Cụ thể, 9 tháng đầu năm, nước ta đã nhập 8.031.214 m3 xăng dầu, tương đương với hơn 6,6 tỷ USD. Như vậy, việc nhập khẩu xăng dầu của nước ta đã tăng 23,1% về khối lượng nhưng giảm 2,4% về giá so với cùng kỳ năm 2022.
Riêng tháng 9, Việt Nam nhập khẩu hơn 826.319 m3 xăng dầu tương ứng 783 triệu USD; tháng 9 cũng ghi nhận lượng xăng dầu nhập khẩu giảm 24,7% và 21% về giá trị so với tháng 8.
![]() |
Khối lượng nhập khẩu xăng dầu 9 tháng đầu năm tăng cao so với cùng kỳ năm ngoái. Ảnh minh họa |
Trong đó, 3 quốc gia là nhà cung cấp xăng dầu chính cho Việt Nam lần lượt là Hàn Quốc, Singapore và Malaysia; chiếm hơn 81% tổng lượng nhập khẩu xăng dầu của Việt Nam.
Lượng hàng mua từ Hàn Quốc chiếm 41,1% tổng lượng nhập khẩu xăng dầu của Việt Nam trong 9 tháng năm 2023. Bình quân giá xăng dầu nhập khẩu từ Hàn Quốc đạt 818 USD/m3, giảm 23,7% so với cùng kỳ năm 2022.
Tiếp theo là Singapore, trong 9 tháng, Việt Nam đã nhập khẩu 1,8 triệu m3 xăng dầu từ quốc gia Đông Nam Á này, tương ứng hơn 1,5 tỷ USD, tăng 91,6% về lượng và tăng 57% về giá trị so với cùng kỳ năm 2022. Đây là mức tăng cao nhất trong các thị trường. Lượng hàng mua từ Singapore chiếm 22,7% tổng lượng nhập khẩu xăng dầu của Việt Nam trong 9 tháng năm 2023.
Đứng thứ 3 trong cơ cấu nhập khẩu xăng dầu các loại của Việt Nam là Malaysia, khi số liệu nhập khẩu đạt 1,4 triệu m3, trị giá 1,1 tỷ USD, tăng 47,6% về lượng và 29% về kim ngạch so với cùng kỳ năm trước. Malaysia chiếm 17,5% cơ cấu các thị trường nhập khẩu xăng dầu của Việt Nam trong 9 tháng đầu năm.
Tại cuộc họp điều hành giá hôm 11/10, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái giao Bộ Công Thương có giải pháp bảo đảm nguồn cung xăng dầu và sẵn sàng kịch bản ứng phó về giá khi thị trường biến động. Nguyên nhân vì Nga và Ả Rập Xê Út giảm nguồn cung, dự trữ xăng dầu của một số nước lớn sụt giảm có thể làm giá xăng dầu thế giới đảo chiều, tăng vào những tháng cuối năm.