Yếu tố địa chính trị và nhu cầu hạ nhiệt, giá dầu giảm hơn 3%

09:58 | 31/10/2023 In bài biết
Kết thúc ngày giao dịch 30/10, giá dầu hạ hơn 3% do hành động quân sự của Israel tại Gaza thận trọng hơn.
Giá dầu thế giới chịu sức ép do lo ngại về xung đột ở Trung Đông Tâm lý thận trọng bao trùm thị trường dầu trước thềm cuộc họp của Fed Giá xăng dầu hôm nay ngày 31/10/2023: Giá dầu Brent giảm sốc

Giá dầu hạ hơn 3% do hành động quân sự của Israel tại Gaza thận trọng hơn làm giảm mối lo ngại rằng cuộc xung đột có thể lan rộng ở Trung Đông, đe dọa nguồn cung dầu từ khu vực.

Cụ thể, giá dầu WTI gần như xóa sạch mức tăng của phiên hôm trước khi giảm 3,78% xuống 82,31 USD/thùng, mức thấp nhất trong gần 3 tuần. Giá dầu Brent giảm 3,35% xuống 87,45 USD/thùng.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Lực bán tháo gia tăng mạnh mẽ từ đầu phiên khi các chuyên gia quân sự cho biết lực lượng Israel đang di chuyển chậm trong cuộc tấn công trên bộ ở Gaza, nhằm để ngỏ khả năng đàm phán với nhóm phiến quân Hamas về việc thả tự do cho hơn 200 con tin. Căng căng thẳng địa chính trị tạm thời lắng xuống đã gây sức ép lên giá dầu.

Yếu tố địa chính trị và nhu cầu hạ nhiệt, giá dầu giảm hơn 3%

Về yếu tố nhu cầu, S&P Global Commodity Insights dự báo thông lượng dầu thô của Trung Quốc có thể sẽ giảm trong tháng 10, so với mức cao kỷ lục 15,54 triệu thùng/ngày trong tháng 9. Nguyên nhân là do các nhà máy lọc dầu giảm công suất hoạt động, bên cạnh hạn ngạch nhập khẩu hạn chế.

Trong khi đó, công suất trung bình của 50 nhà máy lọc dầu thuộc sở hữu của các tập đoàn nhà nước trong tháng 10 được S&P Global theo dõi đã giảm xuống mức thấp nhất trong 4 tháng với 83%, tương đương 8,84 triệu thùng dầu/ngày. Điều này có thể làm giảm nhu cầu tiêu thụ tại quốc gia nhập khẩu dầu thô lớn nhất thế giới, gây áp lực lên giá dầu.

Nhu cầu tại khu vực châu Á cũng đang có dấu hiệu suy yếu dần khi Saudi Arabia dự kiến sẽ giữ nguyên giá xuất khẩu dầu thô Arab nhẹ trong tháng 12 lần đầu tiên sau 6 tháng liên tục tăng, theo khảo sát của Bloomberg. Điều này xuất phát từ việc lợi nhuận của các nhà máy lọc dầu suy yếu trên toàn khu vực, làm giảm nhu cầu đối với hàng hóa vật chất.

Bên cạnh đó, Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) có trụ sở tại Paris cho biết nhu cầu dầu của Đức dự kiến sẽ giảm khoảng 90.000 thùng/ngày trong năm 2023, được thúc đẩy chủ yếu bởi sự sụt giảm mạnh về nhu cầu dầu diesel và naphtha. Nhu cầu tiêu thụ tại nền kinh tế lớn nhất châu Âu suy yếu cũng sẽ là lực cản đối với đà tăng của giá dầu.

Theo hanghoa247.vn

Chuyên trang kinh tế Việt Nam của Báo Công Thương

Cơ quan ngôn luận của Bộ Công Thương

Tổng biên tập: Nguyễn Văn Minh

Phó tổng biên tập: Nguyễn Tiến Cường

® Giấy phép hoạt động Chuyên trang của Báo điện tử số 18/GP-CBC do Cục Báo chí - Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 9/8/2023

Tòa soạn: Tầng 10-11, Tòa nhà Bộ Công Thương, số 655 Phạm Văn Đồng, Bắc Từ Liêm, Hà Nội.

Hotline: 0866.59.4498

Tel: 024.936.6400 - Fax: 024.936.6402

Email: [email protected]

Bản quyền thuộc về Báo Công Thương. Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản.

Đường dẫn bài viết: https://kinhte.congthuong.vn/yeu-to-dia-chinh-tri-va-nhu-cau-ha-nhiet-gia-dau-giam-hon-3-282243.html