Nhiều điểm mới trong Bộ luật lao động về hợp đồng lao động Điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp khi người lao động chấm dứt hợp đồng lao động Những trường hợp nào không được hưởng trợ cấp thất nghiệp? |
Theo các quy định pháp luật hiện hành, khi cơ quan hoặc doanh nghiệp tiến hành sáp nhập, việc ký lại hợp đồng lao động mới với người lao động không bắt buộc. Cụ thể, Điều 43 Bộ luật Lao động năm 2019 quy định về nghĩa vụ của người sử dụng lao động khi sáp nhập, không đề cập đến việc phải ký kết lại hợp đồng lao động mới.
Ngoài ra, khoản 2 và khoản 3 Điều 33 Bộ luật Lao động năm 2019 quy định rằng việc sửa đổi, bổ sung nội dung hợp đồng lao động có thể được thực hiện thông qua việc ký kết phụ lục hợp đồng hoặc giao kết hợp đồng lao động mới nếu hai bên thỏa thuận được. Nếu không thỏa thuận được, các bên tiếp tục thực hiện hợp đồng lao động đã giao kết.
Theo các luật sư, sau khi sáp nhập bộ máy hành chính, việc ký lại hợp đồng lao động mới với người lao động không bắt buộc. Tuy nhiên, nếu có thay đổi về nội dung công việc, vị trí hoặc các điều khoản khác, hai bên có thể thỏa thuận sửa đổi bằng cách ký phụ lục hợp đồng hoặc hợp đồng mới.
Luật sư Hoàng Trọng Giáp (Đoàn Luật sư TP. Hà Nội) cho biết, theo Điều 43 Bộ luật Lao động, không có quy định bắt buộc người sử dụng lao động phải ký kết lại hợp đồng mới với người lao động sau khi sáp nhập. Do đó, cơ quan mới sau sáp nhập không cần phải ký lại hợp đồng lao động với người lao động.
Luật sư Đặng Văn Cường (Đoàn Luật sư Hà Nội) nhấn mạnh, đối với những người làm việc theo chế độ hợp đồng, sau khi sắp xếp lại bộ máy, các bên có thể ký lại hợp đồng hoặc phụ lục hợp đồng để phù hợp với nội dung công việc và chế độ quyền lợi của người lao động.
Người lao động hưởng lương từ ngân sách Nhà nước có thể là công chức, có thể là viên chức, có thể là người lao động hợp đồng. Địa vị pháp lý của họ phụ thuộc vào vị trí công tác, nhu cầu công việc đối với từng trường hợp cụ thể. Mối quan hệ này được thực hiện trên cơ sở Bộ luật lao động, luật công chức và luật viên chức.
![]() |
Theo các quy định pháp luật hiện hành, khi cơ quan hoặc doanh nghiệp tiến hành sáp nhập, việc ký lại hợp đồng lao động mới với người lao động không bắt buộc. Ảnh minh hoạ |
Những người không còn làm việc trong cơ quan nhà nước sẽ được hưởng chế độ hưu trí, cho thôi việc và được hưởng quyền lợi theo quy định pháp luật. Những người ở lại sẽ có những quyết định về điều động, bổ nhiệm, phân công.
Như vậy, việc ký lại hợp đồng lao động sau sáp nhập không bắt buộc, trừ khi có sự thay đổi về điều kiện làm việc hoặc các nội dung khác trong hợp đồng.