Người dân Việt Nam có thể chiêm ngưỡng mưa sao băng Draconids vào tối nay

18:58 | 07/10/2023 In bài biết
Tối nay, ngày 7/10, tại Việt Nam có thể dễ dàng quan sát hiện tượng mưa sao băng Draconids, Hội Thiên văn học Việt Nam - VACA cho hay.
Đêm nay sẽ có mưa sao băng lớn nhất trong năm Từ Việt Nam có thể quan sát mưa sao băng Orionids vào rạng sáng 21/10 Chiêm ngưỡng siêu trăng cuối cùng của năm 2023

Mưa sao băng Draconids là một trận mưa sao băng nhỏ với mật độ cực điểm tối đa chỉ đạt 10 sao băng mỗi giờ ngay cả khi thời tiết lý tưởng. Khu vực trung tâm của nó là chòm sao Draco - khá dễ để nhận ra. Vì vậy, bạn cần chú ý quan sát thì mới có thể nhìn thấy.

Từ 18h30, khi trời đã đủ tối đến trước nửa đêm, hãy nhìn về bầu trời Bắc, bạn sẽ không khó để tìm thấy những ngôi sao sắp xếp thành hình dạng nếu trời đủ trong không mây, ít ô nhiễm.

Draco có hình ảnh một con rồng lượn quanh hai chòm sao Ursa Major (Gấu Lớn) và Ursa Minor (Gấu Nhỏ) với cái đầu là một hình tứ giác tạo thành từ 4 sao khá dễ nhận biết. Bạn cũng có thể tìm thấy hình tứ giác này bằng cách lấy mốc từ sao Vega (sao sáng nhất của chòm sao Lyra) - ngôi sao sáng nhất trong khu vực bầu trời đó.

Mưa sao băng Draconids. Ảnh theskylive
Mưa sao băng Draconids. Ảnh theskylive

Hiện tượng này có thể được quan sát tại bất cứ nơi nào, miễn là nơi quan sát không có mây và góc nhìn về phía Bắc không bị cản trở, đồng thời không khí không quá ô nhiễm. Bạn không cần bất cứ dụng cụ gì để quan sát hiện tượng này, đơn giản là nhìn bằng mắt thường.

Hội Thiên văn học Việt Nam cũng lưu ý, hãy chọn nơi quan sát nào có góc nhìn đủ rộng và không để ánh sáng mạnh như đèn đường, đèn trên các nhà cao tầng chiếu thẳng vào mắt để có thể chiêm ngưỡng hiện tượng thú vị này. Nếu không, bạn có thể đợi tới gần cuối tháng để theo dõi mưa sao băng tiếp theo với tên gọi Orionids, VACA cho hay.

Mưa sao băng (tên tiếng Anh là meteor shower) là hiện tượng số lượng lớn sao băng xuất hiện đồng thời hoặc nối tiếp nhau từ chung một điểm xuất phát trên bầu trời.. Hầu hết, mỗi ngôi sao băng sẽ có kích thước rất nhỏ nên sẽ bị tan rã ngay trên đường di chuyển trước khi chạm và bề mặt Trái Đất hoăc “chúng chỉ vô tình đi ngang qua bầu khí quyển” nên những thiên thạch nhỏ này không làm ảnh hưởng gì tới lớp vỏ Trái Đất.

Mưa sao băng không phải là nhiều ‘ngôi sao rơi’ cùng một lúc mà là nhiều ngôi sao băng xuất hiện trong cùng một khoảng thời gian ngắn. Mật độ sao băng trong những trận mưa sao băng khoảng 100 sao/giờ, có những trận mưa sao băng lớn hơn có thể lên tới 1000 sao/giờ

Thanh Thúy

Chuyên trang kinh tế Việt Nam của Báo Công Thương

Cơ quan ngôn luận của Bộ Công Thương

Tổng biên tập: Nguyễn Văn Minh

Phó tổng biên tập: Nguyễn Tiến Cường

® Giấy phép hoạt động Chuyên trang của Báo điện tử số 18/GP-CBC do Cục Báo chí - Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 9/8/2023

Tòa soạn: Tầng 10-11, Tòa nhà Bộ Công Thương, số 655 Phạm Văn Đồng, Bắc Từ Liêm, Hà Nội.

Hotline: 0866.59.4498

Tel: 024.936.6400 - Fax: 024.936.6402

Email: [email protected]

Bản quyền thuộc về Báo Công Thương. Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản.

Đường dẫn bài viết: https://kinhte.congthuong.vn/nguoi-dan-viet-nam-co-the-chiem-nguong-mua-sao-bang-draconids-vao-toi-nay-277180.html