Giá dầu thế giới chiều ngày 13/10: Dầu thế giới tiếp tục đà tăng ấn tượng

16:05 | 13/10/2023 In bài biết
Vào phiên giao dịch chiều nay, ngày 13/10 (theo giờ Việt Nam), giá dầu thế giới tiếp tục đà tăng ấn tượng. Giá dầu thô dao động trên 80 USD/thùng.
Giá dầu thế giới chiều ngày 9/10: Dầu thế giới tăng mạnh khi khu vực Trung Đông đang căng thẳng chính trị Giá dầu thế giới chiều ngày 10/10: Thị trường có xu hướng giảm và dự báo giá xăng dầu trong nước Giá dầu thế giới chiều ngày 12/10 phục hồi, tăng trở lại

Lúc 15h15, cập nhật trên Oilprice, giá dầu thế giới tiếp tục đà tăng. Cụ thể, giá dầu WTI giao dịch ở mốc 84,91 USD/thùng, tăng 2,41% (tương đương tăng 2,00 USD). Trong khi đó, giá dầu Brent giao dịch ở mốc 87,98 USD/thùng, tăng 2,3% (tương đương tăng 1,98 USD).

Theo MVX (đơn vị duy nhất ở Việt Nam kết nối trực tiếp với các sàn giao dịch xăng dầu thế giới 24/7), ngay sau báo cáo của OPEC (Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ), giá dầu đã đảo chiều giảm. Tuy nhiên, giá dầu đã tăng trở lại khi báo cáo lạm phát được công bố.

Trong cùng ngày, OPEC giữ nguyên dự báo về nhu cầu dầu sẽ tăng 2,25 triệu thùng/ngày trong năm 2024. Trong khi đó, IEA (Cơ quan Năng lượng Quốc tế) hạ dự báo tăng trưởng nhu cầu dầu vào năm 2024 từ 1 triệu thùng/ngày xuống còn 880.000 thùng/ngày trong dự báo tháng trước đó.

Giá dầu thế giới chiều ngày 13/10 tiếp tục đà tăng ấn tượng. Ảnh minh họa
Giá dầu thế giới chiều ngày 13/10 tiếp tục đà tăng ấn tượng. Ảnh minh họa

Sự trái ngược trong dự báo của OPEC và IEA đã khiến thị trường trở nên thận trọng hơn và chưa xác nhận được xu hướng rõ ràng trong thời điểm hiện tại. Kéo theo đó, giá dầu vẫn trong biên độ tích lũy đi ngang sau các dự báo của tổ chức cũng như báo cáo lạm phát của Mỹ. Nếu như OPEC vẫn giữ kỳ vọng về sự tăng trưởng mạnh mẽ do nhu cầu dầu của Trung Quốc thì IEA dự đoán nhu cầu sẽ sụt giảm trong năm 2024.

Giá dầu sụt giảm gần đây phản ánh nhu cầu thấp hơn, phần nào do điều kiện kinh tế kém khả quan tại Trung Quốc, Ấn Độ và Brazil.

IEA cũng lưu ý rằng điều duy nhất khiến thị trường dầu mỏ rơi vào tình trạng thâm hụt lúc này là việc cắt giảm tự nguyện của OPEC+. Và nếu OPEC+ không thực hiện cắt giảm sẽ ảnh hưởng đến mức độ thặng dư trong dữ liệu cán cân thương mại tháng 1 năm sau.

Về phía Trung Quốc, nhập khẩu dầu trong tháng 9 của nước này đã giảm 13,4% so với tháng trước, theo dữ liệu từ Tổng cục Hải quan Trung Quốc công bố vào ngày 13/10. Cụ thể, Trung Quốc đã nhập khẩu 45,74 triệu tấn dầu trong tháng 9, thấp hơn 13,4% so với mức 52,80 triệu tấn trong tháng 8. Tính trong 9 tháng đầu năm 2023, nhập khẩu dầu của Trung Quốc đạt 424,27 triệu tấn, tăng 14,6% so với mức 370,36 triệu tấn trong cùng kỳ năm ngoái.

Thanh Thanh

Chuyên trang kinh tế Việt Nam của Báo Công Thương

Cơ quan ngôn luận của Bộ Công Thương

Tổng biên tập: Nguyễn Văn Minh

Phó tổng biên tập: Nguyễn Tiến Cường

® Giấy phép hoạt động Chuyên trang của Báo điện tử số 18/GP-CBC do Cục Báo chí - Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 9/8/2023

Tòa soạn: Tầng 10-11, Tòa nhà Bộ Công Thương, số 655 Phạm Văn Đồng, Bắc Từ Liêm, Hà Nội.

Hotline: 0866.59.4498

Tel: 024.936.6400 - Fax: 024.936.6402

Email: [email protected]

Bản quyền thuộc về Báo Công Thương. Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản.

Đường dẫn bài viết: https://kinhte.congthuong.vn/gia-dau-the-gioi-chieu-ngay-1310-dau-the-gioi-tiep-tuc-da-tang-an-tuong-278500.html