Lúa mì tăng vọt, chấm dứt chuỗi 5 phiên suy yếu liên tiếp

11:36 | 22/11/2023 In bài biết
Bên cạnh lực mua kỹ thuật, căng thẳng leo thang ở khu vực Biển Đen cũng là yếu tố hỗ trợ giá lúa mì.
Lúa mì ghi nhận mức giảm mạnh nhất trong hơn 3 tuần qua Giá lúa mì lao dốc, dẫn dắt đà giảm của nhóm nông sản Lúa mì ghi nhận tuần giảm giá thứ 4 liên tiếp

Khép lại phiên giao dịch ngày 21/11, phe mua tiếp tục chiếm ưu thế trên thị trường nông sản. Trái ngược với diễn biến suy yếu trong 5 phiên trước đó, lúa mì đã quay trở lại hồi phục và dẫn đầu đà tăng của cả nhóm nông sản khi nhảy vọt tới 2,15%. Bên cạnh lực mua kỹ thuật, căng thẳng leo thang ở khu vực Biển Đen cũng là yếu tố hỗ trợ giá lúa mì.

Ukraine cho biết, quân đội Nga mới đây đã thực hiện một cuộc tấn công bằng tên lửa nhằm vào khu vực Odessa ở phía nam nước này. Tuy không gây ra thiệt hại về người cũng như ngũ cốc, nhưng điều này một lần nữa dấy lên lo ngại về khả năng xuất khẩu nông sản của Ukraine khi cuộc xung đột ở nước này chưa có dấu hiệu hạ nhiệt. Đây chính là động lực thúc đẩy giá lúa mì lấy lại sắc xanh trong phiên vừa rồi.

Trong khi đó, triển vọng mùa vụ của Brazil vẫn đang là yếu tố quyết định lớn nhất đến diễn biến giá đậu tương. Tình trạng tại Mato Grosso được cho là đáng lo ngại nhất khi mà nhu cầu trồng lại đậu tương ngày càng gia tăng, trong khi một số nông dân đã lựa chọn phá bỏ một phần diện tích bị hư hại và tiến thẳng đến việc trồng ngô vụ 2 vào đầu năm sau. Còn tại Parana, mưa lớn đã gây ra một số vấn đề cho quá trình phát triển ban đầu của cây trồng khiến chất lượng mùa vụ sụt giảm. Mối lo ngại về năng suất và sản lượng bị sụt giảm của Brazil đã giúp giá duy trì sắc xanh trong suốt phiên vừa rồi.

Đối với khô đậu, giá rung lắc mạnh nhưng chỉ đóng cửa phiên với mức thay đổi nhẹ. Vụ thu hoạch đậu tương của Mỹ đã hoàn thành trong tuần trước nên mối quan tâm của thị trường đã chuyển sang tình hình bán hàng của nước này. Do vậy, việc vắng bóng các đơn hàng mới sau khi ghi nhận khối lượng xuất khẩu kỷ lục vào tuần trước đang phần nào hạn chế đà tăng của đậu tương, đồng thời giúp lý giải cho diễn biến giá của khô đậu.

Giá ngô tiếp tục diễn biến giằng co trong phiên hôm qua và đóng cửa với mức tăng nhẹ 0,32%. Ở Argentina, các nhà sản xuất dự kiến sẽ trì hoãn việc bán hàng để chờ đợi chính phủ của tổng thống mới đắc cử Javier Milei ban hành các chính sách “thân thiện” đối với ngành nông nghiệp của nước này, vốn đã gặp nhiều khó khăn do các loại thuế. Việc triển vọng thời tiết ở Brazil đón nhận những tín hiệu kém khả quan, trong khi nguồn cung từ Argentina bị gián đoạn, đã góp phần hỗ trợ giá ngô.

Theo hanghoa247.vn

Chuyên trang kinh tế Việt Nam của Báo Công Thương

Cơ quan ngôn luận của Bộ Công Thương

Tổng biên tập: Nguyễn Văn Minh

Phó tổng biên tập: Nguyễn Tiến Cường

® Giấy phép hoạt động Chuyên trang của Báo điện tử số 18/GP-CBC do Cục Báo chí - Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 9/8/2023

Tòa soạn: Tầng 10-11, Tòa nhà Bộ Công Thương, số 655 Phạm Văn Đồng, Bắc Từ Liêm, Hà Nội.

Hotline: 0866.59.4498

Tel: 024.936.6400 - Fax: 024.936.6402

Email: [email protected]

Bản quyền thuộc về Báo Công Thương. Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản.

Đường dẫn bài viết: https://kinhte.congthuong.vn/lua-mi-tang-vot-cham-dut-chuoi-5-phien-suy-yeu-lien-tiep-287194.html