Nhập khẩu khí đốt hóa lỏng năm 2024 tiếp tục tăng mạnh

12:13 | 07/02/2025 In bài biết
Năm 2024, cả nước nhập khẩu trên 3,11 triệu tấn khí đốt hóa lỏng, trị giá trên 2,04 tỷ USD, tăng 6,12% về lượng, tăng 31,55% về trị giá so với cùng kỳ năm 2023.
Tháng 2/2024, Việt Nam chi gần 144 triệu USD nhập khẩu khí đốt hóa lỏng Việt Nam nhập khẩu khí đốt hóa lỏng của Qatar tăng mạnh Việt Nam chi hơn 1,54 tỷ USD nhập khẩu khí đốt hóa lỏng trong 9 tháng năm 2024

Dữ liệu thống kê mới nhất của Tổng cục Hải quan cho thấy, nhập khẩu khí đốt hóa lỏng (LNG) trong năm 2024 tiếp tục gia tăng mạnh.

Năm 2024, cả nước nhập khẩu trên 3,11 triệu tấn khí đốt hóa lỏng, trị giá trên 2,04 tỷ USD, giá nhập khẩu trung bình đạt 656,6 USD/tấn, tăng 6,12% về lượng, tăng 31,55% về trị giá và tăng 6,12% về giá nhập khẩu so với năm 2023.

Việt Nam nhập khẩu khí đốt hóa lỏng nhiều nhất từ 3 thị trường: Qatar, Saudi Arabia và UAE, với trị giá gần 890 triệu USD.

Nhập khẩu khí đốt hóa lỏng năm 2024 tiếp tục tăng mạnh
Việt Nam chi hơn 2 tỷ USD nhập khẩu khí đốt hóa lỏng trong năm 2024, tăng 31,5% so với năm 2023. Ảnh: PV GAS

Trong đó, Qatar là thị trường lớn nhất, với 619.866 tấn, trị giá trên 384,86 triệu USD, tăng 211% về lượng, tăng 197,46% về trj giá so với năm trước. Nguồn nhập khẩu từ Quata chiếm 19,9% trong tổng lượng và chiếm 18,8% trong tổng trị giá nhập khẩu khí đốt hóa lỏng của cả nước.

Saudi Arabia là thị trường nhập khẩu khí đốt hóa lỏng lớn thứ 2 của Việt Nam, với 401.231 tấn, tương đương trên 264,09 triệu USD, giảm 29,49% về lượng, giảm 20,2% về trị giá.

Tiếp theo là thị trường UAE với lượng nhập khẩu 369.410 tấn, trị giá trên 236,52 triệu USD, giảm 16,76% về lượng, giảm 9,32% về trị giá so với năm 2023.

Thị trường khí đốt hóa lỏng Việt Nam được hình thành và phát triển từ năm 1991, với sản lượng chỉ khoảng 400 tấn. Hiện sản xuất LPG trong nước được cung cấp từ Nhà máy Dinh Cố và Nhà máy lọc dầu Dung Quất với sản lượng khoảng 750.000 tấn/năm.

LPG ở Việt Nam chủ yếu được dùng để chiết nạp vào bình chứa phục vụ cho nhu cầu dân sinh như sưởi ấm, nấu ăn, công nghiệp, sử dụng trong xe cộ, chất làm lạnh... Bên cạnh đó, các ứng dụng khác từ sản phẩm LPG hiện còn thấp như sử dụng trong công nghệ hóa dầu.

Hiện nguồn cung gas nội địa chỉ chủ động được khoảng 60% mức tiêu thụ, do đó, giá bán lẻ gas trong nước bị chi phối và ảnh hưởng bởi giá gas thế giới. Nhu cầu tiêu dùng LPG ngày càng lớn, trong khi nguồn cung tại chỗ chưa theo kịp, nhập khẩu LPG tiếp tục là giải pháp để bù đắp lượng thiếu hụt trong những năm tới.

Ngọc Ngân

Chuyên trang kinh tế Việt Nam của Báo Công Thương

Cơ quan ngôn luận của Bộ Công Thương

Tổng biên tập: Nguyễn Văn Minh

Phó tổng biên tập: Nguyễn Tiến Cường

® Giấy phép hoạt động Chuyên trang của Báo điện tử số 18/GP-CBC do Cục Báo chí - Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 9/8/2023

Tòa soạn: Tầng 10-11, Tòa nhà Bộ Công Thương, số 655 Phạm Văn Đồng, Bắc Từ Liêm, Hà Nội.

Hotline: 0866.59.4498

Tel: 024.936.6400 - Fax: 024.936.6402

Email: [email protected]

Bản quyền thuộc về Báo Công Thương. Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản.

Đường dẫn bài viết: https://kinhte.congthuong.vn/nhap-khau-khi-dot-hoa-long-nam-2024-tiep-tuc-tang-manh-372708.html