Tồn kho đạt chuẩn tạm ngưng đà giảm trong bối cảnh triển vọng xuất khẩu tăng tại các quốc gia sản xuất hàng đầu đã tạo sức ép lên giá.
Tồn kho Arabica đạt chuẩn trên Sở ICE-US tính đến hết ngày 4/12 giữa nguyện tại mức 224.066 bao loại 60kg, mức thấp nhất trong hơn 24 năm. Cùng với đó, số bao cà phê chờ chứng nhận có tăng thêm 849 bao, lên mức 27.834 bao nhưng tốc độ còn khá chậm và cũng chưa bằng một nửa số bao đã mất vừa qua.
Theo sau Brazil và Honduras, lượng cà phê xuất đi trong tháng 11 của Costa Rica ghi nhận mức cao hơn 37% so với cùng kỳ vụ trước. Tuy nhiên, đi sâu vào số liệu xem xét số liệu của Brazil có thể thấy lượng cà phê xuất đi trong tháng 11 dù vẫn cao hơn 8% so với cùng kỳ năm 2022 nhưng lại giảm 6% so với tháng 10. Đặc biệt, trong 4 ngày đầu tháng 12, lượng cà phê xuất đi là 313.279 bao, giảm 17% so với cùng kỳ tháng trước. Điều này có thể là tín hiệu cho việc hoạt động đẩy mạnh xuất khẩu của nông dân Brazil đang yếu dần đi, khá khớp với các dự báo của giới chuyên gia trước đó khi cho rằng quốc gia này sẽ đẩy mạnh việc xuất khẩu cà phê cho đến hết tháng 11 hoặc 12 năm nay.
Về mặt kỹ thuật, trên khung D1, đường MACD vẫn cắt đường Signal đi lên, trong khi giá có xu hướng đi xuống cắt đường trung bình động MA20 để tiến vào cạnh dưới của dải Bollinger Bands.
Nhận định: Giá Arabica trong phiên hôm nay có thể sẽ biến động trong khoảng 176,50 – 182cents/pound.
![]() |
Với Robusta, thị trường chưa ghi nhận nhiều thông tin cơ bản mới, chủ yếu vẫn chờ đợi số liệu xuất khẩu cà phê tháng 11 của Việt Nam sẽ được Hải quan công bố vào đầu tuần tới.
Trong bối cảnh này, giá Robusta sẽ chịu chi phối phần nhiều bởi giá Arabica và yếu tố kỹ thuật.
Về mặt kỹ thuật, trên khung D1 giá đã chạm xuống cạnh dưới của dải Bollinger Bands lại nhanh chóng hồi về cạnh trên, tạo nên 1 nến rút chân. Đường MACD vẫn nằm trên đường Signal và mức 0 dù đang có xu hướng lao xuống.
Nhận định: Giá Robusta trong phiên hôm nay khả năng cao vẫn chưa thể phá được mức 2.500 USD/tấn để đi xuống.
![]() |