Chống "giặc lửa" quan trọng nhất vẫn là ý thức con người

11:46 | 17/09/2023 In bài biết
Sau nhiều vụ cháy nổ nghiêm trọng gần đây, nhiều khu chung cư bỗng ban hành lệnh cấm sạc xe điện trong hầm để xe và coi đây như một “giải pháp” phòng cháy.
Xây dựng TCVN, QCVN về trạm sạc và xe điện: Cần trách nhiệm của nhiều Bộ, ngành Cảnh sát khuyến cáo việc sạc xe điện ở chung cư

Dắt chiếc xe điện xuống hầm gửi xe ở một “chung cư mini” Mỹ Đình, đập vào mắt anh Vũ là chiếc biển “Cấm sạc xe điện ở đây” còn nguyên mùi vật liệu.

Ngỡ ngàng vì quá bất ngờ, anh Vũ cất tiếng hỏi nhân viên bảo vệ thì được biết, ông chủ chung cư nơi anh và gia đình ở mới cho làm vậy.

“Nhà tôi có 3 chiếc xe điện, giờ cấm thì sạc thế nào?”, anh Vũ cự nự với ông bảo vệ.

“Tự phải lo thôi”, người bảo vệ đáp gọn lỏn.

Không phải chi riêng gia đình anh Vũ mà còn nhiều người khác sử dụng xe điện ở các khu chung cư cũng phải chịu cảnh như anh, giờ loay hoay tìm chỗ sạc xe điện để kịp công việc. Nhưng biết tìm chỗ sạc ra sao?

Dòng dây xuống ư? Hay “bê” cả xe vào thang máy lên nhà để xạc?

Không có câu trả lời.

Một thống kê ở Mỹ mới đây cho thấy, tỷ lệ các vụ cháy nổ liên quan đến phương tiện giao thông chạy bằng động cơ xăng vẫn cao hơn hẳn phương tiện chạy bằng động cơ điện dường như gợi cho thấy, xe điện hay xe xăng, việc cháy nổ vẫn phụ thuộc phần lớn yếu tố con người.

Chống
Hệ thống sạc điện cho xe cần được thiết kể bảo đảm an toàn. Ảnh minh hoạ

Bởi xu thế tiêu dùng ngày nay xe điện 2 bánh và 4 bánh sẽ dần phát triển, việc cấm sạc xe điện ở chỗ này hay chỗ khác rõ ràng mang tính cực đoan, đi ngược lại xu thế tiêu dùng.

Mà rồi cũng không thể đeo mãi tâm lý “con chim sợ cành cây cong” sau mỗi vụ hoả hoạn để cho rằng, cháy nổ là do sạc xe điện để đưa ra việc cấm sạc ở hầm để xe.

Yếu tố con người ở đây thể hiện trong kiến trúc, bố trí, sắp đặt riêng khu sạc xe điện, hệ thống xạc điện cách ly hẳn với khu xe chạy xăng đã có thể giảm thiểu đáng kể nguy cơ cháy nổ.

Yếu tố con người cũng còn thể hiện việc chủ động coi sóc, để tâm việc sạc điện cho xe.

Theo các chuyên gia tựu chung lại có ba yếu tố bảo đảm an toàn trong sử dụng xe điện để không gây thiệt hại cho mình và cho người khác

Thứ nhất, hệ thống lưới điện và sạc cho xe phải bảo đảm kỹ thuật, đủ tải. Thứ hai, xe phải đúng tiêu chuẩn kỹ thuật của nhà sản xuất không được “độ, chế”. Thứ 3, dù xe máy xăng hay điện thì đều phải được bảo dưỡng định kỳ vì có như vậy mới đánh giá được mức độ an toàn của các bộ phận và chiếc xe nói chung.

Nói nôm na, con người giờ không thể “lười” cả trong tư duy lẫn hành động.

Trong thời buổi ngày nay khi phương tiện giao thông với các bộ phận nhạy cảm như hệ thống điện, pin đã chuyển sang sử dụng nhiều loại vật liệu mà các phương tiện dập lửa truyền thống như bình bọt, nước có thể không còn phát huy được tác dụng.

Bởi vậy trong phòng cháy chữa cháy cũng cần được tính đến yếu tố này để việc phát huy yếu tố "4 tại chỗ" trong phòng cháy, chữa cháy đạt hiệu quả thực chất.

Ngẫm đi, ngẫm lại, phòng ngừa việc “bà hoả” hỏi thăm hay không vẫn là do yếu tố con người, chứ chẳng thể đổ thừa do sạc pin được.

Quang Lộc

Chuyên trang kinh tế Việt Nam của Báo Công Thương

Cơ quan ngôn luận của Bộ Công Thương

Tổng biên tập: Nguyễn Văn Minh

Phó tổng biên tập: Nguyễn Tiến Cường

® Giấy phép hoạt động Chuyên trang của Báo điện tử số 18/GP-CBC do Cục Báo chí - Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 9/8/2023

Tòa soạn: Tầng 10-11, Tòa nhà Bộ Công Thương, số 655 Phạm Văn Đồng, Bắc Từ Liêm, Hà Nội.

Hotline: 0866.59.4498

Tel: 024.936.6400 - Fax: 024.936.6402

Email: [email protected]

Bản quyền thuộc về Báo Công Thương. Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản.

Đường dẫn bài viết: https://kinhte.congthuong.vn/chong-giac-lua-quan-trong-nhat-van-la-y-thuc-con-nguoi-272748.html