Hà Nội: Toàn cảnh sông Hồng sau cảnh báo lũ khẩn cấp

14:20 | 10/09/2024 In bài biết
Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia dự báo trong 12 đến 24 giờ tiếp theo, lũ trên sông Hồng tại Hà Nội tiếp tục lên nhanh, đạt mức báo động.
Cập nhật hình ảnh trực tiếp tình hình mưa lũ tại Hà Nội BẢN TIN ĐẶC BIỆT cảnh báo lũ khẩn cấp trên hệ thống sông Hồng Hà Nội: Nước sông Hồng dâng cao, tuyến đường sắt qua cầu Long Biên bị tạm dừng hoạt động

Theo cập nhật mới nhất từ Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, sáng ngày 10/9, lũ trên sông Thao tại thành phố Lào Cai đang xuống chậm, tại Bảo Hà, Yên Bái đang lên; lũ trên sông Lô (Tuyên Quang, Phú Thọ), sông Cầu (Thái Nguyên, Bắc Ninh), sông Thương (Bắc Giang), sông Thái Bình (Hải Dương), sông Hồng (Hà Nội), sông Hoàng Long (Ninh Bình) đang lên; sông Lục Nam (Bắc Giang) đang xuống chậm. Lúc 01h ngày 10/9/2024 mực nước trên sông Hồng tại Hà Nội là 8,26m (dưới BĐ1: 1,24m).

Một số hình ảnh nước lũ dâng cao được phóng viên Báo Công Thương ghi nhận lúc 11h trưa ngày 10/9 tại khu vực bãi giữa sông Hồng:

Mực nước trên sông Hồng, sông Đuống tiếp tục lên nhanh. Đỉnh lũ trên sông Hồng, sông Đuống ở mức báo động 1.
Trong 24 giờ tới, mực nước trên sông Hồng cảnh báo tiếp tục lên nhanh. Đỉnh lũ trên sông Hồng ở mức báo động 1. Mực nước sông lên cao nguy cơ xảy ra sạt lở đất, ngập lụt các vùng trũng thấp, các bãi nổi giữa sông, bãi nổi ngoài đê, ảnh hưởng đến an toàn đối với các tuyến đê, vùng ven sông Hồng, sông Đuống. Ảnh: Hoàng Toàn
Nước sông Hồng đang dâng lên rất cao.
Đặc biệt chú ý khu vực sông Hồng nguy cơ ngập ven bờ bãi Phúc Xá (Ba Đình), bến đò Ngọc Lâm, 2 bên bờ cầu Long Biên, chân cầu Nhật Tân, cầu Thăng Long, phía sau chợ Long Biên. Ảnh: Hoàng Toàn
Trước tình hình nước sông Hồng dâng cao, gây nguy cơ ngập lụt, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội đề nghị UBND các quận, huyện, thị xã sẵn sàng sơ tán người dân sống tại khu vực bãi giữa sông Hồng trên địa bàn các quận: Tây Hồ, Ba Đình, Long Bi
Trước tình hình nước sông Hồng dâng cao, gây nguy cơ ngập lụt, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội đề nghị UBND các quận, huyện, thị xã sẵn sàng sơ tán người dân sống tại khu vực bãi giữa sông Hồng trên địa bàn các quận: Tây Hồ, Ba Đình, Long Biên... Ảnh: Hoàng Toàn
nước cũng ngập ngoài bãi, mực nước lên nhanh khiến người dân hoang mang vì nhiều hoa màu, đặc biệt là quất cảnh bị ngập úng.
Đồng thời, để đảm bảo an toàn, đề nghị người dân không đến những khu vực bị ngập, có nguy cơ sạt lở; không vớt củi và đồ vật trôi nổi trên sông; không đi vào khu vực nguy hiểm như những nơi nước chảy xiết, ven sông hay nơi có nguy cơ sạt lở; chủ động thực hiện các biện pháp phòng, chống lũ đảm bảo an toàn tính mạng và tài sản. Ảnh: Hoàng Toàn
nước dâng cao tại lối xuống bãi xe Chương Dương Độ (quận Hoàn Kiếm), lực lượng chức năng chặn đường, cảnh báo người dân không tiếp cận khu vực nguy hiểm.
Nước dâng cao mấp mé nhà dân, lực lượng chức năng chặn đường, cảnh báo người dân không tiếp cận khu vực nguy hiểm. Ảnh: Hoàng Toàn
heo ghi nhận vào sáng nay, ngày 10-9, tại khu vực cầu Thăng Long (Hà Nội), mực nước sông Hồng dâng cao nhanh chóng do ảnh hưởng của mưa lũ.
Theo ghi nhận vào trưa nay 10/9, tại khu vực cầu Long Biên (Hà Nội), mực nước sông Hồng dâng cao nhanh chóng do ảnh hưởng của mưa lũ. Ảnh: Hoàng Toàn
Chỉ sau một đêm, nhiều bụi cây cao ven sông Hồng hiện giờ chỉ còn nhìn thấy ngọn do nước dâng.
Lực lượng chức năng cảnh báo, người dân cần thường xuyên theo dõi các bản tin cảnh báo lũ trên các phương tiện thông tin đại chúng; giữ liên lạc, thông tin và chấp hành các biện pháp phòng chống lũ theo chỉ đạo của chính quyền địa phương. Ảnh: Hoàng Toàn
g dâng cao nhấn chìm.
Một khu vui chơi cũng bị nước sông Hồng dâng cao nhấn chìm. Ảnh: Hoàng Toàn
Theo người dân, trận lụt lớn nhất tại đây xảy ra vào năm 1996. Thời điểm đó nước ngập lên đến khu vực cửa khẩu, cơ quan chức năng phải đóng cửa khẩu để ngăn nước vào trong, tránh ngập cho khu vực nội thành.
Theo người dân địa phương, trận lụt lớn nhất tại đây xảy ra vào năm 1996. Ảnh: Hoàng Toàn
Một số người dân sống dưới bến sông phải di chuyển bằng thuyền khi nước sông Hồng dâng cao.
Một số người dân sống dưới bến sông phải di chuyển bằng thuyền khi nước sông Hồng dâng cao. Ảnh: Hoàng Toàn
Người dân ven sông Hồng chật vật di chuyển sơ tán
Người dân ven sông Hồng chật vật di chuyển sơ tán. Ảnh: Hoàng Toàn
Tại khu vực phường Chương Dương, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội (gần khu vực cầu Chương Dương) chỉ sau một đêm, mực nước sông Hồng dâng cao cả mét.
Tại khu vực phường Chương Dương, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội (gần khu vực cầu Chương Dương) chỉ sau một đêm, mực nước sông Hồng dâng cao cả mét. Ảnh: Hoàng Toàn

Trung tâm Dự báo Khí tượng thuỷ văn quốc gia đã có cảnh báo ngập lụt tại Hà Nội vào sáng 10/9/2024. Theo đó, Cảnh báo đợt mưa do hoàn lưu sau bão số 3 sẽ gây ngập úng cho nhiều tuyến phố nội thành với độ sâu phổ biến từ 10-20 cm. Đáng chú ý, một số tuyến phố có khả năng ngập sâu hơn 25-30 cm.

Những đường phố có khả năng ngập sâu:

Quận Tây Hồ: Thụy Khuê, Dương Quảng Hàm, Phú Xá...

Quận Ba Đình: Thành Công, Huỳnh Thúc Kháng, La Thành, Liễu Giai, Điện Biên Phủ, Núi Trúc, Ngọc Khánh, Nguyễn Trường Tộ...

Quận Hoàn Kiếm: Phùng Hưng, Liên Trì-Nguyễn Gia Thiều, ngã tư Tạ Hiện - Lương Ngọc Quyến, phố Đinh Liệt, phố Nguyễn Siêu-ngõ Gạch, Tông Đản, ngã tư Quang Trung - Trần Quốc Toản, Thợ Nhuộm, Bà Triệu, Điện Biên Phủ, Quán Thánh, ngã ba Đường Thành - Hàng Nón.

Quận Đống Đa: Bùi Xương Trạch, Huỳnh Thúc Kháng, Thái Hà, Chùa Bộc, Phạm Ngọc Thạch, Tôn Đức Thắng, Khâm Thiên, Lê Duẩn, Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Kim Liên...

Quận Thanh Xuân: Lê Trọng Tấn, Hoàng Văn Thái, Nguyễn Ngọc Nại, Vương Thừa Vũ, Nguyễn Văn Trỗi, Nguyễn Tuân, Lương Thế Vinh, Nguyễn Xiển, Quan Nhân - Vũ Trọng Phụng, Nguyễn Trãi, Nguyễn Huy Tưởng, Phùng Khoang, đường Tố Hữu (đoạn từ Lương Thế Vinh đến Trung Văn)…

Quận Hai Bà Trưng: Nguyễn Khoái, Lạc Trung, Mạc Thị Bưởi, Hàng Chuối, Trần Xuân Soạn, Thanh Nhàn, Yec-xanh.

Quận Cầu Giấy: Ngã tư Dương Đình Nghệ - Nam Trung Yên (phía sau tòa nhà Keangnam), Hoàng Quốc Việt (gần Đại học Điện lực), Phan Văn Trường, Phùng Chí Kiên, Trần Bình, phố Hoa Bằng.

Quận Hoàng Mai: Thịnh Liệt, đường Đền Lừ, đường Hoàng Mai, phố Vĩnh Hưng, Trương Định, Lĩnh Nam, Định Công.

Quận Nam Từ Liêm: phố Đỗ Đức Dục, phố Phùng Khoang, hầm chui dân sinh qua Đại lộ Thăng Long.

Quận Hà Đông: Phố Triều Khúc, đường Quyết Thắng, Tô Hiệu, Yên Nghĩa...

Nguyễn Hương - Hoàng Toàn

Chuyên trang kinh tế Việt Nam của Báo Công Thương

Cơ quan ngôn luận của Bộ Công Thương

Tổng biên tập: Nguyễn Văn Minh

Phó tổng biên tập: Nguyễn Tiến Cường

® Giấy phép hoạt động Chuyên trang của Báo điện tử số 18/GP-CBC do Cục Báo chí - Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 9/8/2023

Tòa soạn: Tầng 10-11, Tòa nhà Bộ Công Thương, số 655 Phạm Văn Đồng, Bắc Từ Liêm, Hà Nội.

Hotline: 0866.59.4498

Tel: 024.936.6400 - Fax: 024.936.6402

Email: [email protected]

Bản quyền thuộc về Báo Công Thương. Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản.

Đường dẫn bài viết: https://kinhte.congthuong.vn/ha-noi-toan-canh-song-hong-sau-canh-bao-lu-khan-cap-344784.html