Di sản nào của Việt Nam vừa được gửi hồ sơ tới UNESCO?

11:32 | 02/10/2023 In bài biết
Di sản Yên Tử - Vĩnh Nghiêm - Côn Sơn, Kiếp Bạc tại Việt Nam vừa được Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chấp thuận và gửi hồ sơ tới UNESCO.
Tôn vinh các đóng góp bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể “Nghệ thuật làm gốm của người Chăm” Hoàn thiện Hồ sơ đề cử “Vịnh Hạ Long - Quần đảo Cát Bà” ghi danh Di sản thế giới Lập hồ sơ các di sản văn hóa phi vật thể tiêu biểu trình UNESCO

Mới đây,, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà đã chấp thuận và đồng ý ký Hồ sơ đề cử "Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử - Vĩnh Nghiêm - Côn Sơn, Kiếp Bạc" (toạ lạc tại các tỉnh Quảng Ninh, Bắc Giang và Hải Dương) gửi tới Tổ chức Khoa học, Giáo dục và Văn hóa của Liên hiệp quốc (UNESCO) với mục đích đề nghị công nhận và thêm vào Danh mục Di sản thế giới.

Theo đó, Phó Thủ tướng đã giao Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cùng các cơ quan liên quan để thực hiện các thủ tục cần thiết và đảm bảo tuân theo quy định của Công ước Di sản thế giới năm 1972 và pháp luật về di sản văn hóa.

Di sản nào của Việt Nam vừa được gửi hồ sơ tới UNESCO?
Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử - Vĩnh Nghiêm - Côn Sơn, Kiếp Bạc. Ảnh: ST

Di tích "Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử - Vĩnh Nghiêm - Côn Sơn, Kiếp Bạc" là di tích đầu tiên trên lãnh thổ Việt Nam đã được đề xuất cho việc công nhận bởi UNESCO. Hồ sơ đề cử này tuân theo nhiều tiêu chí quan trọng theo Công ước 1972 như "Nổi bật toàn cầu", "Tính toàn vẹn" và "Tính xác thực"

Tính đến thời điểm hiện nay, ba tỉnh Quảng Ninh, Hải Dương và Bắc Giang đã cùng nhau thực hiện công việc nghiên cứu, chứng minh và viết hồ sơ đề cử này với tốc độ nhanh chóng, quyết liệt và hiệu quả.

Theo kế hoạch, hồ sơ đề cử "Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử - Vĩnh Nghiêm - Côn Sơn, Kiếp Bạc" sẽ được trình lên UNESCO trước ngày 30/9/2023. Hồ sơ chính thức sẽ được trình lên UNESCO Paris trước ngày 31/12 trong năm nay.

Đây được coi là dấu mốc đánh dấu một bước quan trọng trong việc bảo tồn và vinh danh di sản vùng của Việt Nam và hứa hẹn mang lại nhiều cơ hội phát triển về du lịch và văn hóa cho khu vực này trong tương lai.

Công ước 1972: Hay còn được biết tới là Công ước về việc bảo vệ di sản văn hoá và tự nhiên của thế giới được thông qua ngày 16/11/1972 tại Thủ đô Paris (Pháp). Theo đó, Việt Nam đã tham gia và trở thành quốc gia thành viên của Công ước này vào năm 1987.

Theo Công ước này, Di sản tự nhiên là các di tích tự nhiên được tạo thành bởi những cấu trúc hình thể và sinh vật học hoặc bởi các nhóm cấu trúc như vậy, có một giá trị đặc biệt về phương diện thẩm mỹ hoặc khoa học.

Các cấu trúc địa chất học và địa lý tự nhiên và các khu vực có ranh giới đã được xác định là nơi cư trú của các giống động vật và thực vật có nguy cơ bị tiêu diệt, có giá trị quốc tế đặc biệt về phương diện khoa học bảo tồn.

Các cảnh vật tự nhiên hoặc các khu vực tự nhiên có ranh giới đã được xác định cụ thể, có giá trị quốc tế đặc biệt về phương diện khoa học, bảo tồn hoặc vẻ đẹp thiên nhiên.

Mai Lê

Chuyên trang kinh tế Việt Nam của Báo Công Thương

Cơ quan ngôn luận của Bộ Công Thương

Tổng biên tập: Nguyễn Văn Minh

Phó tổng biên tập: Nguyễn Tiến Cường

® Giấy phép hoạt động Chuyên trang của Báo điện tử số 18/GP-CBC do Cục Báo chí - Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 9/8/2023

Tòa soạn: Tầng 10-11, Tòa nhà Bộ Công Thương, số 655 Phạm Văn Đồng, Bắc Từ Liêm, Hà Nội.

Hotline: 0866.59.4498

Tel: 024.936.6400 - Fax: 024.936.6402

Email: [email protected]

Bản quyền thuộc về Báo Công Thương. Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản.

Đường dẫn bài viết: https://kinhte.congthuong.vn/di-san-nao-cua-viet-nam-vua-duoc-gui-ho-so-toi-unesco-275876.html