù hợp với sự phát triển tập trung của nguồn điện gió, điện mặt trời; giảm bớt sự phức tạp trong việc quản lý và ít yêu cầu đầu tư hạ tầng.

Cụ thể, về kinh tế của phương án 2, sẽ giúp giảm chi phí điện cho khách hàng sử dụng điện lớn; Tạo thu nhập phụ cho các đơn vị phát điện năng lượng tái tạo, đồng thời thu hút đầu tư vào lĩnh vực năng lượng tái tạo; thúc đẩy phát triển công nghiệp năng lượng tái tạo và tạo ra công ăn việc làm, đóng góp vào tăng trưởng kinh tế và phân phối thu nhập; Giảm rủi ro năng lượng do đa dạng nguồn cung và tác động bởi các yếu tố bên ngoài.

Về mặt xã hội – môi trường, theo phân tích của phương án 2, việc phát triển ngành công nghiệp năng lượng tái tạo có thể tạo ra việc làm mới; Giảm ô nhiễm không khí và khí nhà kính; giúp vệ tài nguyên thiên nhiên; Giảm khí thải carbon, giảm sự ảnh hưởng đến đa dạng sinh học. Về thủ tục hành chính không bị phát sinh; Không có tác động đến hệ thống pháp luật.

Nguyên Vũ
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Cơ chế mua bán điện trực tiếp (DPPA)

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

TP. Hồ Chí Minh: Đầu tư 650 tỷ đồng lắp đặt điện mặt trời áp mái cho 440 trụ sở công

TP. Hồ Chí Minh: Đầu tư 650 tỷ đồng lắp đặt điện mặt trời áp mái cho 440 trụ sở công

Tổng số trụ sở cơ quan, đơn vị công lắp đặt điện mặt trời áp mái là 440 trụ sở với tổng công suất khoảng 43,312 MWp, dự kiến tổng mức đầu tư khoảng 650 tỷ đồng.
Lâm Đồng: Rà soát, báo cáo tình hình triển khai các dự án điện gió trên địa bàn

Lâm Đồng: Rà soát, báo cáo tình hình triển khai các dự án điện gió trên địa bàn

Tỉnh Lâm Đồng hiện có 4 dự án điện gió được cấp phép đầu tư, trong đó có 1 dự án đã vận hành khai thác, 3 dự án chuẩn bị triển khai đầu tư xây dựng trên địa bàn
Doanh nghiệp mong chờ sớm có cơ chế mới về điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu

Doanh nghiệp mong chờ sớm có cơ chế mới về điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu

Điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu đã và đang giúp doanh nghiệp lớn đáp ứng được tiêu chí xanh hoá sản xuất.
Thêm giải pháp hỗ trợ Việt Nam phát triển ngành năng lượng tái tạo

Thêm giải pháp hỗ trợ Việt Nam phát triển ngành năng lượng tái tạo

Để thực hiện cam kết hỗ trợ ngành năng lượng tái tạo tại Việt Nam, thời gian qua nhiều đơn vị đã cung cấp các giải pháp hỗ trợ phát triển năng lượng mặt trời.
Chính phủ yêu cầu nghiên cứu giá, phí truyền tải trong xây dựng cơ chế mua bán điện trực tiếp

Chính phủ yêu cầu nghiên cứu giá, phí truyền tải trong xây dựng cơ chế mua bán điện trực tiếp

Chính phủ yêu cầu xây dựng cơ chế mua bán điện giữa đơn vị phát điện năng lượng tái tạo với khách hàng cần nghiên cứu các cơ chế giá, phí truyền tải.

Tin cùng chuyên mục

Cơ chế mua bán điện trực tiếp: Tính đúng, đủ chi phí hạ tầng truyền tải, vận hành

Cơ chế mua bán điện trực tiếp: Tính đúng, đủ chi phí hạ tầng truyền tải, vận hành

Đây là chỉ đạo của Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà tại cuộc họp nghe báo cáo, thảo luận, cho ý kiến về cơ chế mua bán điện trực tiếp.
Tìm giải pháp gỡ khó cho dự án điện gió "nghìn tỷ" ở Bình Thuận

Tìm giải pháp gỡ khó cho dự án điện gió "nghìn tỷ" ở Bình Thuận

Chiều 7/5, tại Hà Nội, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên có buổi họp trực tuyến với tỉnh Bình Thuận tìm hướng "gỡ khó" cho dự án điện gió Hoà Thắng 1.2.
PGS Nguyễn Việt Dũng: Lắp điện đặt áp mái thì màu xanh, khi sản xuất, tiêu hủy sẽ là màu xám

PGS Nguyễn Việt Dũng: Lắp điện đặt áp mái thì màu xanh, khi sản xuất, tiêu hủy sẽ là màu xám

Các chuyên gia cho rằng, cần có cái nhìn tổng thể về vòng đời của điện áp mái, vì khi lắp thì là màu xanh, nhưng khi sản xuất và tiêu hủy sẽ là màu xám.
TS Nguyễn Anh Tuấn: Điện mặt trời mái nhà thậm chí có thể phải trả tiền khi nối lưới

TS Nguyễn Anh Tuấn: Điện mặt trời mái nhà thậm chí có thể phải trả tiền khi nối lưới

Theo nhận định từ chuyên gia, chính sách ghi nhận sản lượng có thể được thay đổi điều tiết hợp lý để khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà.
Vì sao nắng nóng tiêu thụ điện kỷ lục, điện mặt trời, điện gió dư thừa nhưng không là giải pháp?

Vì sao nắng nóng tiêu thụ điện kỷ lục, điện mặt trời, điện gió dư thừa nhưng không là giải pháp?

Nắng nóng, nhiệt độ tăng cao, nhu cầu điện phá vỡ mọi kỷ lục trước đó song điện mặt trời, điện gió dư thừa vẫn không phải là giải pháp. Vì sao?
Tác động từ cơ chế mua bán điện trực tiếp và đề xuất của Bộ Công Thương

Tác động từ cơ chế mua bán điện trực tiếp và đề xuất của Bộ Công Thương

Bộ Công Thương vừa có báo cáo gửi Thủ tướng Chính phủ đánh giá về những tác động từ cơ chế mua bán điện trực tiếp (DPPA) đối với nền kinh tế - xã hội.
Điện mặt trời áp mái nối lưới càng nhiều, chi phí hệ thống càng lớn

Điện mặt trời áp mái nối lưới càng nhiều, chi phí hệ thống càng lớn

Đầu tư điện mặt trời mái nhà nếu có kết nối lưới điện thì chi phí duy trì hệ thống càng cao, từ đó, có thể sẽ ảnh hưởng tới giá điện.
4 lý do đề xuất điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu kết nối lưới điện có giá 0 đồng

4 lý do đề xuất điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu kết nối lưới điện có giá 0 đồng

Bộ Công Thương đang lấy ý kiến Dự thảo Nghị định quy định cơ chế khuyến khích phát triển điện mặt trời lắp đặt tại nhà dân, công sở, khu công nghiệp.
Growatt giới thiệu giải pháp điện mặt trời lắp đặt tại ban công tòa nhà

Growatt giới thiệu giải pháp điện mặt trời lắp đặt tại ban công tòa nhà

Nhằm mang lại tiện ích cho khách hàng sử dụng nguồn năng lượng mặt trời, Growatt đã đưa ra giải pháp điện mặt trời lắp đặt tại ban công tòa nhà.
Chuyện sản xuất và sử dụng điện sạch ở Trường Sa

Chuyện sản xuất và sử dụng điện sạch ở Trường Sa

49 năm sau ngày giải phóng (29/4/1975-29/4/2024), huyện đảo Trường Sa thiêng liêng của Tổ quốc luôn vững vàng nơi đầu sóng, ngày càng phát triển giàu đẹp.
Điện mặt trời 0 đồng và câu chuyện “thầy bói xem voi”

Điện mặt trời 0 đồng và câu chuyện “thầy bói xem voi”

Câu chuyện điện mặt trời 0 đồng vẫn chưa hết "nóng" và đang có cách hiểu, góc nhìn khác nhau. Vì sao?
Làm rõ sự thật xung quanh đơn Trung Nam ‘kêu cứu’ Thủ tướng

Làm rõ sự thật xung quanh đơn Trung Nam ‘kêu cứu’ Thủ tướng

Khó khăn về doanh thu và những vướng mắc trong vận hành đường dây 500kV, Trung Nam đã gửi đơn kêu cứu Thủ tướng, vậy thực hư việc này ra sao?
Tập đoàn CIP: "Việt Nam có tiềm năng to lớn trong ngành điện gió"

Tập đoàn CIP: "Việt Nam có tiềm năng to lớn trong ngành điện gió"

Theo ông Stuart Linsey, Trưởng đại diện Tập đoàn Copenhagen Offshore Partners, Việt Nam là một trong những thị trường tiềm năng nhất trong ngành điện gió châu Á
Nghiên cứu xây dựng Đề án thí điểm phát triển điện gió ngoài khơi

Nghiên cứu xây dựng Đề án thí điểm phát triển điện gió ngoài khơi

Bộ Công Thương vừa có văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ về việc xây dựng Đề án thí điểm phát triển điện gió ngoài khơi.
Tập đoàn Wärtsilä: Đồng hành cùng Việt Nam hướng tới mục tiêu Net Zero

Tập đoàn Wärtsilä: Đồng hành cùng Việt Nam hướng tới mục tiêu Net Zero

Công nghệ động cơ đốt trong được coi là "chìa khóa" quan trọng mở ra cơ hội giúp ổn định nguồn năng lượng tái tạo và tiến gần hơn tới mục tiêu Net Zero.
Trung Quốc lập kỷ lục toàn cầu về sản xuất và sử dụng năng lượng điện gió

Trung Quốc lập kỷ lục toàn cầu về sản xuất và sử dụng năng lượng điện gió

Theo tổ chức nghiên cứu năng lượng Ember, các trang trại điện gió của Trung Quốc lập kỷ lục toàn cầu khi đã sản xuất hơn 100 terawatt giờ điện trong tháng 3.
Làm rõ hơn về 2 chính sách trong cơ chế mua bán điện trực tiếp

Làm rõ hơn về 2 chính sách trong cơ chế mua bán điện trực tiếp

Đối với cơ chế mua bán điện trực tiếp (DPPA), khách hàng có thể mua trực tiếp điện từ đơn vị sản xuất thông qua lưới điện quốc gia hoặc đường dây riêng.
Cơ chế mua bán điện trực tiếp: Thúc đẩy phát triển năng lượng tái tạo và thị trường điện cạnh tranh

Cơ chế mua bán điện trực tiếp: Thúc đẩy phát triển năng lượng tái tạo và thị trường điện cạnh tranh

Việc xây dựng cơ chế mua bán điện trực tiếp sẽ góp phần thúc đẩy thu hút đầu tư vào năng lượng tái tạo và thực hiện lộ trình thị trường điện cạnh tranh.
Hoa Kỳ thúc đẩy đầu tư vào năng lượng sạch tiên tiến tại Việt Nam

Hoa Kỳ thúc đẩy đầu tư vào năng lượng sạch tiên tiến tại Việt Nam

Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ và Ngân hàng Standard Chartered Việt Nam cam kết thúc đẩy tài chính xanh và phát triển ngành năng lượng sạch tại Việt Nam.
Bộ Công Thương lấy ý kiến về điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu

Bộ Công Thương lấy ý kiến về điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu

Bộ Công Thương vừa hoàn thiện dự thảo Nghị định Quy định về cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu để lấy ý kiến.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động