Nhận định chứng khoán 20/3: Giải ngân thăm dò Nhận định chứng khoán 21/3: Thị trường tiếp tục giằng co Nhận định chứng khoán 24/3: Xu hướng tăng điểm ngắn hạn |
Kết phiên 24/3, VN-Index tăng 8,44 điểm (+0,64%) lên mức 1.330 điểm, duy trì trên vùng giá trung bình 20 phiên quanh 1.320 điểm. Trong khi VN30 tăng tốt hơn 12,43 điểm (+0,90%) lên mức 1.390 điểm, tiếp tục hướng đến vùng kháng cự mạnh 1.400 điểm - 1.420 điểm, tương ứng vùng giá cao nhất tháng 5/2022.
Độ mở thị trường trong trạng thái “xanh vỏ đỏ lòng” với 14/21 nhóm ngành điều chỉnh. Gây áp lực lớn lên thị trường và tâm lý giao dịch trong phiên 24/3 là các nhóm ngành như dược phẩm, thực phẩm tiêu dùng, bất động sản khu công nghiệp, dệt may... Ở chiều ngược lại, ngược dòng thị trường và đóng góp chính vào điểm số trong phiên hôm nay là các nhóm ngành bất động sản dân cư, hàng không, chứng khoán...
Thanh khoản khớp lệnh thị trường bật tăng trở lại song vẫn sụt giảm -5.5% so với mức bình quân 20 phiên giao dịch. Lũy kế đến cuối phiên giao dịch, thanh khoản trên sàn HOSE đạt 868 triệu cổ phiếu (+13,59%), tương đương 19.536 tỷ đồng (+15,33%) về giá trị giao dịch.
![]() |
Kết phiên 24/3, VN-Index tăng 8,44 điểm (+0,64%) lên mức 1.330 điểm. Ảnh chụp màn hình |
Theo các chuyên gia Công ty chứng khoán Vietcombank (VCBS) khuyến nghị, nhà đầu tư nên duy trì tỷ trọng cổ phiếu khoảng 60-70% danh mục đầu tư trong thời điểm hiện tại. Đồng thời, nhà đầu tư có thể chủ động tận dụng nhịp tăng ngắn hạn hiện tại để cơ cấu danh mục theo hướng chốt lời những mã đã đạt mục tiêu.
"Cùng với đó, tìm kiếm điểm mua mới ở các cổ phiếu đang trong xu hướng tích lũy nhưng thuộc các nhóm ngành đang được dòng tiền chú ý đến, trong đó tiêu biểu là chứng khoán, bán lẻ và bất động sản", chuyên gia VCBS nêu quan điểm.
Trong khi đó, nhóm phân tích của Công ty chứng khoán KB Việt Nam (KBSV) cho biết, lực cầu bắt đáy một lần nữa gia tăng quanh vùng hỗ trợ gần 1.315 điểm đã giúp VN-Index hình thành mẫu nến bật tăng tích cực.
Một tín hiệu cần lưu ý là độ rộng tăng điểm không thực sự thuyết phục khi số mã giảm điểm chiếm đa số và đà hồi phục chủ yếu tập trung tại một số mã vốn hóa lớn. Tín hiệu này cho thấy sự thiếu đồng pha giữa các nhóm nhưng cũng chưa phải là tín hiệu đáng lo ngại khi dòng tiền của nhịp tăng này có tính chọn lọc và luân chuyển giữa các nhóm.
"Xu hướng tăng ngắn hạn chủ đạo vẫn đang được duy trì, nhưng nhà đầu tư cần dựa vào điểm giao dịch của từng mã riêng lẻ, thay vì chỉ số chung để có hiệu quả tốt hơn", chuyên gia KBSV khuyến nghị.
Nhìn chung tâm lý thị trường vẫn khá lạc quan khi nhiều mã chịu áp lực điều chỉnh, thanh khoản giảm trong khi thị trường vẫn có những có hội nổi bật. Khối ngoại tiếp tục bán ròng mạnh với giá trị -718,9 tỷ đồng trên HOSE trong phiên 24/3. |