Mía lộc 'xuống phố' chờ giao thừa, giá cao vẫn đắt khách
Chiều 29 Tết, mía lộc được bày bán, tập kết trên các vỉa hè ở khắp các con phố nội thành Hà Nội, chuẩn bị cho khoảnh khắc đón giao thừa.
Người xưa cho rằng, cây mía là biểu tượng của sự giao hòa, kết nối giữa hai thế giới âm - dương, là "sợi dây" để tổ tiên có thể chung vui mừng năm mới cùng con cháu.
 |
Chiều 28/1/2025 (tức 29 Tết), theo ghi nhận của phóng viên Báo Công Thương, mía lộc được các tiểu thương vận chuyển về khắp các vỉa hè, chợ hoa, chợ dân sinh ở Hà Nội như chợ Đền Lừ, chợ Long Biên, đường Yên Phụ, phố Lò Đúc... |
 |
Theo các tiểu thương, giá mía lộc năm nay đắt gấp đôi những năm trước. Mía lộc đang được bán với giá 120.000 đồng/cặp, giá có thể tăng gấp đôi sau đêm giao thừa. |
 |
Chị Hoàng Cẩm Anh - một người bán mía trên phố Lò Đúc (Hà Nội) cho biết đã chuẩn bị khoảng 100 cây mía để bán dịp Tết Nguyên đán năm nay. |
 |
Mía lộc được bó theo từng đôi. |
 |
Người Việt ta có phong tục mua 2 cây mía còn nguyên phần rễ và lá về dựng hai bên bàn thờ ngày đầu năm. |
 |
Người Việt Nam quan niệm rằng thắp hương mía trong ngày Tết là để cầu mong một năm mới an lành, ngọt ngào và tràn đầy may mắn. |
 |
Bên cạnh đó, cây mía với dáng thẳng, chắc khỏe còn tượng trưng cho sự vững vàng, mạnh mẽ, gửi gắm hy vọng về một năm mới thành công và phát triển. |
 |
Vì lẽ này mà sau giao thừa, mía lộc đặc biệt là các cây mía đẹp còn nguyên ngọn lá gốc rễ được nhiều người dân săn đón. |
 |
Cũng có nhiều người dân mua mía lộc sớm từ trước đêm giao thừa. |
 |
Trên cây mía lộc, tiểu thương thường gắn thêm nơ đỏ hoặc túi muối. Những túi muối kèm theo mía lộc. Đây là hai món hàng được nhiều người chọn mua sau lễ giao thừa nhằm cầu may. |
 |
Tuy giá cao, nhưng nhiều người dân vẫn sẵn sàng bỏ tiền mua về đặt cạnh bàn thờ theo phong tục truyền thống và lấy may năm mới. |
Minh Đạt