Nhập khẩu lúa mì từ thị trường Brazil tăng 348% Tháng 1/2025, Việt Nam chi 107 triệu USD nhập khẩu lúa mì Nhập khẩu lúa mì từ thị trường Ukraine tăng gần 350% về lượng trong 11 tháng |
Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, nhập khẩu lúa mì về Việt Nam trong tháng 1/2025 đạt hơn 403.000 tấn với trị giá hơn 107 triệu USD, tăng 9,9% về lượng, tăng 6,5% kim ngạch so với tháng 12/2024. Giá nhập khẩu bình quân đạt 266 USD/tấn, giảm 3,1%.
Xét về thị trường, Brazil là nhà cung cấp lúa mì lớn nhất cho Việt Nam với hơn 210.000 tấn, tương đương hơn 54 triệu USD, tăng mạnh 50,6% về lượng và tăng 50,5% về kim ngạch so với cùng kỳ năm trước. Giá trung bình 258 USD/tấn, giảm nhẹ so với tháng 1/2024.
Đứng thứ 2 là Australia với sản lượng đạt hơn 62.000 tấn, trị giá hơn 17 triệu USD, giảm 71% về lượng, giảm 75,2% kim ngạch so với cùng kỳ năm trước. Giá bình quân 275 USD/tấn, giảm 14%.
![]() |
Tháng 1/2025, nhập khẩu lúa mì từ thị trường Canada tăng mạnh 2.154% về lượng, tăng 1.919% về kim ngạch. Ảnh minh hoạ |
Trong số các thị trường chủ đạo, mức nhập khẩu từ Canada vào Việt Nam đang tăng trưởng mạnh mẽ. Cụ thể, nhập khẩu lúa mì về Việt Nam từ thị trường này đạt 54.565 tấn, tương đương 16,61 triệu US trong tháng đầu năm, tăng mạnh 2.154% về lượng và 1.919% kim ngạch so với tháng 1/2024 nhưng giảm 10,4% về giá so với tháng 1/2024. Giá bình quân 304 USD/tấn, giảm 10% so với cùng kỳ.
Nhập khẩu lúa mì từ thị trường Nga đạt 61.794 tấn, tương đương 15,51 triệu USD, giá 250,9 USD/tấn, tăng 265,6% về khối lượng, tăng 258,4% về kim ngạch nhưng giảm 2% về giá so với tháng 1/2024.
Bên cạnh là một quốc gia mạnh về xuất khẩu nông sản như lúa gạo, sắn, cà phê, hạt điều hay hồ tiêu, Việt Nam còn đứng top thế giới về nhập khẩu và tiêu thụ một số loại nông sản quan trọng khác, nổi bật là lúa mì. Theo Hiệp hội chăn nuôi, lúa mì nhập về Việt Nam chủ yếu được sử dụng trong sản xuất thức ăn chăn nuôi hỗn hợp. Việt Nam không sản xuất lúa mì, vì vậy nguồn cung phụ thuộc hoàn toàn vào nhập khẩu.
Lúa mì là một trong những nguồn lương thực thiết yếu, được tiêu thụ nhiều nhất trên thế giới. Đồng thời đây cũng là 1 trong những loại ngũ cốc lâu đời nhất thế giới, còn có tên gọi khác là lúa miến hay tiểu mạch. Với mức sản lượng đứng sau bắp (ngô) và gạo, nó được xem như nguồn cung cấp lương thực chủ yếu cho con người trên khắp năm châu.
Lúa mì được ứng dụng rộng rãi, nhiều nhất chính là làm ra các loại bánh mì, bột mì, tiếp đó là các thực phẩm như mì sợi, bánh kẹo, rượu, bia hay các nhiên liệu sinh học khác.