Nhiều người muốn gửi tiết kiệm ngân hàng nhưng không biết sẽ nhận được tiền lãi bao nhiêu. Để hiểu rõ và nắm được dòng tiền khi gửi tiết kiệm, khách hàng cần nắm được cách tính lãi suất ngân hàng.
Hiện nay, có 2 hình thức gửi tiết kiệm phổ biến, đó là gửi tiết kiệm có kỳ hạn và gửi tiết kiệm không kỳ hạn.
![]() |
Lãi suất gửi tiết kiệm được tính theo nhiều cách, tuỳ thuộc vào hình thức gửi tiết kiệm. Ảnh minh hoạ |
Cách tính lãi suất gửi tiết kiệm có kỳ hạn
Gửi tiền tiết kiệm có kỳ hạn tại ngân hàng, tuỳ vào lãi suất niêm yết, số tiền gửi, bạn có thể tính tiền lãi gửi tiết kiệm qua công thức:
+ Số tiền lãi theo ngày = Số tiền gửi x lãi suất (%năm) x số ngày gửi/365.
+ Số tiền lãi theo tháng = Số tiền gửi x lãi suất (%năm)/12 x số tháng gửi.
Ví dụ, bạn gửi 500 triệu tại ngân hàng A kỳ hạn 12 tháng, lãi suất tháng 3/2025 đang ở mức 4,8%.
Tiền lãi bạn nhận được là: 500 triệu x 4,8%/12 x 12 tháng = 24 triệu đồng.
Cách tính lãi suất gửi tiết kiệm không kỳ hạn
Gửi tiết kiệm không kỳ hạn là hình thức gửi tiết kiệm không có mức kỳ hạn nào. Người gửi có thể rút tiền bất cứ thời điểm nào.
Cách tính tiền lãi suất không kỳ hạn áp dụng theo công thức:
Số tiền lãi = Số tiền gửi x lãi suất (%/năm) x số ngày thực gửi/365
Trong đó, số tiền gửi là số tiền ban đầu khách hàng gửi vào tài khoản tiết kiệm. Lãi suất là mức lãi suất hàng năm của ngân hàng gửi tiết kiệm. Số ngày thực gửi là số ngày giữa 2 lần gửi liền kề. Nếu rút tiền trước hạn, số ngày thực gửi được tính đến ngày rút tiền.
Ví dụ, bạn gửi 500 triệu đồng không kỳ hạn tại Ngân hàng A, với lãi suất 3%. Thời điểm bạn rút số tiền gửi đó là 6 tháng (180 ngày).
Cách tính lãi suất ngân hàng cho tiền gửi tiết kiệm trong trường hợp này như sau:
Tiền lãi = 500 triệu x 3% x 180/365 = 7,39 triệu đồng.
Cách tính tiền lãi suất gửi tiết kiệm online
Ngoài ra, bạn có thể tính tiền gửi tiết kiệm online nhanh chóng qua hệ thống website của ngân hàng. Tại đây, bạn lựa chọn số tiền gửi, kỳ hạn gửi, lãi suất tiết kiệm và bấm xem kết quả.
Cách tính lãi suất tiết kiệm ngân hàng sau khi đáo hạn, không rút sổ tiết kiệm?
Hiện nay, các ngân hàng đều áp dụng cách tính lãi suất tiết kiệm khi đến ngày đáo hạn mà không tất toán:
+ Phần lãi sẽ tự động nhập gốc và tài khoản chuyển sang kỳ hạn tiếp theo. Thông thường sẽ cùng kỳ hạn bạn đã chọn ban đầu, với lãi suất mới ở thời điểm tái tục.
+ Nếu kỳ hạn gửi tiết kiệm của bạn đã hết áp dụng, ngân hàng sẽ tự động tái tục theo chu kỳ ngắn hơn gần với kỳ hạn ban đầu nhất.