ASEAN- Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản: Nỗ lực sớm phê chuẩn và triển khai Hiệp định RCEP

Trong khuôn khổ Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao lần thứ 54 và các hội nghị liên quan, ngày 3/8/2021, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã tham dự Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN - Hàn Quốc, Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN - Trung Quốc, Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN - Nhật Bản theo hình thức trực tuyến.
ASEAN thông qua Lộ trình xây dựng Tầm nhìn Cộng đồng sau 2025 Khẩn trương triển khai Kế hoạch hành động ASEAN về an ninh và tự cường vắc xin ASEAN tăng cường thu mua vắc xin ứng phó dịch Covid-19

Hàn Quốc xem ASEAN là trọng tâm ưu tiên

Tại Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN – Hàn Quốc, Bộ trưởng Ngoại giao Hàn Quốc đã khẳng định coi trọng quan hệ đối tác chiến lược với ASEAN, nhấn mạnh ASEAN là trọng tâm ưu tiên trong Chính sách hướng nam mới tăng cường (NSPP) của Hàn Quốc, ủng hộ vai trò trung tâm của ASEAN trong cấu trúc khu vực và Quan điểm ASEAN về Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương. Ngoài 1 triệu USD hỗ trợ ASEAN ứng phó dịch bệnh, Hàn Quốc đề xuất tổ chức Hội nghị Bộ trưởng Y tế ASEAN - Hàn Quốc trong 2021, tăng cường đối thoại y tế hai bên.

ASEAN- Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản: Nỗ lực sớm phê chuẩn và triển khai Hiệp định RCEP
Bộ trưởng Ngoại giao Hàn Quốc đã khẳng định coi trọng quan hệ đối tác chiến lược với ASEAN (Ảnh: Báo Thế giới và Việt Nam)

Thay mặt ASEAN, với tư cách là nước điều phối quan hệ, Bộ trưởng Ngoại giao Brunei cũng khẳng định, Hàn Quốc là một trong những đối tác chiến lược hàng đầu của ASEAN; hợp tác hai bên tiến triển tích cực, phối hợp ứng phó với dịch bệnh, triển khai Kế hoạch hành động 2021-2025, trao đổi thương mại đạt 154,2 tỷ USD trong năm 2020.

Các nước ASEAN đều đánh giá cao hỗ trợ kịp thời và hiệu quả của Hàn Quốc, đề nghị Hàn Quốc thúc đẩy hợp tác phát triển, sản xuất và cung ứng vắc-xin Covid-19 an toàn, đồng đều và hiệu quả.

Hàn Quốc khẳng định sẽ định hướng các ưu tiên trong Chính sách nhằm gắn kết, hỗ trợ ASEAN triển khai Kế hoạch phục hồi toàn diện; thông báo mở Trung tâm hợp tác tài chính ASEAN-Hàn Quốc tại Phái đoàn Hàn Quốc tại ASEAN để hỗ trợ doanh nghiệp. Bên cạnh đó, hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ và khởi nghiệp thông qua chương trình Đối tác khởi nghiệp ASEAN-Hàn Quốc; hỗ trợ ASEAN tận dụng hiệu quả các thành quả đổi mới sáng tạo, đẩy mạnh chuyển đổi số, bao gồm triển khai hợp tác hiệu quả trong khuôn khổ Chương trình khuyến nghị và giải pháp công nghệ (TASK), Trung tâm hợp tác khoa học và công nghệ ASEAN - Hàn Quốc, và sớm thành lập Trung tâm đổi mới công nghiệp ASEAN - Hàn Quốc. Đồng thời phối hợp nghiên cứu các hình thức và biện pháp tạo thuận lợi đi lại trong điều kiện cho phép.

Các nước nhấn mạnh nỗ lực sớm phê chuẩn và triển khai Hiệp định RCEP.

ASEAN- Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản: Nỗ lực sớm phê chuẩn và triển khai Hiệp định RCEP
Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn phát biểu chính thức tiếp nhận vai trò điều phối quan hệ ASEAN-Hàn Quốc giai đoạn 2021-2024 (Ảnh: Báo Thế giới và Việt Nam)

Phát biểu tại Hội nghị, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đánh giá cao vai trò ngày càng quan trọng của Hàn Quốc tại khu vực và sự phối hợp ứng phó kịp thời và hiệu quả với Covid-19 giữa hai bên, cũng như vai trò và đóng góp của Hàn Quốc trong phòng chống đại dịch. Bộ trưởng đề nghị Hàn Quốc tiếp tục nâng cao năng lực y tế và bảo đảm cung ứng vắc-xin cho các nước ASEAN; tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp hai bên đầu tư kinh doanh tại khu vực và ứng dụng các thành tựu công nghệ và đổi mới sáng tạo; tích cực ủng hộ các nỗ lực ASEAN thu hẹp khoảng cách phát triển, thúc đẩy phát triển đồng đều và bền vững tại các tiểu vùng ASEAN, trong đó có Mê Công.

Tại hội nghị, các nước ASEAN và Hàn Quốc nhất trí sẽ ra Tuyên bố tăng cường hợp tác ASEAN-Hàn Quốc về AOIP tại Hội nghị cấp cao ASEAN-Hàn Quốc lần thứ 22 cuối năm nay.

Kết thúc Hội nghị, thay mặt Việt Nam, Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn phát biểu chính thức tiếp nhận vai trò điều phối quan hệ ASEAN-Hàn Quốc giai đoạn 2021-2024. Bộ trưởng đánh giá cao Brunei, hoàn thành xuất sắc vai trò điều phối trong 3 năm vừa qua, khẳng định Việt Nam sẽ cùng các nước tăng cường và làm sâu sắc hơn quan hệ đối tác chiến lược ASEAN-Hàn Quốc giai đoạn mới.

Trung Quốc – ASEAN: Thúc đẩy sớm phê chuẩn Hiệp định RCEP

Trong khi đó, tại Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN-Trung Quốc, Bộ trưởng Ngoai giao Vương Nghị khẳng định, ASEAN luôn có vị trí quan trọng trong chính sách ngoại giao láng giềng của Trung Quốc. Trung Quốc luôn ủng hộ các nỗ lực xây dựng Cộng đồng và vai trò trung tâm của ASEAN, mong muốn nâng quan hệ Đối tác chiến lược lên tầm cao mới nhân kỷ niệm 30 năm quan hệ.

ASEAN- Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản: Nỗ lực sớm phê chuẩn và triển khai Hiệp định RCEP
ASEAN đề nghị phối hợp tạo thuận lợi trao đổi thương mại, đầu tư, tận dụng hiệu quả Hiệp định thương mại tự do ASEAN-Trung Quốc (ACFTA), thúc đẩy sớm phê chuẩn Hiệp định RCEP để tạo động lực tăng trưởng mới

Hiện nay, quan hệ Trung Quốc – ASEAN tiếp tục đạt kết quả quan trọng trên tinh thần láng giềng hữu nghị và đối tác, ứng phó kịp thời, hiệu quả với đại dịch, tích cực duy trì và thúc đẩy thương mại, đầu tư. Trung Quốc đã tài trợ 119 triệu liều và sẽ tiếp tục cung ứng vắc-xin cho ASEAN, hỗ trợ xây dựng trung tâm sản xuất và phân phối vắc xin khu vực, cung cấp các vật tư y tế thiết yếu, khởi động triển khai Sáng kiến hợp tác y tế ASEAN-Trung Quốc, tăng cường hợp tác trong khuôn khổ Hợp tác những người bạn vắc xin ASEAN-Trung Quốc, và triển khai Chương trình hợp tác quản lý y tế công cộng ASEAN-Trung Quốc hỗ trợ nâng cao năng lực ứng phó dịch bệnh cho các nước ASEAN.

Thay mặt ASEAN, với tư cách là nước điều phối quan hệ, Bộ trưởng Ngoại giao Philippines nhất trí quan hệ ASEAN-Trung Quốc phát triển mạnh mẽ và vững chắc 30 năm qua. ASEAN cảm ơn và đánh giá cao Trung Quốc đã hỗ trợ kịp thời và hiệu quả cho ASEAN ứng phó Covid-19 ngay từ khi dịch bệnh mới bùng phát, tài trợ 1 triệu USD cho Quỹ ASEAN ứng phó Covid-19, cung cấp vắc-xin và vật tư y tế giúp các nước ASEAN thời gian qua.

Các nước cũng hoan nghênh hợp tác ASEAN-Trung Quốc vẫn được duy trì bất chấp khó khăn bởi Covid-19. Hai bên tiếp tục là đối tác thương mại hàng đầu của nhau trong 6 tháng đầu 2021, với tổng kim ngạch thương mại đạt 516,9 tỷ USD.

Hai bên nhất trí tiếp tục ưu tiên phối hợp kiểm soát hiệu quả Covid-19, đồng thời hỗ trợ lẫn nhau đẩy mạnh các nỗ lực phục hồi bền vững. ASEAN đề nghị phối hợp tạo thuận lợi trao đổi thương mại, đầu tư, tận dụng hiệu quả Hiệp định thương mại tự do ASEAN-Trung Quốc (ACFTA), thúc đẩy sớm phê chuẩn Hiệp định RCEP để tạo động lực tăng trưởng mới.

Cũng tại hội nghị, phía Trung Quốc đã đề xuất tiếp tục xác định chủ đề Hợp tác phát triển bền vững cho năm 2022, chú trọng phát triển xanh và giảm khí thải các-bon; đồng thời xem xét tăng đóng góp cho Quỹ hợp tác ASEAN-Trung Quốc.

Phát biểu tại Hội nghị, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn khẳng định quan hệ ASEAN-Trung Quốc đã trưởng thành và phát triển lớn mạnh trong ba thập kỷ qua.

Bộ trưởng hoan nghênh đề xuất nâng cấp quan hệ ASEAN-Trung Quốc và đề nghị hai bên cần khai thác tốt các tiềm năng hợp tác rộng lớn, tăng cường hợp tác kinh tế, hỗ trợ thương mại và đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi cho xuất khẩu của các nước ASEAN, trong đó có Việt Nam, vào thị trường Trung Quốc và ngược lại; thúc đẩy đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng trong khu vực và các khuôn khổ hợp tác tiểu vùng, trong đó có Mê Công – Lan Cang (Lan Thương).

Sau Hội nghị, Myanmar chính thức tiếp nhận điều phối quan hệ ASEAN-Trung Quốc giai đoạn 2021-2024.

ASEAN – Nhật Bản: Người bạn tin cậy, hỗ trợ, giúp đỡ lẫn nhau

Khai mạc Hội nghị và thay mặt ASEAN, với tư cách nước điều phối quan hệ, Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn khẳng định quan hệ đối tác ASEAN - Nhật Bản trải qua gần 5 thập kỷ ngày càng phát triển vững mạnh, ASEAN và Nhật Bản đã trở thành những người bạn tin cậy, hỗ trợ, giúp đỡ lẫn nhau trong những thời điểm khó khăn, trên tinh thần “trái tim tới trái tim”. Bộ trưởng nhấn mạnh 3 năm qua, hai bên đã khai thác tốt tiềm năng hợp tác, tận dụng cơ hội và vượt qua nhiều thách thức, nhất là phối hợp ứng phó với Covid-19, tiếp tục mở rộng và làm sâu sắc hơn hợp tác trên các trụ cột vì hòa bình, thịnh vượng, với nhiều kết quả quan trọng.

ASEAN- Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản: Nỗ lực sớm phê chuẩn và triển khai Hiệp định RCEP
Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam và Bộ trưởng Ngoại giao Nhật Bản bắt tay qua màn hình để chuyển giao vai trò điều phối quan hệ ASEAN - Nhật Bản. (Ảnh: Báo Thế giới và Việt Nam)

Bộ trưởng Ngoại giao Nhật Bản Motegi Toshimitsu khẳng định coi trọng quan hệ đối tác chiến lược Nhật Bản - ASEAN, ủng hộ vai trò trung tâm của ASEAN, mong muốn phối hợp với ASEAN triển khai hiệu quả Tuyên bố chung của Hội nghị cấp cao ASEAN - Nhật Bản lần thứ 23 về hợp tác ASEAN - Nhật Bản trên cơ sở AOIP bằng các dự án hợp tác cụ thể.

Là người bạn của ASEAN, Nhật Bản sẽ tiếp tục hỗ trợ các nước ASEAN nâng cao năng lực y tế dự phòng, cung cấp vật tư y tế, thuốc men, vắc xin và hệ thống bảo quản lạnh, hỗ trợ tài chính cho các nỗ lực phục hồi sau đại dịch và triển khai Kế hoạch phục hồi toàn diện ASEAN.

Tại hội nghị, các nước ASEAN đánh giá cao Nhật Bản luôn là đối tác thương mại, đầu tư và phát triển cơ sở hạ tầng hàng đầu của ASEAN, đóng vai trò quan trọng trong các nỗ lực thúc đẩy kinh tế khu vực. Đặc biệt, ASEAN đánh giá cao sự hỗ trợ kịp thời và hiệu quả của Nhật Bản đối với các nỗ lực ứng phó Covid-19 ngay từ khi mới bùng phát, trong đó Nhật Bản đóng góp 1 triệu USD cho Quỹ ASEAN ứng phó Covid-19 và tài trợ 50 triệu USD giúp thành lập Trung tâm ASEAN ứng phó với các tình huống y tế công cộng khẩn cấp và dịch bệnh mới nổi.

Đánh giá cao vai trò và đóng góp tích cực của Việt Nam trên cương vị nước điều phối trong 3 năm qua, các nước ASEAN và Nhật Bản nhất trí thời gian tới tiếp tục phối hợp ứng phó đại dịch Covid-19, hỗ trợ khắc phục các tác động và thúc đẩy phục hồi toàn diện hướng tới phát triển bền vững.

ASEAN đề nghị Nhật Bản giúp bảo đảm cung ứng vắc-xin đồng đều, hiệu quả, hỗ trợ Trung tâm ACPHEED hoạt động bền vững; hỗ trợ phục hồi bền vững, đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng chất lượng cao và phát triển tiểu vùng, bao gồm tiểu vùng Mê Công.

Về phía Việt Nam, Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn khẳng định, Việt Nam luôn mong Nhật Bản có quan hệ sâu sắc với ASEAN, cùng ASEAN đóng góp vào cho hòa bình, an ninh, phát triển và ứng phó thành công với các thách thức.

Kết thúc Hội nghị, Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Bùi Thanh Sơn đã chuyển giao cho Bộ trưởng Ngoại giao Thái Lan cương vị điều phối quan hệ ASEAN - Nhật Bản giai đoạn 2021-2024. Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn cảm ơn Nhật Bản và các nước ASEAN đã dành ủng hộ Việt Nam hoàn thành trọng trách điều phối này trong 3 năm qua, đồng thời khẳng định Việt Nam sẽ phối hợp với Thái Lan, nước điều phối tiếp theo, cùng Nhật Bản và các nước ASEAN khác, tiếp tục nỗ lực đưa quan hệ ASEAN - Nhật Bản phát triển lên tầm cao mới.

Thu Phương
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Bùi Thanh Sơn

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Triển lãm Fabrica: Kết nối thúc đẩy thương mại song phương từ ngành dệt may Việt Nam - Italia

Triển lãm Fabrica: Kết nối thúc đẩy thương mại song phương từ ngành dệt may Việt Nam - Italia

Ngày 20/5, Triển lãm ''Dệt may Italia – Phong cách và đột phá' khai mạc tại Đại học Bách khoa Hà Nội. Dệt may được xem là nền tảng thương mại Việt Nam - Italia.
Giá dầu tăng vọt trong bối cảnh bất ổn chính trị tại các quốc gia sản xuất dầu lớn

Giá dầu tăng vọt trong bối cảnh bất ổn chính trị tại các quốc gia sản xuất dầu lớn

Giá dầu Brent tăng 41 cent, lên 84,39 USD/thùng vào thứ Hai, lúc 06:32 GMT (giờ Mỹ) trong bối cảnh bất ổn chính trị tại các nước sản xuất dầu lớn trên thế giới.
Việt Nam đánh giá cao lựa chọn

Việt Nam đánh giá cao lựa chọn ''Phụ nữ và nền kinh tế'' là ưu tiên xuyên suốt của APEC

Việt Nam đánh giá cao lựa chọn ''Phụ nữ và nền kinh tế'' là một trong các ưu tiên xuyên suốt nhiều năm qua của APEC, góp phần thúc đẩy bình đẳng giới.
Nâng cao năng lực, thúc đẩy hội nhập, thu hẹp khoảng cách giữa các nền kinh tế trong APEC

Nâng cao năng lực, thúc đẩy hội nhập, thu hẹp khoảng cách giữa các nền kinh tế trong APEC

APEC cần tiếp tục ưu tiên các hoạt động nâng cao năng lực cho các nền kinh tế đang phát triển để thu hẹp khoảng cách, thúc đẩy hội nhập nhanh và hiệu quả.
Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 20/5/2024: Kharkov thực tế không có tuyến phòng thủ nào ở biên giới

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 20/5/2024: Kharkov thực tế không có tuyến phòng thủ nào ở biên giới

Một số thông tin tình hình chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 20/5/2024: Kharkov thực tế không có tuyến phòng thủ nào ở biên giới.

Tin cùng chuyên mục

Tổng thống Iran qua đời khi đang đương chức?

Tổng thống Iran qua đời khi đang đương chức?

Hãng thông tấn nhà nước Iran IRINN và Mehr News đưa tin từ hiện trường rơi trực thăng chở Tổng thống Iran Ebrahim Raisi cho biết không tìm thấy ai sống sót.
Hãng thông tấn Mehr: Tổng thống và Ngoại trưởng Iran đã thiệt mạng

Hãng thông tấn Mehr: Tổng thống và Ngoại trưởng Iran đã thiệt mạng

Theo MNA, Tổng thống Iran Ebrahim Raisi và Ngoại trưởng nước này Hossein Amir-Abdollahian đã thiệt mạng trong vụ tai nạn máy bay trực thăng xảy ra hôm 19/5.
Những đóng góp đặc biệt trong thúc đẩy quan hệ song phương Việt Nam - Kazakhstan

Những đóng góp đặc biệt trong thúc đẩy quan hệ song phương Việt Nam - Kazakhstan

Kazakhstan đang tăng cường xuất khẩu nông sản chất lượng cao vào Việt Nam, đồng thời hợp tác, nghiên cứu triển vọng xây dựng nhà máy sản xuất thiết bị điện.
Chiến sự Nga-Ukraine 20/5/2024: Các trung tâm huấn luyện NATO ở Ukraine sẽ trở thành mục tiêu của Nga

Chiến sự Nga-Ukraine 20/5/2024: Các trung tâm huấn luyện NATO ở Ukraine sẽ trở thành mục tiêu của Nga

Thông tin chiến sự Nga-Ukraine 20/5/2024: Các trung tâm huấn luyện NATO ở Ukraine sẽ trở thành mục tiêu của Nga; Nga tiến sâu vào tuyến phòng thủ Ukraine.
Máy bay Tổng thống Iran mất tích: Nga sẽ cử đội cứu hộ, UAV Thổ Nhĩ Kỳ phát hiện thông tin mới

Máy bay Tổng thống Iran mất tích: Nga sẽ cử đội cứu hộ, UAV Thổ Nhĩ Kỳ phát hiện thông tin mới

Đội cứu hộ nói trên bao gồm 47 chuyên gia được trang bị các trang bị cần thiết, xe địa hình cũng như một trực thăng BO-105, sẽ đến thành phố Tabriz của Iran.
Ukraine nhập khẩu điện cao kỷ lục sau loạt tấn công tên lửa của Nga

Ukraine nhập khẩu điện cao kỷ lục sau loạt tấn công tên lửa của Nga

Ukraine sẽ duy trì mức nhập khẩu điện cao kỷ lục trong bối cảnh hệ thống năng lượng của nước này bị hư hại nghiêm trọng do các cuộc tấn công tên lửa của Nga.
Chiến sự Israel-Hamas ngày 19/5/2024: Nội bộ Israel bất ổn do xung đột ở Dải Gaza; Chiến dịch Rafah sắp bắt đầu

Chiến sự Israel-Hamas ngày 19/5/2024: Nội bộ Israel bất ổn do xung đột ở Dải Gaza; Chiến dịch Rafah sắp bắt đầu

Chiến sự Israel-Hamas ngày 19/5/2024: Nội bộ Israel bất ổn do xung đột ở Dải Gaza; Chiến dịch Rafah sắp bắt đầu khi nội các chiến tranh Israel bất đồng.
Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 19/5/2024: Nga ra tối hậu thư cho Anh? Biên giới Kharkov tiếp tục nóng

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 19/5/2024: Nga ra tối hậu thư cho Anh? Biên giới Kharkov tiếp tục nóng

Một số thông tin tình hình chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 19/5/2024: Nga ra tối hậu thư cho Anh? Biên giới Kharkov tiếp tục nóng.
Chiến sự Nga-Ukraine 19/5/2024: Việc Ukraine nên làm trước khi đàm phán với Nga; Đức tuyên bố bất ngờ về Kharkiv

Chiến sự Nga-Ukraine 19/5/2024: Việc Ukraine nên làm trước khi đàm phán với Nga; Đức tuyên bố bất ngờ về Kharkiv

Thông tin chiến sự Nga-Ukraine hôm nay 19/5/2024: Việc Ukraine nên làm trước khi đàm phán với Nga; Đức tuyên bố bất ngờ về Kharkiv.
Infographic: Việt Nam đã ký kết, thực thi và đàm phán 19 FTA

Infographic: Việt Nam đã ký kết, thực thi và đàm phán 19 FTA

Theo thống kê, tính đến thời điểm hiện tại, Việt Nam đã ký kết, thực thi và đang đàm phán tổng cộng là 19 Hiệp định thương mại tự do (Free Trade Agreement- FTA)
Chiến sự Israel-Hamas ngày 18/5/2024: Israel có dự trữ vũ khí hạng nặng đủ để tấn công Rafah

Chiến sự Israel-Hamas ngày 18/5/2024: Israel có dự trữ vũ khí hạng nặng đủ để tấn công Rafah

Chiến sự Israel-Hamas ngày 18/5/2024: Israel có dự trữ vũ khí hạng nặng đủ để tấn công Rafah, nên không phụ thuộc vào nguồn viện trợ của Mỹ để tấn công Gaza.
Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 18/5/2024: Nga không có ý định kiểm soát toàn bộ vùng Kharkov

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 18/5/2024: Nga không có ý định kiểm soát toàn bộ vùng Kharkov

Tổng thống Nga Vladimir Putin nhấn mạnh, Quân đội Nga không có kế hoạch kiểm soát hoàn toàn vùng Kharkov như những tuyên bố gần đây của Ukraine và phương Tây.
Chiến sự Nga-Ukraine 18/5/2024: Mỹ không thúc ép Ukraine tấn công lãnh thổ Nga; Kiev bác đề xuất ngừng bắn dịp Olympic

Chiến sự Nga-Ukraine 18/5/2024: Mỹ không thúc ép Ukraine tấn công lãnh thổ Nga; Kiev bác đề xuất ngừng bắn dịp Olympic

Thông tin chiến sự Nga-Ukraine hôm nay 18/5/2024: Mỹ không thúc ép Ukraine tấn công lãnh thổ Nga; Kiev bác đề xuất ngừng bắn dịp Olympic.
Giai đoạn mới trong quan hệ hợp tác giữa Hải quan Việt Nam và Hoa Kỳ

Giai đoạn mới trong quan hệ hợp tác giữa Hải quan Việt Nam và Hoa Kỳ

Chuyến công tác của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan mở ra một giai đoạn mới trong quan hệ hợp tác giữa Hải quan Việt Nam và Hải quan Hoa Kỳ.
Chiến sự Nga-Ukraine 17/5/2024: Các đơn vị Ukraine thiếu 40% nhân sự; EU lo ngại về thành công của Nga

Chiến sự Nga-Ukraine 17/5/2024: Các đơn vị Ukraine thiếu 40% nhân sự; EU lo ngại về thành công của Nga

Thông tin chiến sự Nga-Ukraine 17/5/2024: Các đơn vị Ukraine thiếu 40% nhân sự; EU lo ngại về thành công của Nga.
Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 17/5/2024: Ukraine thừa nhận khả năng Kharkov thất thủ

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 17/5/2024: Ukraine thừa nhận khả năng Kharkov thất thủ

Một số thông tin tình hình chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 17/5/2024: Ukraine thừa nhận khả năng Kharkov thất thủ
Chiến sự Israel-Hamas ngày 17/5/2024: Israel tăng quân đánh Rafah; Hạ viện Mỹ yêu cầu nối lại viện trợ cho Tel Aviv

Chiến sự Israel-Hamas ngày 17/5/2024: Israel tăng quân đánh Rafah; Hạ viện Mỹ yêu cầu nối lại viện trợ cho Tel Aviv

Chiến sự Israel-Hamas ngày 17/5/2024: Israel tăng quân tiến vào Rafah; Hạ viện Mỹ yêu cầu nối lại viện trợ cho Tel Aviv sau khi thông qua dự luật về Israel
Hải quan thế giới và việc thực thi Nghị quyết Liên Hợp Quốc về ngăn chặn vũ khí huỷ diệt hàng loạt

Hải quan thế giới và việc thực thi Nghị quyết Liên Hợp Quốc về ngăn chặn vũ khí huỷ diệt hàng loạt

Tổ chức Hải quan thế giới tái khẳng định cam kết của các quốc gia thành viên trong ngăn chặn các chuyến hàng có khả năng biến thành vũ khí hủy diệt hàng loạt.
Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 16/5/2024: Ukraine mất quyền kiểm soát Robotine; Volchansk vỡ trận

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 16/5/2024: Ukraine mất quyền kiểm soát Robotine; Volchansk vỡ trận

Thông tin chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 16/5/2024: Ukraine mất quyền kiểm soát Robotine; Volchansk vỡ trận.
Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024: Màn

Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024: Màn 'tranh hùng' giữa hai ứng viên khi nào bắt đầu?

Tổng thống Mỹ Joe Biden và cựu Tổng thống Donald Trump nhất trí tranh luận trực tiếp trên Đài CNN vào tháng 6 và tháng 9, trước cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ 2024.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động