Thủ tướng yêu cầu kiểm soát chặt chẽ chi phí sản xuất, phát hành sách giáo khoa

20:46 | 25/12/2023 In bài biết
Ngày 25/12, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký ban hành Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ, nhấn mạnh việc kiểm soát sản xuất, phát hành sách giáo khoa.
Thủ tướng yêu cầu Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn học sinh nghỉ học khi rét đậm bất thường Lào Cai báo cáo Thủ tướng vụ 11 học sinh ăn 2 gói mì tôm chan cơm Xử lý nghiêm phụ huynh học sinh đưa đón con vi phạm an toàn giao thông

Theo đó, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã ký ban hành Chỉ thị số 32/CT-TTg ngày 25/12/2023 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục đẩy mạnh đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục phổ thông.

Chỉ thị nêu rõ, chương trình giáo dục phổ thông 2018 dù bước đầu có những chuyển biến tích cực nhưng việc biên soạn, thực nghiệm và thẩm định sách giáo khoa còn hạn chế.

Vì vậy, Bộ Giáo dục và Đào tạo cần tổng kết việc triển khai đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông 2018. Từ đó, đề xuất phương án, báo cáo Chính phủ trình Quốc hội việc tổ chức biên soạn một bộ sách giáo khoa theo quy định tại Nghị quyết số 88/2014/QH13 của Quốc hội trong năm 2025.

Bộ cần ban hành văn bản hướng dẫn về phương pháp định giá sách giáo khoa, bảo đảm kiểm soát chặt chẽ chi phí sản xuất, phát hành để giảm giá thành sách giáo khoa.

Thủ tướng yêu cầu kiểm soát chặt chẽ chi phí sản xuất, phát hành sách giáo khoa
Thủ tướng yêu cầu kiểm soát chặt chẽ chi phí sản xuất, phát hành sách giáo khoa

Bên cạnh đó, cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông.

Đặc biệt, với những học sinh diện chính sách, diện hộ nghèo, học sinh có hoàn cảnh gia đình khó khăn, vùng sâu, vùng xa, học sinh vùng đồng bào dân tộc thiểu số, cần xây dựng và triển khai phương án hỗ trợ sách giáo khoa.

Để thực hiện tốt Chỉ thị, Bộ Bộ Giáo dục và Đào tạo cùng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội khẩn trương thực hiện thống nhất liên thông chương trình, nội dung các bậc học trong hệ thống giáo dục quốc dân.

Trong khi đó, Bộ Tài chính sẽ bố trí ngân sách cho giáo dục, đào tạo và kinh phí thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018 theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước.

Về tình trạng thừa, thiếu giáo viên của các cơ sở giáo dục, Bộ Nội vụ phải chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc các địa phương thực hiện việc tuyển dụng giáo viên theo biên chế được giao.

Ngoài ra, cần đẩy mạnh xã hội hóa, huy động các nguồn lực đầu tư cho giáo dục; tiếp tục thực hiện hiệu quả Đề án phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục, thực hiện đồng bộ các giải pháp giải quyết tình trạng thừa, thiếu giáo viên; thực hiện tuyển dụng giáo viên bảo đảm đủ số biên chế được cấp có thẩm quyền giao.

Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm rà soát quy hoạch, phát triển mạng lưới cơ sở giáo dục phổ thông; quy hoạch quỹ đất sử dụng cho giáo dục và đào tạo.

Thanh Thúy

Chuyên trang kinh tế Việt Nam của Báo Công Thương

Cơ quan ngôn luận của Bộ Công Thương

Tổng biên tập: Nguyễn Văn Minh

Phó tổng biên tập: Nguyễn Tiến Cường

® Giấy phép hoạt động Chuyên trang của Báo điện tử số 18/GP-CBC do Cục Báo chí - Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 9/8/2023

Tòa soạn: Tầng 10-11, Tòa nhà Bộ Công Thương, số 655 Phạm Văn Đồng, Bắc Từ Liêm, Hà Nội.

Hotline: 0866.59.4498

Tel: 024.936.6400 - Fax: 024.936.6402

Email: [email protected]

Bản quyền thuộc về Báo Công Thương. Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản.

Đường dẫn bài viết: https://kinhte.congthuong.vn/thu-tuong-yeu-cau-kiem-soat-chat-che-chi-phi-san-xuat-phat-hanh-sach-giao-khoa-294127.html