Đưa dạy thêm, học thêm vào danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện Trường Đại học Công Thương TP. Hồ Chí Minh có thêm 8 chương trình đạt chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục |
Đến nay hầu như khi tìm hiểu về các trường đại học, cao đẳng trong cả nước, trên trang web đều có lời mở đầu đầy hấp dẫn, nào là nơi chắp cánh tương lai, với những kiến thức được dạy, được thực hành sẽ biến tấm bằng đại học, cao hơn là thạc sỹ trở thành “chìa khóa" vạn năng, sau khi ra trường sẽ được săn đón, có công việc, mức lương ổn định, mở rộng con đường thăng tiến trong sự nghiệp và hội nhập quốc tế.
![]() |
Đừng ảo tưởng bằng giỏi đại học là "chìa khóa" vạn năng |
Từ đó, nhiều bạn học sinh, sinh viên vẫn nghĩ rằng, khi cầm trên tay tấm bằng đại học, nhất là bằng giỏi, sẽ là "chìa khóa" vạn năng, sẽ mở được tất cả những cánh cửa cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn cả nước và thậm chí cả những doanh nghiệp ở nước ngoài. Tuy nhiên, không ít trường hợp ra trường, cầm tấm bằng đại học đi xin việc, thử việc nhiều nơi, qua nhiều đơn vị vẫn không có ai nhận, để rồi lại phải ngậm trái đắng làm nghề tự do, thậm chí là chạy xe ôm công nghệ, hoặc về quê xây dựng gia đình, trồng rau, nuôi cá.
Không thể phủ nhận vai trò của thầy giáo, cô giáo, của các cơ sở giáo dục đối với xã hội, nhưng có một thực tế hiện nay nhà trường vẫn chỉ dạy những gì mình có, không cập nhật kịp xu thế, thời đại. Còn sinh viên, học viên cũng không biết mình đang cần gì, chỉ nhăm nhăm tiếp thu những gì nhà trường có truyền dạy cho mình.
Đương nhiên là sinh viên đến trường là để học, nhưng học để thực hành cho được với thực tế xã hội mới là quan trọng. Nhiều học sinh, sinh viên nhắm mắt đưa chân đi học là học cho bằng bạn bằng bè, hoặc đi học là để biết, kiểu như biết thế giới đó đây.
Hơn nữa, bây giờ thi đỗ vào đại học dễ hơn nhiều so với những thập niên 80, 90. Mà ra trường cũng dễ, bằng cấp thì bằng khá, bằng giỏi quá nhiều. Nhà trường thì cứ muốn thu hút lượng sinh viên tối đa, muốn mở rộng ngành nghề. Còn họ không chú trọng đến chất lượng đào tạo và đào tạo cái gì.
Có ý kiến cho rằng, lạm phát điểm, số trường đại học số sinh viên nhiều như hiện nay dù sao cũng có một cái lợi, nó làm giảm giá trị cái bằng đại học, dẫn đến giảm bớt nạn sính và trọng bằng cấp trong xã hội. Vì bằng cấp và điểm giỏi bây giờ đại trà quá nên cuối cùng ai làm được việc hay không mới là quan trọng.
Nhiều người đánh giá, khi đạt được bằng giỏi mà ra trường không làm được việc thì chương trình đào tạo của chúng ta có vấn đề. Có thể chương trình học hoặc đào tạo bị lỗi thời hoặc không đi sát với thực tế. Các trường đại học cần liên lạc với các công ty, đơn vị lớn xem họ cần nhân viên tốt nghiệp biết những gì và dựa vào đó mà đào tạo.
Đáng nói, trên thế giới không biết có ai dạy không, nhưng môi trường giáo dục Việt Nam có đặc trưng là ngoài dạy kiến thức thì còn dạy cách kiếm điểm, dạy mẹo đi thi. Tức là thay vì trao dồi làm chủ kiến thức thì có một khoảng thời gian không nhỏ là được đào tạo các chiêu trò nhằm đạt điểm cao nhất. Điều này vô hình chung làm mất giá trị của kiến thức thực, thay vào đó là những con điểm không phản ánh trình độ thực tế của người học.
Vẫn biết bằng giỏi mà ra trường không làm được việc là khá phổ biến ở Việt Nam vì nhiều trường đại học bị khung chương trình và kiến thức giảng dạy bị lỗi thời, lạc hậu, chưa cập nhật được xu hướng phát triển của đời thực. Nhiều thầy cô chỉ là “máy dạy học thuật”, làm nghề dạy học lâu năm mà chẳng may thất nghiệp cũng phải lúng túng xoay sở như sinh viên mới ra đời.
Còn có ý kiến rằng, giảng dạy chẳng có mô hình trải nghiệm mà cứ đua nhau tăng học phí. Tình trạng lạm phát điểm là bệnh hình thức của ngành giáo dục đã xảy ra trong nhiều năm nay, ai được lợi thì đã rõ nên bây giờ mà thay đổi quay vào thực chất thì cảm tưởng như người không được sống ảo. Thời nay muốn có bằng cấp ở những trường học kiểu thị trường không chất lượng cảm tưởng như đi mua sắm thời trang vậy.
Nhiều người sẽ dựa vào hiện trạng này để xem thường bằng đại học, rộng lớn hơn là coi thường việc học, bằng chứng có rất nhiều suy nghĩ kiểu: “học đại học ra cũng đi chạy Grab, đi làm thuê’’, hoặc “học toán nhiều làm gì, cuối cùng cũng chỉ cộng trừ nhân chia, khó thì có máy tính”.
Có ý kiến chia sẻ, họ đang không tách bạch giữa việc “học” và việc “dạy”. Lạm phát điểm phần nhiều trách nhiệm nằm ở việc dạy, do dạy và kiểm tra dễ dãi dẫn đến lượng sinh viên giỏi tăng, nhưng kiến thức đọng lại không bao nhiêu. Còn việc sinh viên học xong không làm được là vì họ không thực sự học, học đối phó, học cho có. Nếu sinh viên học theo đúng nghĩa học, và trường đại học dạy theo đúng nghĩa dạy thì chất lượng sinh viên ra trường tự nhiên sẽ tăng.
Có lẽ đã đến lúc ngành giáo dục phải can thiệp việc đào tạo tràn lan như hiện nay. Mỗi sinh viên tính từ lúc thi đến lúc cầm bằng ra trường cũng mất rất nhiều tiền và nhiều thời gian. Nhưng quay lại phục vụ xã hội thì chẳng được bao nhiêu, đa số phải học lại người đi trước ở cơ quan doanh nghiệp, do đó nhất định phải can thiệp.
Còn các bạn học sinh, sinh viên khi ngồi trên ghế nhà trường hãy xác định mình học cái gì, cần gì để phục vụ cho tương lai sau này, đừng ảo tưởng tấm bằng giỏi là "chìa khóa" vạn năng!